221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1233801
Điện giật chết người: Không thể đổ cho "lô cốt", mưa ngập
0
Article
null
Điện giật chết người: Không thể đổ cho 'lô cốt', mưa ngập
,

  – Nhiều vụ rò rỉ điện xảy ra chết người, nhưng cho đến nay trách nhiệm của các đơn vị quản lý hầu như chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ chi phí an táng cho gia đình nạn nhân rồi mọi việc đau thương lại chìm vào… quên lãng. 

 

Đề nghị khởi tố Giám đốc Công ty Chiếu sáng công cộng TP.HCM  

 

Ngày 5/9 liên quan đến vụ tai nạn, gây nên cái chết thương tâm của em Cồ Quốc Duy (SN 1996, học sinh lớp 8A3 trường Lý Phong, P.9, Q.5), đại diện gia đình nạn nhân, ông Cồ Lê Huy (SN 1972, chú ruột của Duy, hành nghề luật sư tại Q.10) cho biết, gia đình đã chính thức gửi đơn “Yêu cầu khởi tố vụ án hình sự” đến Viện KSND Q.5 và công an Q.5.

d k
Oan ức vì cái chết oan uổng của con, gia đình học sinh Cồ Quốc Duy đề nghị khởi tố Giam đốc Công ty Chiếu sáng công cộng TP.HCM. Ảnh: Đàm Đệ

 

 

Cũng theo ông Huy, nội dung trong đơn gia đình đã trình bày bức xúc xung quanh cái chết oan uổng của cháu Duy. Trên cơ sở đó, gia đình nạn nhân đã yêu cầu các cơ quan chức năng xem xét 3 nội dung chủ yếu, gồm: Đề nghị khởi tố vụ án hình sự, đề nghị khởi tố bị can đối với ông Trần Trọng Huệ -Giám đốc Công ty Chiếu sáng công cộng (CSCC) TP.HCM về hành vi “Thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. 

 

Đề nghị khởi tố những cán bộ trực tiếp thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng cột đèn chiếu sáng số SCU1 86 (là nhân viên của xí nghiệp chiếu sáng 2, thuộc Công ty CSCC TP.HCM) về hành vi “vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp” và xem xét trách nhiệm của cán bộ trực tổng đài của điện lực Chợ Lớn, vì chậm trễ trong việc ngắt nguồn điện, để xảy ra cái chết thương tâm của cháu Duy. 

 

Ông Huy khẳng định “Đó là đề nghị của gia đình, việc giải quyết như thế nào còn tùy thuộc vào quá trình điều tra, kết luận của cơ quan chức năng. Riêng về phần bồi thường dân sự gia đình chưa yêu cầu xem xét tới, đương nhiên trong khi giải quyết yếu tố hình sự cơ quan chức năng sẽ đề cập tới”. 

 

Điều đặc biệt là xunh quanh cái chết của cháu Duy, theo tìm hiểu của VietNamNet đã có một phần tắc trách của phía Công ty Điện lực Chợ Lớn. Cụ thể, khi xảy ra vụ tai nạn thương tâm tại khu vực ngã tư Trần Hưng Đạo – Nguyễn Biểu (thuộc P.2, Q.5) người dân đã có 2 tin báo đến trực ban tổng đài của Điện lực Chợ Lớn (thông qua gọi điện báo), trong đó có một cuộc gọi của một đại úy công an địa phương khi đến hiện trường; thế nhưng sau đó 16 phút thì đơn vị này mới ngắt nguồn điện. 

 

Nhiều người dân sống và hành nghề buôn bán gần cột đèn SCU1 86 (nơi em Duy bị tai nạn tử vong) đã xác nhận với VietNamNet, nơi này thường xuyên xảy ra các vụ rò rỉ điện, làm nhiều người bị giật. Cụ thể, cách thời điểm em Duy gặp nạn vài ngày, một phụ nữ khi băng qua đường, vịn tay vào cột điện đã bị điện giật… tê người. Cũng cách đó vài ngày, một nhóm nữ sinh cũng bị điện giật tại cột đèn SCU1 86 nhưng may mắn chạy thoát được.

 

Theo bà T.B.N (hành nghề buôn bán tại ngã tư Trần Hưng Đạo – Nguyễn Biểu), tại khu vực này thường xuyên bị ngập úng gây nguy hiểm cho người đi đường là do công trình đào đường “án ngữ” ngay giữa ngã tư. 

 

Được biết, trước đây tại địa bàn TP.HCM cũng đã từng xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm tương tự đã gây chết người. Nhưng sau đó, một số đơn vị quản lý cũng chỉ hỗ trợ gia đình của người bị nạn số tiền chi phí an táng và sau đó vụ việc cũng… chìm xuồng. Không cá nhân, đơn vị nào đứng ra chịu trách nhiệm của vụ việc.  

 

Theo ghi nhận của VietNamNet, sau khi vụ tai nạn thương tâm gây nên cái chết của em Cồ Quốc Duy, nhiều tuyến đường trên địa bàn TP.HCM vẫn còn tình trạng dây điện rơi vãi xuống lòng đường, dễ dàng gây nguy hiểm cho người đi đường, đặc biệt khi mưa xảy ra.  

