221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1242856
Những người nuôi gà ta “xịn” lên tiếng
1
Article
null
Những người nuôi gà ta “xịn” lên tiếng
,

 – "Là những người dân nuôi gà, chúng tôi mong các cơ quan có thẩm quyền phải điều tra, làm tới bến để trừng trị thích đáng những trường hợp sai trái, tránh tình trạng "con sâu bỏ rầu nồi canh", để rồi thiệt hại nặng nề vẫn chỉ là những người nông dân làm ăn chân chính gánh chịu” - anh Nguyễn văn Hoa ở thôn Tiền Lệ, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội nói.

Phân biệt trứng gà ta với trứng gà khác rất dễ

 

Có mặt tại xã Tiên Phong (huyện Duy Tiên, Hà Nam) sáng ngày 26/10, làng quê vùng chiêm trũng vẫn hoàn toàn “bình yên” trước những thông tin đang làm nóng dư luận về “ảo thuật” biến trng gà Trung Quốc thành trứng gà ta.

Mô tả ảnh.

Lão nông Nguyễn Văn Biên (xã Tiên Phong - Duy Tiên - Hà Nam) bên đàn gà ta nuôi thả vườn. - Ảnh: Kiên Trung

Tiên Phong là xã thuần nông, nằm khuất nẻo đường quốc lộ 1A, một xã chiêm trũng với 100% người dân làm nghề nông nghiệp. Tiên Phong được biết đến là “quê hương” của giống gà An Mông - một giống gà quý đang được Viện Bảo tồn gene Việt Nam lập đề án nghiên cứu và bảo vệ từ năm 2003.

Ngoài nghề nông, người dân Tiên Phong còn chú trọng đầu tư phát triển chăn nuôi gà để cung cấp thịt và trứng cho thành phố Hà Nội. Tiên Phong đã thành lập Hiệp hội Chăn nuôi gà với 150 thành viên, chăn nuôi theo quy mô lớn, tập trung với quy trình đảm bảo vệ sinh để có thực phẩm sạch.

 

Anh Nguyễn Văn Trìu, Trưởng thôn An Mông 1 khẳng định: “Chuyện biến trứng gà Trung Quốc thành trứng gà ta ở đâu thì không biết. Còn với Tiên Phong, đàn gà mình nuôi từ khi ấp ra, đến khi trưởng thành, đến tuổi sinh sản, trứng nó thế nào thì mình bán thế ấy, chứ tịnh không có chuyện “đánh tráo” trứng gà nọ thành trứng gà kia. Bà con nông dân chúng tôi lấy công làm lãi, và giữ ch tín cho mình chứ không phải chạy theo lợi nhuận làm đầu…”.

 

Anh Trìu cho biết, khách toàn tự về “ăn hàng” của Tiên Phong. Họ về tận làng để lấy chứ người dân không phải mang lên tận Hà Nội để “đổ mối” như nhiều nơi khác mà báo chí đã nói. Nhà nào nuôi nhiều cũng chỉ khoảng vài chục đến 100 con gà mái đẻ. Nếu như thế, tính tổng sản lượng, một ngày Tiên Phong cung cấp cho thị trường chỉ khoảng vài ngàn quả trứng gà ta xịn. 

Vẻ chân thật của ông trưởng thôn không giấu giếm qua câu chuyện: “Nếu nói “trứng gà ta”, đấy là cách nói dân dã của dân mình, bởi “gà ta” được hiểu là giống gà mình nuôi chăn thả, không lai tạp giống. Từ thuở cha sinh mẹ đẻ tới giờ, tôi thấy các cụ gọi thế thì gọi theo, chứ chúng tôi có biết tên thật của nó là gì đâu? Cho nên, “trứng gà ta” là trứng do gà nhà mình nuôi mà có được".

Để chứng minh, bằng kinh nghiệm của mình, anh Trìu cho biết, giống gà ta có trọng lượng trung bình trên dưới 1,5kg, chậm lớn, sau từ 5 – 6 tháng nuôi từ gà ấp nở, gà mới đến tuổi đẻ trứng. Gà ta đẻ trứng ít, và không đều. Con gà nào "đẻ ngoan", một tháng cho từ 25 – 27 quả trứng, có những con đẻ cách nhật, không thường xuyên. Đó là chưa kể đến thời gian gà mái đến cữ ấp trứng, phải một tháng sau gà mới tiếp tục đẻ. Con người không hề và không thể có bất kỳ một can thiệp nào vào việc sinh trưởng tự nhiên của gà. 

Cũng theo anh Trìu, cách phân biệt trứng gà ta với trứng gà khác rất dễ dàng: trứng gà ta quả nhỏ, hình bầu dục và khá đầy đặn. Vỏ trứng màu trắng tự nhiên (hoặc màu hồng nhạt), vỏ quả trứng sần, ram ráp chứ không nhẵn bóng. Trứng gà mới đẻ, ngoài lớp vỏ có một lớp phấn nhẹ và mịn.

