221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1247160
Rét đậm làm cúm mùa tăng
0
Article
null
Rét đậm làm cúm mùa tăng
,

 – Theo thông tin ông Trần Thanh Dương, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Môi trường cung cấp thì trong một tuần vừa qua, thời tiết trở lạnh đã khiến số bệnh nhân mắc các loại cúm mùa thông thường tăng nhẹ. Trong khi đó, tình hình cúm A/H1N1 được dự báo sẽ căng thẳng khi vào mùa đông nhưng hiện vẫn chưa có dấu hiệu đột biến nào.

 

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Kính, Viện trưởng Viện các bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới Quốc gia cho biết: “Tình hình cúm A/H1N1 chưa đột biến nhưng quá trình theo dõi và điều trị bắt đầu có những điểm mới. Trước đây, bệnh nhân cúm A/H1N1 nhập viện muộn đến ngày thứ 3, thứ 4 mới có biểu hiện suy hô hấp. Nhưng thời gian gần đây, có thể mới đến ngày thứ 2 nhưng bệnh nhân đã bị suy hô hấp nặng, tổn thương ở cả 2 phổi. Có thể do đã vào mùa đông nên diễn biến bệnh sẽ nhanh hơn”.

 

63/63 tỉnh thành cả nước có bệnh nhân cúm A/H1N1, 42 người chết

 

Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng và Môi trường, tính đến hết ngày 18/11, toàn bộ 63 tỉnh thành phố trong cả nước đã có bệnh nhân dương tính với cúm A/H1N1. Trong đó có 19 tỉnh thành ghi nhận có bệnh nhân cúm A/H1N1 tử vong. Tổng số bệnh nhân tử vong tính đến thời điểm này là 42 người.

 

d
Bệnh cúm tăng nhiều vào mùa lạnh
Trường hợp tử vong thứ 42 vừa được Cục Y tế dự phòng công bố chiều nay (18/11) trú tại tỉnh Bình Phước. Theo đó bệnh nhân đang ở thời kỳ hậu sản ngày thứ 13. Trước khi nhập viện và điều trị bệnh nhân đã khám và điều trị bác sỹ tư nhưng không đỡ. Diễn tiến bệnh sau đó cũng như hầu hết các bệnh nhân cúm tử vong khác: Suy hô hấp nặng, không đáp ứng điều trị với Tamiflu và kháng sinh.

 

Thống kê của Cục Y tế dự phòng và Môi trường cho thấy hiện cả nước có 8 tỉnh thành có trên 300 bệnh nhân nhiễm cúm (Hà Nội, TP.HCM, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Đồng Nai). Khu vực miền Nam ghi nhận nhiều bệnh nhân tử vong nhất (20), trong đó TP.HCM dẫn đầu với 7 bệnh nhân. Hà Nội cũng đã có 3 bệnh nhân cúm tử vong.

 

Thanh niên từ 20-29 tuổi tử vong nhiều nhất

 

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy trong số 42 người tử vong có 23 người có tiền sử mắc các bệnh mãn tính, chiếm 54,76%. Đứng ngay sau nhóm này là phụ nữ có thai. Hiện đã có 10 phụ nữ có thai tử vong vì cúm A/H1N1, chiếm 23,81%. 21,43% bệnh nhân tử vong còn lại thuộc các nhóm khác.

 

Thống kê theo độ tuổi cho thấy tỷ lệ trẻ em dưới 10 tuổi tử vong vì cúm A/H1N1 chiếm 11,9%. Thanh niên trong đột uổi 10-19 chiếm 16,67%.

 

Điểm đáng lưu ý là nhóm thanh niên trong độ tuổi 20-29 tử vong nhiều nhất với 11/42 người, chiếm 26,19%.

 

Ngoài ra, nhóm bệnh nhân từ 40-59 tuổi cũng có tỷ lệ tử vong cao: 16,67%. Tỷ lệ này giảm nhẹ ở độ tuổi trung niên và giảm hẳn ở độ tuổi trên 59.

