- Ngày 1/7, Luật BHYT có hiệu lực, hàng triệu người phải đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại y tế cơ sở. Theo ghi nhận của VietNamNet sáng 1/7, các bệnh viện tuyến trên vẫn chưa có dấu hiệu “giảm tải”, còn các trạm y tế cơ sở vẫn rất vắng vẻ.
Như thường lệ, lối vào Bệnh viện Nhi Trung ương từ sáng sớm 1/7 đã tắc nghẽn, các bậc cha mẹ nườm nượp mang con em đến khám, khung cảnh chen chúc trông không khác gì những ngày trước đây khi Luật BHYT chưa có hiệu lực.
Mới 9h sáng, Bệnh viện K và Nhi Trung ương đã chật bệnh nhân chờ khám. Tại Bệnh viện Nhi, người chờ khám nằm tràn lan ngoài hành lang
Trên sảnh của phòng khám, các bệnh nhi và người nhà chờ đợi, đứng ngồi nhấp nhổm mãi vẫn chưa đến lượt.
Tình cảnh tương tự diễn ra ở Bệnh viện K. Tại phòng Nội soi của viện này lúc 9h sáng cùng ngày, người xếp hàng lấy số thứ tự đã chật cứng. Bên ngoài lối đi, bệnh nhân mới tiếp tục đổ vào.
Đây là khung cảnh thường xuyên xuất hiện tại Bệnh viện Bạch Mai. Người khám phải xếp hàng, chờ đợi dài dài mới tới lượt |
Tại Bệnh viện Bạch Mai, cảnh quá tải vẫn "quen thuộc" như mọi ngày. Sáng 1/7, chị Lê Thị Thu Hà (trú tại H3 khu tập thể Thành Công, Hà Nội) đi khám tại đây sau khi có giấy chuyển tuyến đã hi vọng có một ngày “dễ thở”, bởi Luật BHYT mới bắt buộc người dân phải khám tại y tế cơ sở, do đó lượng người bệnh đến các viện Trung ương có lẽ sẽ giảm.
Nhưng khi vừa đến phòng tiếp đón bệnh nhân của Bệnh viện Bạch Mai, chị thất vọng thở dài: “Lại đợi chờ rồi, chẳng khác gì ngày trước”.
Mệt mỏi chờ số thứ tự ... |
Tình cảnh người bệnh chen chúc nhau tại nơi tiếp đón bệnh nhân vẫn diễn ra như bình thường. Từ các lối đi bên ngoài, nhiều người đến muộn mỏi cổ ngóng nhưng có lẽ phải đến chiều mới tới lượt khám.
Y tế cơ sở vắng hoe
Đối lập với tình cảnh này là không khí vắng vẻ tại tuyến y tế cơ sở. Theo ghi nhận ban đầu, lượng người đến khám tại các trạm y tế xã, phường không tăng đột biến.
Tại trạm y tế xã, phường, người dân đến khám rất ít. Nhiều người không hề biết đến quy định mới của Luật BHYT (Ảnh chụp tại trạm y tế phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội, sáng 1/7) |
Tại trạm xá xã Cổ Nhuế (huyện Từ Liêm, Hà Nội) sáng ngày 1/7, không khí vẫn ảm đạm như chưa hề có thông tin nào về việc phân cấp bệnh nhân về tuyến cơ sở.
Phòng trực đón bệnh nhân của trạm chỉ đang tiếp đón một bệnh nhi duy nhất đến tiêm vì sốt. Các y tá, điều dưỡng viên ngồi túm năm tụm ba nói chuyện… chờ bệnh nhân tiếp theo đến.
Tại trạm xá phường Ngọc Lâm (quận Long Biên, Hà Nội), tình hình cũng không khả quan hơn. Điều dưỡng viên Nguyễn Thị Thuỳ Linh, người trực tiếp đón bệnh nhân, vào sổ tên bệnh nhân có bảo hiểm y tế cho biết: “Ngày hôm nay cũng chẳng khác mọi ngày là bao. Bệnh nhân đến kiểm tra cũng lác đác như mọi ngày”.
Một số người đến trạm xá phường hầu như chỉ khám những bệnh nhẹ như cảm cúm, viêm họng, đau bụng…
Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, đại đa số người đến khám bệnh không hề biết đến quy định mới của Luật BHYT.
Chị Nguyễn Thị Huynh, quê ở huyện Vụ Bản, Nam Định đưa chồng lên Bệnh viện Bạch Mai khám nói: “Tôi đâu có biết đến luật hay quy định nào đâu. Cứ có bệnh thì đem lên đây chữa thôi. Vì tôi khám trái tuyến nên dẫu có BHYT vẫn phải thanh toán như dịch vụ”.
Chị Trang đưa con nhỏ 14 tháng tuổi của mình là Lê An Khánh đến khám tại trạm y tế phường Ngọc Lâm cho biết: “Tôi đưa con nhỏ hơi bị sốt ra đây lấy thuốc cho tiện vì nhà ở gần đây. Thông tin khám tuyến trên tuyến dưới tôi không hề biết gì cả”.
Bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ BHYT, Bộ Y tế:
Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, không chỉ của riêng ngành y tế mà cần có sự phối hợp triển khai đồng bộ giữa các cơ quan quản lý liên quan trong việc tổ chức thực hiện cũng như thanh, kiểm tra các vấn đề liên quan đến BHYT và Quỹ BHYT"
(GĐ&XH) |
-
Cẩm Quyên - Thu Lý