 

Một cán bộ công tác tại Trường Đại học KHXH& NV TP.HCM cho biết, trong 2 tuần liên tiếp gần đây, tôi thấy một sợi dây điện rơi xuống ngay góc đường Lê Duẩn – Đinh Tiên Hoàng, nhưng chưa thấy cơ quan quản lý nào xuống để khắc phục. Vì sợ nguy hiểm nên một số người dân đã “dũng cảm” kéo sợi dây điện gắn vào con lươn giữa đường, để tránh chạm vào người đi đường”.

 

“Cần xử lý nghiêm để có tiền lệ về sau” 

 

Một chuyên gia ngành điện (xin giấu tên) nhận định, “từ các vụ tai nạn đã xảy ra thì cần phải xử lý nghiêm các đơn vị quản lý để có tiền lệ về sau, chứ không thể để xảy ra tai nạn chết người sau đó hỗ trợ tiền ma chay, an táng cho gia đình nạn nhận là xong. Cái người dân cần là ai đứng ra nhận trách nhiệm sau vụ việc? Và hướng khắc phục về sau để không còn những nguy hiểm chực chờ trên phố, không còn những cái chết thương tâm nữa”.  

 

giet dine adkjakifdj
Các công nhân khắc phục một sự cố về điện tại một "mạng nhện" trên đường Cộng Hòa, Q. Tân Bình. Ảnh: Đàm Đệ

 

 

 Vị chuyên gia này phân tích, không thể để các đơn vị quản lý “đá” trách nhiệm cho nhau, như: vì lô cốt, vì mưa ngập…mà chính là sự quản lý yếu kém, vô trách nhiệm của mình như: không thường xuyên kiểm tra, duy tu bảo dưỡng, để dây điện bị đứt rơi xuống đường, các cột đèn, cột điện bị hở mối nối… 
 

Ông Trần Trọng Huệ - Giám đốc công ty chiếu sáng công cộng TP.HCM khẳng định vụ việc xảy ra vào chiều ngày 31/8 là một tai nạn đáng tiếc, nguyên nhân là do bị nước ngập, nguồn điện bị ngâm trong nước bị rò rỉ.  

 

Theo ông Huệ, để hạn chế thấp nhất về các sự cố đáng tiếc như nói trên, thì đơn vị này tăng cường thiết bị đầu nguồn, đổ keo vào các mối nối (keo nước) nhằm kết dính các điểm nối, tăng cường các cọc tiếp địa (truyền điện xuống đất khi xảy ra hiện tượng rò rỉ điện).… Điều đáng nói là sau khi xảy ra các sự cố thương tâm, thì đại diện các đơn vị quản lý (như ông Huệ) mới nói đến những vấn đề mang tính giải pháp an toàn cho người dân như nói trên. 

 

Trả lời VietNamNet về việc làm sao hạn chế thấp nhất các vụ tai nạn thương tâm do điện gây ra? Ông Nguyễn Văn Yên – Trưởng phòng Thi đua, Công ty Điện lực TP.HCM cho biết, đơn vị này đang triển khai cảnh báo thông qua việc phát tờ rơi “Các biện pháp đề phòng tai nạn điện trong nhân dân” đến từng hộ gia đình.  

 

Cụ thể, nội dung sẽ khuyến cáo người dân không nên chạm vào cột điện, cột đèn, các trạm, thùng biến áp, cầu dao điện… và khi phát hiện dây điện rơi xuống đường hay các sự cố về điện nên gọi trực tiếp đến các đường dây nóng của các cơ sở điện lực khu vực để kịp thời xử lý, khắc phục. 

 

Liên quan đến vụ tai nạn thương tâm gây nên cái chết của học sinh Cồ Quốc Duy ngày 31/8, ngày 5/9 một lãnh đạo của Công ty chiếu sáng công cộng TP.HCM đã xác nhận với VietNamNet, trong cuộc họp Ban Giám đốc và Đảng bộ công ty diễn ra ngày 4/9, đơn vị này đã có quyết định tạm đình chỉ 2 lãnh đạo của Xí nghiệp chiếu sáng 2 (thuộc Công ty chiếu sáng công cộng TP.HCM) – đơn vị trực tiếp quản lý cột đèn SCU1 86, nơi em Duy bị điện giật tử vong.

Theo đó, Công ty chiếu sáng công cộng TP.HCM tạm đình chỉ ông Vũ Đình Dũng – Giám đốc, và ông Trương Anh Kiệt – Phó Giám đốc xí nghiệp chiếu sáng 2 vì có sự yếu kém trong việc quản lý địa bàn để xảy ra tại nạn chết người.  

Cũng trong buổi họp, Ban Giám đốc công ty đã quyết định điều động ông Nguyễn Vĩnh Tân – Trưởng phòng kỹ thuật công ty – về làm Giám đốc Xí nghiệp chiếu sáng 2, và ông Mai Tấn Cương – chuyên viên kỹ thuật của công ty – làm Phó Giám đốc xí nghiệp. 

  • Đàm Đệ - Anh Phương
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,