221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1238659
99 người chết vì bão số 9, thiệt hại 10.000 tỷ đồng
0
Article
null
99 người chết vì bão số 9, thiệt hại 10.000 tỷ đồng
,

 - Báo cáo của ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương cho thấy: Đến sáng 2/10 đã có 99 người chết vì bão số 9.

 

>> Bão số 9 oanh tạc miền Trung

 

Thiệt hại hơn 10.000 tỷ đồng

 

Ngoài Quảng Trị là địa phương có thêm 4 người chết, Huế cũng ghi nhận thêm 2 người chết.

 

Số mất tích hầu như không biến động (14 người) nhưng số người bị thương do ảnh hưởng của lũ tăng cao với 252 người (cao hơn 63 người so với thống kê ngày 1/10).

 

d
Con số thương vong vì cơn bão số 9 vẫn không ngừng gia tăng. Ảnh: Phạm Hải
Thiệt hại về tài sản tiếp tục tăng nhanh. Đến sáng 2/10 đã có 17,302.00 bị sập, trôi; 201.167 nhà nhà bị tốc mái, siêu vẹo; hơn 3.000 trường lớp học bị hỏng, ngập; gần 13.000 cơ sở y tế, UBND xã, các công trình khác bị hư hại; toàn bộ số dân phải sơ tán lên đến gần 37.000 người.

 

Ngoài ra còn có thiệt hại nặng nề về hoa màu, cây công nghiệp, cây lương thực, gia cầm, thủy sản với hàng chục ngàn ha bị chôn vùi trong lũ.

 

Báo cáo của Ban chỉ đạo cho thấy tổng thiệt hại do bão số 9 gây ra tại 14 tỉnh (bao gồm Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Kon Tum, Đăl Lăk, Đắc Nông, Lâm Đồng, Gia Lai) lên tới 10.484 tỷ đồng.

 

Trong đó, địa phương thiệt hại nặng nhất là Quảng Ngãi với 4.600 tỷ, tiếp đến là Quảng Nam: 3.500 tỷ, Quảng Trị: 909 tỷ, Đà nẵng 495 tỷ, …

 

Lũ bắt đầu xuống, triển khai khắc phục hậu quả

 

Mưa ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định và khu vực Tây Nguyên đã giảm. Lũ trên các sông ở Quảng Bình, sông Bồ (Thừa Thiên Huế) và hạ lưu sông Thu Bồn (Quảng Nam) đã đạt đỉnh vào ngày 30/9, 01/10 và đang xuống nhưng vẫn ở mức rất cao (có nơi vẫn vượt báo động 3 tới gần 1,5m).

 

Hiện nay, lũ các sông ở Hà Tĩnh và thượng lưu sông Cả đang lên; các sông từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi, Phú Yên và Đắk Lắc đang xuống, nhưng còn ở mức cao; các sông khác ở Trung Bộ và khu vực Nam Tây Nguyên có dao động nhỏ.

 

Các địa phương bắt đầu triển khai mạnh các biện pháp khắc phục hậu quả sau lũ.

 

Theo đó, tỉnh Quảng Trị đã tổ chức 7 đoàn công tác do lãnh đạo tỉnh và thường trực Ban Chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh chỉ đạo các lực lượng Quân đội, Công an, Biên phòng, Hội chữ thập đỏ, đồng thời huy động 8 ca nô, 1 thuyền lớn để đưa dân từ nơi sơ tán trở về nhà an toàn.

 

Ngoài ra, tỉnh cấp 8.000 thùng mì ăn liền, 50 cơ số thuốc và 500 kg hoá chất xử lý nước sinh hoạt về 9 huyện, thị xã, thành phố để hỗ trợ nhân dân.

 

Tại Thừa Thiên  - Huế, UBND tỉnh đã xuất 90 tấn mỳ tôm dự trữ hỗ trợ 8 huyện và thành phố Huế, mỗi đơn vị 10 tấn. Các huyện, thành phố phát động toàn dân tổng vệ sinh môi trường theo phương châm “nước xuống đến đâu, làm vệ sinh đến đó”.

 

Điện lực Thừa  Thiên Huế đã khắc phục sự cố, ưu tiên cấp điện cho nhà máy nước Dã Viên trong sáng 30/9 để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân. Đến 20h ngày 30/9 ngành điện đã khắc phục sự cố và cấp điện trở lại cho 70% phụ tải trọng yếu trên địa bàn tỉnh với công suất khoảng 50MW.

 

Tỉnh Quảng Nam đã tổ chức cho nhân dân về lại nơi cư trú ban đầu đảm bảo an toàn; tổ chức cứu chữa người bị thương, chôn cất người bị chết; tập trung sửa chữa, dựng lại nhà cửa, trường học, trạm xá, các cơ sở hạ tầng kinh tế bị hư hỏng; đảm bảo công tác vệ sinh môi trường, sớm ổn định tình hình đời sống cho nhân dân.

 

Quảng Ngãi là địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của bão số 9. Lãnh đạo tỉnh đã hoãn toàn bộ các cuộc họp chưa cấp thiết từ ngày 30/9 đến 4/10 để tập trung phòng chống và khắc phục bão lũ, tổng huy động các lực lượng hỗ trợ giúp dân khắc phục nhà cửa, trường học bị hư hại, vệ sinh môi trường.

 

Tỉnh đã xuất 10 tỷ đồng kinh phí dự phòng năm 2009 còn lại của tỉnh để phân bổ cho các địa phương triển khai các biện pháp khắc phục về dân sinh.

 

Ngoài ra, tỉnh đã cấp hỗ trợ trực tiếp hơn 11.000 thùng mỳ tôm cho nhân dân vùng bị ngập nước và bị cô lập.

  • Cẩm Quyên

    Chung tay chia sẻ với khúc ruột miền Trung

Thấu hiểu những khó khăn và mất mát của người dân nơi vùng lũ, thông qua VietNamNet, rất nhiều bạn đọc đã đề nghị được hỗ trợ vật chất để san sẻ bớt gánh nặng với bà con nơi đây.

 

Đáp ứng nguyện vọng của đông đảo bạn đọc, VietNamNet sẵn sàng làm cầu nối để chia sẻ tình cảm cũng như ủng hộ về vật chất của bạn đọc cả nước tới đồng bào miền Trung ruột thịt.


Mọi sự đóng góp xin gửi về:

1 - Chuyển khoản trong nước:
Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148
Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
198 Trần Quang Khải, Hà Nội
 

2 - Chuyển khoản từ nước ngoài:

Bank Name: JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIET NAM/THANH CONG BRANCH

Swift code: BFTVVNVX 045

Account number: 0451001631912

Beneficiary Name: VIETNAMNET NEWSPAPER

3 - Bạn đọc giúp đỡ theo địa chỉ trực tiếp toà soạn xin liên hệ:
Phía Bắc: Ban Bạn đọc, Báo VietNamNet, số 141 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. ĐT: (04)3 7722729
Phía Nam: Văn phòng đại diện Báo VietNamNet phía Nam, số 65 Trương Định, phường 6, quận 3, TP.HCM.

(Thư chuyển tiền ủng hộ, vui lòng ghi "Gửi ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung")

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
rrer_", r));