Anh Trìu khẳng định, với người dân quê, chưa có nhiều nhà đầu tư nuôi gà ta quy mô lớn để lấy trứng gà đẻ. Tuy nhiên, mỗi gia đình đều có vài chục con gà mái nuôi để lấy trứng làm thực phẩm tại chỗ cho gia đình. Chỉ khi nào không sử dụng hết, người dân mới đem bán. Việc thu gom trứng gà ta cũng hết sức thủ công, người mua trứng gà ta đi gom tại các chợ làng, chợ phiên. Cả phiên chợ, do số lượng người bán hạn chế, tối đa họ cũng chỉ gom được chừng vài trăm quả trứng.

 

“Người dân quê chúng tôi chưa bao giờ nghĩ là người ta có thể thay được màu của vỏ quả trứng. Nhưng cũng có thể giải thích được, đấy là do tâm lý của người mua hàng đã góp một phần để những người làm ăn gian dối, họ sử dụng phương thức đó để kiếm lời trong thời gian qua. Nếu những người dân không quá quan trọng hóa vấn đề là thực phẩm sạch phải vào tận siêu thị thì chắc chắn những người làm ăn gian dối kia sẽ không có đất sống. Người dân quê như chúng tôi, ra chợ làng vẫn có thực phẩm sạch theo cách hiểu của chúng tôi…” – anh Trìu lý giải.


Nỗi oan của những người nuôi gà chân chính

Sau hơn hai tuần kể từ khi dư luận xuất hiện thông tin trứng gà Trung Quốc tẩy axit “biến” thành trứng gà ta thì những người chăn nuôi chân chính và những người chăn nuôi gà ta “xịn”vẫn đang đứng ngồi không yên chờ kết luận cuối cùng từ phía các cơ quan chức năng.

d
Anh Nguyễn Văn Hoa bần thần bên số trứng vừa thu buổi sáng không biết sẽ phải bảo quản ra sao - Ảnh: Vũ Lụa

Gia đình anh Nguyễn văn Hoa ở thôn Tiền Lệ, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội như ngồi trên đống lửa. Anh Hoa cho biết, hiện tại gia đình anh đang nuôi gần 2.000 con gà. Một nửa số đó là giống gà Ai Cập đang vào thời kỳ đẻ trứng. Loại trứng này có màu trắng sáng giống như màu của quả trứng đã bị rửa mất lớp màng bảo vệ, nên đã 2 tuần nay trứng bị ế do bị người tiêu dùng tẩy chay.

Trước kia, trứng gà Ai Cập của gia đình anh chỉ dùng để bán cho chủ lò ấp, nhưng kể từ khi có thông tin này, lò ấp cũng không lấy trứng, bán trứng thương phẩm cũng không có ai mua dù đã hạ giá xuống chỉ còn một nửa so với trước kia. Hiện tại, cả gia đình anh đang đứng ngồi không yên với số trứng đang tồn đọng trong nhà gần 10.000 quả.

Tính sơ sơ, 16 ngày nay, mỗi ngày gia đình anh lỗ hơn 400 nghìn đồng. Vì lượng gà vẫn phải cung cấp thức ăn, trong khi thu nhập chính là trông vào tiền bán trứng thì nay trứng lại nằm yên một chỗ.

Nhìn số trứng ế mà "ăn không được, bán cũng không xong", anh Hoa nói: “Không biết các nhà chức năng ở đâu, họ đã đi đến đâu và làm gì? Là những người dân, chúng tôi mong muốn các cơ quan có thẩm quyền phải đi sâu để điều tra, làm tới bến để trừng trị thích đáng những trường hợp sai trái, tránh để xảy ra tình trạng "con sâu bỏ rầu nồi canh", để rồi thiệt hại nặng nề vẫn là những người nông dân làm ăn chân chính”.

“Rõ ràng chúng tôi nuôi gà đẻ trứng thật, bây giờ vì những kẻ gian dối kia chúng tôi bị người tiêu dùng nghi ngờ, đánh đồng với loại trứng gà đã qua tẩy rửa gì đó, chỉ khổ cho những người dân chúng tôi. Vừa hồi dậy sau đợt cúm gà bây giờ lại đến đợt này thì thử hỏi chúng tôi còn sống thế nào?” - anh Hoa bức xúc nói thêm.

Cùng chung những lo lắng như anh Hoa là gia đình anh Kiều Duy Dần. Tuy không nuôi loại gà Ai Cập nhưng từ khi có thông tin trên số trứng gà Lương Phượng lai bán cho các chủ lò ấp cũng bị rớt giá từ 2.500đ/quả trứng xuống chỉ còn 2.000đ/quả.

“Tại trại gà đẻ của tôi, trứng được bán lại cho các đại lý. Qua các đại lý này trứng mới được bán ra các chợ tại các thành phố lớn. Khi mình bán cho đại lý, giá trứng bán theo đúng giá trị thực của nó, nghĩa là trứng gà Ai Cập thì bán giá trứng gà Ai Cập. Việc người ta “đổi tên” của nó, thì chúng tôi không thể biết được, và đó chỉ là cách làm gian dối của một số người, những người làm ăn chân chính không bao giờ làm thế” – một chủ trại gà khác cho hay.

Những hộ nuôi gà ta “xịn” lên tiếng

Phải khó khăn lắm chúng tôi mới tìm được một hộ gia đình nuôi gà ta “xịn” với số lượng khá lớn, giống gà ta thả vườn, chỉ ăn ngô và thóc. Đó là gia đình ông Nguyễn Quốc Quân, thôn Đông Sàng, Thị xã Sơn Tây, Hà Nội.  

Hiện tại, ông Quân đang nuôi hơn 200 con gà thả vườn, bao gồm giống gà ri, gà mía và gà chọi. Trong đó, có khoảng 100 con gà đang trong thời gian đẻ trứng.

Mô tả ảnh.
Ông Quân bên đàn gà ta đang vào mùa đẻ trứng - Ảnh: Vũ Lụa

Trước khi tìm đến đây, chúng tôi có mang theo một loại trứng gà ta được mua tại chợ Cầu Giấy, Hà Nội với giá 25.000đ/1 chục quả, mà theo người bán hàng đây là loại trứng là ta “xịn”.

Vừa nhìn những quả trứng này, ông Quân đã khẳng định chắc chắn đây không phải là trứng gà ta “xịn”, mà là loại trứng gà Ai Cập. Ông phân tích, gà ta là giống gà thả vườn, hoặc đồi, thức ăn chính là thóc, ngô, sâu bọ nên về ngoại hình loại trứng của giống gà này thường có kích thước nhỏ hơn, có màu trắng ngà, chứ không trắng bóng như trứng gà Ai Cập được nuôi trong trại với số lượng lớn và ăn thức ăn công nghiệp.

Nếu bình thường, người tiêu dùng sẽ khó mà phát hiện ra sự khác biệt giữa hai loại trứng này, nhưng khi đặt cạnh nhau, một bên là trứng gà ta “xịn” và một bên là trứng gà Ai Cập thì rõ ràng đã có sự khác biệt về màu sắc cũng như hình dạng trứng.

Không chỉ ông Quân mới khẳng định những quả trứng chúng tôi vừa mua tại chợ Cầu Giấy không phải trứng gà ta xịn, mà ông Hoa, chủ trang trại nuôi gà Ai Cập (ở xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội) vừa nhìn cũng nhận ra ngay đây là loại trứng gà Ai Cập hiện gia đình ông đang nuôi.

“Nói trứng này là trứng gà ta xịn là nói sai, trứng gà Ai Cập là trứng gà Ai Cập, trứng gà ta là trứng gà ta, hai loại trứng này hoàn toàn khác nhau” - ông nói.

Trứng gà ta không trắng bóng như trứng gà Ai Cập
Trứng gà ta không trắng bóng như trứng gà Ai Cập

Là người có kinh nghiệm nuôi gà ta từ những năm 1993 trở lại đây, ông Quân cho biết, trung bình một con gà ta chỉ đẻ chừng 15 đến 20 quả trứng, sau đó sẽ nghỉ một thời gian khoảng 50 ngày để vừa ấp trứng vừa nuôi con, rồi mới quay lại đẻ. Nếu cố ép không cho nuôi con thì mỗi con cũng chỉ đẻ chừng 7 quả trứng, sau đó lại nghỉ để từ 5 đến 7 ngày .

Mặc dù gia đình ông là một trong số ít những gia đình có gần 100 con gà ta đang trong thời kỳ đẻ trứng, nhưng lượng trứng này cũng chỉ đủ để đáp ứng nhu cầu cho những người dân trong xã, và trứng gà giống. Vì thế, không có dư để bán buôn lên thị trường Hà Nội.

Ông cho biết, khu vực Ba Vì (Hà Nội) là một trong những khu vực nuôi nhiều gà ta, nhưng gần như mỗi nhà cũng chỉ nuôi khoảng 10 đến 20 con gà. Còn các hộ chăn nuôi gà quy mô thì hầu hết theo kiểu trang trạị và tập trung vào các giống gà như Lương Phượng, Ai Cập. Ông Quân bảo rằng, ông vẫn không thể hiểu nổi vì sao lại có nhiều trứng gà ta tràn ngập trên thị trường Hà Nội như hiện nay?

Trước thông tin xuất hiện loại trứng gà Trung Quốc sau khi tẩy axit để “biến” thành trứng gà ta, ông Quân không giấu nổi lo lắng, hoang mang, và cả bức xúc: “Bây giờ thị trường thật giả lẫn lộn, không có gì người ta không thể làm, không có gì là không thể xảy ra. Vì thế, mong mỏi lớn nhất của tôi, cũng như những người chăn nuôi là làm sao các cơ quan chức năng, cơ quan có trách nhiệm phải nhanh chóng làm sáng tỏ vấn đề này. Nhất là các cơ quan chốt ở cửa khẩu biên giới, hải quan, thuế, cơ quan quản lý thị trường phải thực sự vào cuộc thì mới tạo điều kiện cho những người chăn nuôi làm ăn chân chính".

Theo ông Quân, ông mong muốn các cơ quan chức năng cũng phải có trách nhiệm để bảo vệ thương hiệu cho trứng gà ta, chứ không thể để tình trạng thật giả lẫn lộn thế này được.

  • Kiên Trung - Vũ Lụa
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,