3 bệnh nhân tuổi từ 17 - 18
Ngày 8/7, bác sĩ Phan Văn Nghiệm, trưởng phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế TP.HCM cho biết, đã phát hiện 3 học sinh nhiễm cúm A/H1N1. Những học sinh trên nằm trong nhóm 39 học sinh đi du lịch Austraylia về lúc 20h ngày 4/7, trên chuyến bay SQ 186, quá cảnh Singapore.
Cụ thể, 3 trường hợp nhiễm cúm A/H1N1 có hai nam sinh là V.M.T. (sinh năm 1991, ngụ phường 9, quận 10) và N.H.Q.H. (sinh năm 1992, ngụ quận Bình Thạnh). Trường hợp còn lại là nữ sinh tên N.T.H.T., sinh năm 1992, ngụ tại quận Tân Phú. Cả 3 học sinh trên đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM.
Được biết, những học sinh này học tại một trường liên kết với Austraylia tại TP.HCM. Ngay khi đi du lịch về tới cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất, do bị sốt cao nên 3 học sinh nhiễm bệnh đã được máy đo thân nhiệt phát hiện. Ngay sau đó, các em đã được đưa về cách ly, theo dõi tại bệnh viện bằng xe chuyên dụng.
Trên chuyến bay trở về từ Austraylia đó, có tất cả 149 hành khách. Trong đó, có 39 học sinh, 26 sinh viên, còn lại là thương gia và khách du lịch.
Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo, những người bay cùng chuyến bay hoặc tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc cúm cần nghiêm túc thực hiện tự cách ly tại gia. Cụ thể như: ngủ riêng, dùng riêng vật dụng sinh hoạt cá nhân, đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc nơi đông người.
Những học sinh bay cùng 3 bệnh nhân nhiễm cúm phần lớn nằm trong độ tuổi từ 17 đến 18. Vì vậy, nếu trường hợp nào cần phải ra ngoài để đi thi đại học thì cần phải đeo khẩu trang và liên hệ với nơi tổ chức thi để được tư vấn.
Sau khi nhận được thông tin từ Sở Y tế, Sở GD-ĐT TP.HCM đã liên lạc với nhà trường nơi số học sinh trên đang theo học để có những biện pháp giám sát, cách ly, phòng chống bệnh lây lan.
Bác sĩ Nguyễn Tài Dũng, phụ trách y tế học đường (Sở GD-ĐT TP.HCM) cho biết, những học sinh, sinh viên trên chuyến bay từ Úc về đi chung một nhóm. Sức khỏe của những học sinh đã tiếp xúc gần với 3 bệnh nhân mắc cúm chưa có biểu hiện bất thường. Tuy nhiên, các em vẫn phải nghỉ học nếu có tham gia học hè.
Sở GD-ĐT cũng yêu cầu ban giám hiệu nhà trường, nơi các học sinh trên đang theo học phải giám sát chặt những trường hợp này. Nếu thấy có dấu hiệu lây lan, lãnh đạo nhà trường phải báo ngay để có biện pháp xử lý kịp thời.
Đã xuất hiện "chùm bệnh nhân"
Thống kê từ Bộ Y tế, ngày 8/7, Việt Trong số 11 trường hợp dương tính với cúm A/H1N1 ngày 8/7, có 7 ca tại miền Nam, 3 ca tại miền Bắc và 1 ca tại miền Trung. Như vậy, tính đến 17h ngày 8/7, Việt Tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, lượng bệnh nhân tăng nhanh và xuất hiện 2 trường hợp tại Hà Nội có nguy cơ kháng thuốc tamiflu. Do đó, bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện thuộc mạng lưới phòng chống cúm A/H1N1 trong cả nước chuẩn bị thêm các khu cách ly, điều trị bệnh nhân, chuẩn bị đầy đủ vật tư, hoá chất, thuốc, trang thiết bị y tế, nhân lực để đối phó với dịch cúm. Ông Nguyễn Văn Kính, Viện trưởng Viện các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia cảnh báo: “Bệnh nhân cúm A/H1N1 đã xuất hiện thành chùm bệnh nhân. Có những gia đình có 4 người bị, bà nội bị trước rồi sau đó con dâu và 2 cháu bị theo. Hoặc cả 2 bố con cùng bị nhiễm cúm do tiếp xúc rất gần”. Ông Nga, Cục trưởng cục Y tế dự phòng và Môi trường lo ngại: “Các biện pháp khống chế, điều trị dịch cúm A/H1N1 đòi hỏi tập trung rất nhiều nguồn lực (vật chất, con người), do đó hệ thống y tế của chúng ta không còn nhiều nguồn lực để quan tâm đến các đối tượng dễ bị tổn thương khác (người già, trẻ em, phụ nữ có thai) hoặc các trường hợp gặp các vấn đề sức khỏe trong xã hội”. Hiện tại, xét nghiệm phát hiện cúm A/H1N1 vẫn qua 2 nấc: Ở bệnh viện điều trị và Viện vệ sinh dịch tễ, Viện Pastuer TP.HCM. Bộ Y tế đánh giá khả năng “cầm cự” trước đại dịch của Việt Bộ Y tế và Bộ GD-ĐT đang tập trung chăm lo sức khỏe cho các thí sinh dự thi ĐH đợt 2. Đợt thi 1 đã diễn ra an toàn. Từ 1/8, học sinh sinh viên tựu trường, nguy cơ dễ bùng phát dịch bệnh tăng cao nên Bộ GD-ĐT cần có phương án phòng chống dịch thật khẩn trương.
Số người về nước từ vùng dịch vẫn ở mức cao. Công tác giám sát của Việt
Ngành y tế đặc biệt lưu ý người dân về việc tự ý đi làm xét nghiệm cúm A/H1N1. Vấn đề xét nghiệm PCR liên quan đến cúm phải theo chỉ định của bác sĩ và người đi xét nghiệm phải có yếu tố dịch tễ liên quan và triệu chứng lâm sàng. Chi phí cho mỗi lần làm xét nghiệm rất cao (trên 200 USD, bởi vậy, nếu làm xét nghiệm bừa bãi sẽ gây lãng phí và tạo tâm lý chủ quan cho người bệnh. Sở Y tế khuyên người dân không nên quá lo cho bệnh cúm A/H1N1 mà quên đi nhiều bệnh khác cũng có thể gây tử vong. Các triệu chứng như sốt, ho cũng có thể là biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết, viêm não, hoặc các bệnh suy hô hấp. Bên cạnh đó, người dân không cần phải uống thuốc tamiflu để ngừa cúm. Việc uống thuốc ngừa bừa bãi sẽ gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tiêu hóa…Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc sẽ gây kháng thuốc, dẫn đến hậu quả gây khó khăn cho việc điều trị khi mắc bệnh thật. |
-
Thanh Huyền - Cẩm Quyên - Minh Quyên