 

Chưa xác định được thời điểm vắc xin cúm A/H1N1 về Việt Nam

 

Ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho hay: “WHO đã đồng ý hỗ trợ Việt Nam 1,2 triệu liều vắc-xin cúm A/H1N1. Việt Nam cũng đã làm thủ tục để mua thêm 500.000 liều. Cục Quản lý Dược đã chuẩn bị sẵn sàng để tiếp nhận vắc-xin ngay khi có nhưng hiện Cục đang phải chờ đợi WHO làm thủ tục xác nhận các thông tin về nước sản xuất vắc-xin, tên của vắc-xin”.

 

Theo dự kiến, cuối quý IV (trong tháng 12) Việt Nam sẽ có vắc-xin. Nhưng hiện tại chưa thể xác định chắc chắn thời điểm vắc-xin cúm A/H1N1 về Việt Nam.

 

Tuy nhiên, để chủ động trong tiêm vắc-xin, Cục Y tế dự phòng và Môi trường đã phối hợpp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xây dựng xong kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện chiến dịch tiêm chủng vắc-xin cúm A/H1N1 cho toàn bộ phụ nữ có thai trên 3 tháng trong cả nước.

 

Bộ Y tế cũng đã đề nghị các địa phương thành lập Ban chỉ đạo theo mạng lưới tiêm chủng mở rộng.

 

“Giá mỗi liều vắc-xin dao động từ 6,5 đến 10USD, bởi có loại vắc-xin có 2 mũi/liều, có loại chỉ 1 mũi/liều. Những đối tượng được tiêm sẽ được miễn phí. Hiện nay, Bộ Y tế chưa tính tới phương án tiêm vắc-xin theo dạng dịch vụ cho những đối tượng không được ưu tiên nhưng có nhu cầu”, ông Cường thông tin.

TP.HCM: Ca bệnh sởi tăng đột biến, một bé gái tử vong

Bệnh nhi sởi đang gia tăng đột biến tại TP.HCM. Cả năm 2008, Bệnh viện Nhi Đồng 2 chỉ có 12 ca. Tuy nhiên, từ đầu năm đến ngày 18/11, các bác sĩ đã tiếp nhận 1.038 ca, 1 ca tử vong.

 

Diễn biến bệnh vẫn đang phức tạp. Nếu như tháng 10 có 178 ca thì trong 18 ngày của tháng 11 đã có 157 ca được điều trị tại bệnh viện...

 

Trước đây, mỗi ngày, trung bình từ  6 đến 7 ca sởi được phát hiện nhưng trong ngày 16/11 số bệnh mới tăng đột ngột lên 24 trẻ.

Một bệnh nhi sởi bị biến chứng gây viêm phổi phải thở máy. Ảnh: Thanh Huyền.
Một bệnh nhi sởi bị biến chứng gây viêm phổi phải thở máy. Ảnh: Thanh Huyền.

 

 Đặc biệt, ngày 12/11, một bé gái 10 tháng tuổi, ngụ tại quận Gò Vấp đã tử vong vì căn bệnh này.

 

Bác sĩ Vũ Quang Vinh, Phó phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết, vắc xin chích ngừa sởi vẫn còn (mỗi ngày bệnh viện tiến hành chích ngừa cho 50 đến 60 trẻ em).

 

Tuy nhiên, khoảng 4 tháng nay, vắc xin ngừa 3 loại bệnh sởi - quai bị - rubella đã hết sạch. Nguyên nhân do bệnh viện chưa tìm được nguồn cung ứng.

 

Triệu chứng lâm sàng của bệnh sởi là nổi ban đỏ (khởi phát từ trên đầu), sốt… Bệnh này hay gặp ở trẻ từ 9 tháng tuổi. Thời gian ủ bệnh từ 10 đến 15 ngày.

 

Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như loét giác mạc dẫn đến mù lòa, viêm phổi. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng hay thể trạng yếu mắc bệnh dễ bị ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng. Các vết phát ban trên cơ thể bị bội nhiễm cũng có thể gây nhiễm trùng máu.

 

Theo bác sĩ Vinh, thông thường trẻ mắc sởi có thể điều trị ngoại trú, trường hợp bị biến chứng mới cần nhập viện. Phụ huynh nên tăng cường chăm sóc bé bằng cách cho uống vitamin A, thực hiện  cách ly và dùng nước ấm để lau mình.


(Thanh Huyền)

 

  • Cