221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1244946
Nhiều vướng mắc sau 1 tháng triển khai Luật BHYT
0
Article
null
Nhiều vướng mắc sau 1 tháng triển khai Luật BHYT
,

 – Trao đổi với VietNamNet, bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm Y tế (Bộ Y tế) cho biết, hiện Vụ đã có kết quả từ đoàn kiểm tra liên ngành về việc triển khai thực hiện luật Bảo hiểm Y tế mới từ 01/10/2009. Theo bà Hương, Luật BHYT sau một tháng triển khai đã bộc lộ 4 điểm vướng mắc”. 
 

Trẻ dưới 6 tuổi không được đăng ký khám chữa bệnh 


Điểm vướng đầu tiên là đối với trẻ em dưới 6 tuổi. Đối tượng này lại có 2 điểm vướng nhỏ. Điểm vướng thứ nhất là hiện nay trẻ dưới 6 tuổi khi khám chữa bệnh được thanh toán thông qua thẻ BHYT. 

Nhưng thực tế, có một số dịch vụ kỹ thuật và thuốc BHYT không nằm trong danh mục dành cho đối tượng này. Do đó, bệnh viện gặp rất nhiều khó khăn trong thanh toán tiền dịch vụ với bên bảo hiểm.

 

Mô tả ảnh.
Các bệnh nhi hiện vẫn đang khám tự do vì chưa có thẻ BHYT, các cháu không đăng ký được nơi khám chữa bệnh ban đầu (Ảnh: C.Q)

 

Điểm vướng thứ 2 là hiện nay trẻ dưới 6 tuổi chưa được cấp thẻ BHYT thay cho thẻ khám chữa bệnh như trước đây. Nguyên nhân là cơ quan bảo hiểm các địa phương chưa nhận được danh sách trẻ dưới 6 tuổi từ ngành lao động – thương binh xã hội. 

Do vậy, các cháu chưa thể thực hiện đăng ký khám chữa bệnh ban đầu. Hiện nay, các cháu vẫn đi khám tự do, các bệnh viện không thể xác định được đúng đối tượng để cơ quan bảo hiểm có thể chuyển quỹ về thanh toán.

 

Chỉ tính riêng tại TP Hà Nội, trong tháng 10 đã có 10.000 lượt trẻ dưới 6 tuổi được thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo luật mới. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Phương Mai, Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội cho hay: “Việc in thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi chưa thể thực hiện kịp thời do không có danh sách chính xác. Điều này khiến công tác thanh toán gặp rất nhiều khó khăn”.

 

“Bộ Y tế sẽ giải quyết các bất cập này bằng cách nhanh chóng rà soát, ban hành lại danh mục các dịch vụ phục vụ công tác khám chữa bệnh cho bệnh nhi dưới 6 tuổi sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Các địa phương cũng cần đẩy nhanh tiến độ rà soát và lập danh sách các cháu dưới 6 tuổi để các cháu được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu đúng quy định, đảm bảo đủ quyền lợi”, bà Hương phân tích.

 

Khó xác định bệnh nhân TNGT có phạm luật hay không

 

Điểm vướng thứ 2 là đối tượng bị tai nạn giao thông. Bà Hương cho hay: “Lãnh đạo một số bệnh viện (như Bệnh viện Việt Đức chẳng hạn) cũng kêu ca về việc khó xác định đối tượng bị tai nạn giao thông có vi phạm pháp luật hay không. Theo quy định, quỹ bảo hiểm chỉ thanh toán cho trường hợp bệnh nhân bị tai nạn nhưng không phạm luật”.

 

Để các bên thống nhất với nhau, tiện cho việc thanh toán sau này, bà Hương cho biết Vụ Bảo hiểm Y tế đã mời các đơn vị liên quan (như Cục Đường bộ, Đường sắt, Bảo hiểm xã hội VN và các đơn vị khác) cùng bàn bạc, thảo luận. Tuy nhiên, các bên vẫn chưa thể đi đến một quyết định chung nào vì còn nhiều điều chưa được đồng thuận.

 

“Đây cũng là điểm vướng mắc được thắc mắc nhiều nhất ở thời điểm hiện tại”, bà Hương nhấn mạnh.

 

Giải pháp trước mắt bà Hương đưa ra là các bệnh viện vẫn phải cứu chữa tận tình cho những người bị tai nạn, nếu trường hợp nào đã xác định được rõ ràng là không vi phạm luật giao thông rồi sẽ được bên bảo hiểm thanh toán. Trường hợp nào chưa xác định được có vi phạm hay không thì trước mắt bệnh nhân phải tự thanh toán trước. Sau này xác minh lại, nếu không phạm pháp sẽ được quỹ bảo hiểm thanh toán lại như bình thường.

 

Thủ tục thanh toán quá rườm rà

 

Điểm vướng thứ 3 là quy cách thanh toán đang làm khó bệnh nhân BHYT khám vượt tuyến. Theo quy định, nếu bệnh nhân BHYT khám vượt tuyến thì bệnh nhân phải thanh toán trực tiếp 100% chi phí khám chữa với bệnh viện, sau đó mang hóa đơn này về thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội.

 

Mô tả ảnh.
Bệnh nhân kêu nhiều về thủ tục thanh toán rườm rà, họ phải đi lại nhiều lần mới có thể trả xong viện phí (Ảnh: C.Q)

 

“Các bệnh viện phản ánh làm như thế này thủ tục quá rườm rà, bệnh nhân kêu mất quá nhiều thời gian đi lại”, bà Hương cho hay.

 

Giải pháp đưa ra là Vụ BHYT đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh khi làm hợp đồng với cơ quan bảo hiểm thì thỏa thuận ngay sẽ để bệnh nhân được thanh toán trực tiếp với cơ quan bảo hiểm, giảm bớt thời gian đi lại cùng thủ tục rườm rà cho người bệnh.

 

Điểm vướng mắc thức 4 là xác định đối tượng được hưởng các loại thuốc ngoài danh mục thanh toán của cơ quan bảo hiểm. Hiện nay, danh mục các loại thuốc và dịch vụ kỹ thuật bệnh nhân BHYT được hưởng (nhất là bệnh nhân mắc bệnh mãn tính) đã không còn đáp ứng được nhu cầu thực tế.

 

“Hiện nay Vụ BHYT đang chờ Bộ Y tế phê duyệt báo cáo để kịp thời đưa ra những đề xuất và triển khai các đề xuất đó nhằm tháo gỡ các khó khăn cho các cơ sở khám chữa bệnh khi triển khai luật BHYT”, bà Song Hương cho biết.

 

  • Cẩm Quyên
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,