- TP.HCM dẫn đầu về lao động nước ngoài với con số ước tính khoảng trên 50.000 người, nhưng hiện cơ quan công an chỉ mới cấp thẻ tạm trú cho trên 10.000 người.
Theo thống kê mới nhất của Bộ LĐ-TB&XH, có hơn 75.000 lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt
Lao động nước ngoài ở Lâm Đồng. (Ảnh:Đức Tài) |
Tỉnh Quảng Ninh có trên 4.700 người nước ngoài làm việc tại 90 doanh nghiệp, trong đó có 38 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; tỉnh Tây Ninh có 866 lao động nước ngoài đang làm việc.
TP. Hải Phòng có 3.500 người (trong đó có 3.000 người nước ngoài thuộc đối tượng phải cấp giấy phép lao động và chủ yếu ở các nhà thầu xây dựng); tỉnh Lâm Đồng có 900 người nước ngoài.
Cũng theo Bộ LĐ-TB&XH, qua khảo sát và kiểm tra tại các địa phương, hầu hết các tỉnh, thành phố đều có lao động nước ngoài làm việc nhưng không nắm được tình hình, bởi những số liệu trên chủ yếu do các doanh nghiệp, tổ chức báo cáo, còn những đối tượng nhập cảnh trái phép vào làm việc thì các địa phương không nắm rõ.
Hiện tổng số lao động nước ngoài được cấp phép tính đến thời điểm này chỉ chiếm khoảng 37,9%, trong đó: TP HCM (29,3%), Hà Nội (39,1%), Quảng Ninh (10,3%), Tây Ninh (72,1%), TP Hải Phòng (57,7%), Lâm Đồng (18,7%)…
Ông Nguyễn Văn Tiến, Chánh thanh tra Bộ LĐTB- XH thừa nhận: “Tỉ lệ lao động nước ngoài làm việc không phép tại VN chiếm tỷ lệ cao. Thông thường, lao động người nước ngoài làm việc được 3 tháng mới xin giấy phép, có những lao động gần kết thúc hợp đồng mới xin phép. Trong khi đó, quy định của Nghị định 34 ghi rõ: thời gian xin giấy phép là 20 ngày”.
Theo ông Tiến, với những trường hợp lao động nước ngoài làm việc không phép, thanh tra Bộ chỉ có chức năng xử phạt hành chính và kiến nghị chủ sử dụng lao động xin cấp giấy phép cho người lao động trong vòng 60 ngày và báo cáo về cơ quan quản lý lao động.
-
Cao Minh - Vũ Điệp