- Theo Sở Ngoại vụ Quảng Ngãi, hiện tỉnh này còn 15 tàu cá, 46 ngư dân đang bị nước ngoài giam giữ. Đặc biệt có một ngư dân đang bị giam 4 năm nay.
Hơn 1 tháng qua, bà Bùi Thị Mái luôn ôm tấm ảnh chụp hình chiếc tàu cá của 3 con trai mình như người mất trí Ảnh: Khải Minh
Trong số 15 tàu cá đang bị nước ngoài giam giữ có 7 tàu (15 ngư dân) bị giam tại Indonesia, số còn lại bị giam ở Philippines.
Thông tin này được trích từ báo cáo của Sở Ngoại Vụ tỉnh Quảng Ngãi ban hành vào tháng 5/2009. Tuy nhiên, số liệu chỉ cập nhật đến hết quý 1/2009. Nếu tính đến tháng 4 và 5/2009, số ngư dân bị giam giữ ở 2 nước trên (ngoài ra còn có
Đơn cử một xã như Bình Châu (huyện Bình Sơn), trong tháng 4 và 5 vừa qua có 3 chiếc tàu bị bắt giữ, gồm tàu của các ông Bùi Cam, Nguyễn Quýt (đều bị giam tại Malaysia), Nguyễn Tiến (bị giam tại Philippines). Cùng bị giam giữ với 3 chiếc tàu này là 36 ngư dân.
Nguyên nhân các tàu bị bắt giam là do mê mải luồng cá nên đưa tàu qua hải phận nước ngoài, do đi tránh bão, do cần sửa chữa tàu thuyền, máy móc, và do thiếu kiến thức về lãnh hải.
Những ngư dân này đều còn sống, thỉnh thoảng được phép liên lạc về nhà. Nhìn chung chịu cảnh giam cầm cực nhọc, ăn uống bữa đói bữa no. Tuy nhiên tình cảnh người thân của họ còn thê thảm hơn.
Tại Bình Châu có bà Bùi Thị Mái (sinh năm 1957) vừa sắm một chiếc tàu cá 700 triệu đồng (chủ yếu từ vốn vay) mới đi chuyến biển đầu tiên thì bị Philippines bắt giữ tại đảo Patanest, cùng bị bắt với chiếc tàu còn có 3 con trai và 1 đứa cháu của bà.
Các con bà Mái điện về cho biết, họ bị bắt ngày 4/4/2009 vì đưa tàu vào đó tránh bão. Nghe tin tàu và các con bà bị bắt, nhiều chủ nợ đến đòi tiền, bà Mái và mấy cô con dâu không biết đường nào xoay sở.
Cạnh nhà bà Mái là bà Nguyễn Thị Phấn (sinh năm 1953). Bà có con trai là Huỳnh Văn Oanh đang bị giam giữ tại Philippines hơn 1 năm qua. Theo Oanh điện về, thì vào ngày 16/5/2008, Oanh cho tàu vào một làng của
Dù đưa được tàu về nhà nhưng do không có chủ tàu (Oanh), cũng như tâm trạng bất an nên chuyện đi biển bị tê liệt từ đó đến giờ. Đến tháng 5/2009, sợ tàu hư, bà Phấn đã kêu bán tàu với giá 140 triệu đồng, trong khi để sắm nó phải mất 670 triệu đồng. Gia đình bà Phấn cũng nợ nần chồng chất.
Cũng theo báo cáo nói trên, tính từ 2005 đến quý I/2009, tổng số tàu thuyền và ngư dân Quảng Ngãi bị nước ngoài bắt là 74 chiếc, 714 ngư dân, trong đó 33 chiếc với 373 ngư dân là bị Trung Quốc bắt.
Khi bị Trung Quốc bắt, người thân ngư dân phải nộp tiền chuộc từ 5-7 vạn nhân dân tệ (150-180 triệu đồng) mới đưa được ngư dân về nhà. Ngoài bị bắt ra, Quảng Ngãi cũng có 6 ngư dân bị nước ngoài bắn chết và bị thương (năm 2007).
-
Khải Minh