221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1240439
Thai phụ nhiễm cúm A/H1N1 thoát chết sau 39 ngày điều trị
0
Article
null
Thai phụ nhiễm cúm A/H1N1 thoát chết sau 39 ngày điều trị
,

 – Lần đầu tiên có một thai phụ nhiễm cúm A/H1N1 thoát chết sau 39 ngày điều trị. Bệnh nhân đã xảy thai sau khi nhập viện 14 ngày.

 

Xảy thai vì thiếu ôxy, phổi bị xơ, trắng

 

Ông Nguyễn Hồng Hà, phó Viện trưởng Viện các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia thuật lại quá trình nhập viện và điều trị của bệnh nhân này như sau:

 

Bệnh nhân tên Nguyễn Thị Ngọc Thanh, năm nay 35 tuổi (trú tại phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy), hiện đang mang thai lần 2 ở tháng thứ 6.

 

Ngày 3/9, bệnh nhân nhập Viện các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia trong trạng thái khó thở, suy hô hấp nặng. Trước đó 4 ngày, bệnh nhân đã có biểu hiện ho sốt, đã nhập viện Giao thông Vận tải nhưng không đỡ.

 

 

Mô tả ảnh.
Chị Ngọc Thanh đã may mắn thoát chết. Phó viện trưởng Nguyễn Hồng Hà đang chúc mừng chị và gia đình vừa qua cơn hoạn nạn (Ảnh: C.Q)

 

Các bác sỹ ở Viện các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia và bệnh viện Bạch Mai thấy đây là bệnh nhân thuộc nhóm có nguy cơ cao, lại có dấu hiệu viêm phổi nặng (dấu hiệu quan trọng để nhận biết, phán đoán xem bệnh nhân có nhiễm cúm A/H1N1 hay không) nên đã tiến hành xét nghiệm mẫu bệnh phẩm ngay. 1 ngày sau (4/9), kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân dương tính với cúm A/H1N1.

 

Các bác sỹ đã dùng tamiflu để điều trị ngay cho bệnh nhân. Tuy nhiên, sau đó khoảng 36 tiếng, sức khỏe bệnh nhân tiếp tục xấu đi nghiêm trọng, phải dùng máy trợ thở. Thậm chí các bác sỹ còn phải đặt ống nội khí quản để cải thiện lượng ôxy vào bên trong cơ thể, duy trì tuần hoàn và sự sống cho bệnh nhân.

 

Đến ngày thứ 7 kể từ khi nhập viện, bệnh nhân đã âm tính với cúm A/H1N1 nên các bác sỹ cho dừng sử dụng tamiflu, chỉ còn sử dụng kháng sinh. Nhưng tình trạng suy hô hấp và viêm phổi vẫn diễn biến phức tạp.

 

Tình trạng này kéo dài suốt 7 ngày sau đó. Sau 14 ngày (kể từ khi nhập viện và được nỗ lực cứu chữa nhưng vẫn chưa có dấu hiệu khả quan), bệnh nhân bị xảy thai.

 

“Nguyên nhân xảy thai không phải vì tác dụng của tamiflu hay vì các loại kháng sinh mà vì lượng ôxy nuôi mẹ còn không đủ thì không thể có ôxy cho thai nhi. Chính vì thế thai nhi không chịu được lâu, dẫn đến thoái hóa rau và chết trong bụng mẹ”, ông Hà giải thích.

 

Nhưng cũng chính từ điểm mấu chốt này mà sức khỏe người mẹ có cơ hội hồi phục. “Lượng ôxy cùng các loại thuốc từ đây hoàn toàn dồn cho mẹ, hỗ trợ điều trị tập trung hơn nên đúng là 4 ngày sau, sức khỏe bệnh nhân có dấu hiệu khá lên”, ông Hà nói.

 

Đến ngày thứ 18 (kể từ khi nhập viện), bệnh nhân bắt đầu được giảm dần thở máy và thuốc an thần để cơ thể dần trở nên độc lập và từ từ tỉnh lại.

 

Đến ngày hôm nay (12/10), sau 39 ngày điều trị, bệnh nhân đã bình phục và đã ra viện.

 

Ông Hà nói: “Quả thực đây là một ca bệnh quá phức tạp. Nhưng khả năng xấu nhất đã không xảy ra. Xin được chúc mừng bệnh nhân và gia đình”.

 

Nhận diện cúm A/H1N1 không dễ, người dân cần chú ý

 

Trong số 23 bệnh nhân cúm A/H1N1 đã tử vong tại Việt Nam, có những trường hợp thuộc nhóm nguy cơ cao, được điều trị muộn và đã không qua khỏi. Lý giải về trường hợp của chị  Thanh, ông Hà nói: “Nhận diện cúm A/H1N1 không phải đơn giản, và cần phải điều trị càng sớm càng tốt. Bệnh nhân này được phát hiện và điều trị muộn, cũng thuộc nhóm nguy cơ cao nhưng vẫn qua khỏi vì còn nhiều yếu tố chi phối như: Những can thiệp y tế sau đó có hợp lý và kịp thời không, thể trạng và cơ địa người bệnh thế nào, v.v …”

 

 

Mô tả ảnh.
Người dân cần chú ý theo dõi sức khỏe của mình. Nếu nhiễm cúm A/H1N1 và không được chẩn đoán, điều trị kịp thời, nguy cơ tử vong sẽ cao (Ảnh: C.Q)

 

Theo ông Hà, kể từ khi dịch cúm A/H1N1 xuất hiện tại Hà Nội và các tỉnh lân cận ở phía Bắc, đã có khoảng 20 thai phụ bị nhiễm cúm A/H1N1, trong đó có 1 ca đẻ non (thai mới được 30 tuần tuổi). Sau đó sức khỏe người mẹ tiến triển tốt, cháu bé nặng 1,5kg đang được nuôi trong lồng kính, sức khỏe ổn định.

 

Chị Thanh là trường hợp bệnh nhân đặc biệt nhất và cũng là bệnh nhân đầu tiên xảy thai do có liên quan đến cúm A/H1N1.

 

Tính đến ngày 12/10, Viện các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia đang điều trị cho vài chục bệnh nhân cúm A/H1N1 chưa khỏi bệnh, trong đó có 2 ca viêm phổi, 1 ca nặng phải thở máy.

 

“Triệu chứng lâm sàng của cúm A/H1N1 khó phân biệt với các loại bệnh, cảm cúm khác. Nhưng bệnh có diễn biến nhanh, phức tạp, nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Người dân cần chú ý theo dõi sức khỏe của mình, nhất là đối tượng có nguy cơ cao như mắc bệnh mãn tính, phụ nữ có thai, trẻ em, …”, ông Hà khuyến cáo.

 

  • Cẩm Quyên
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,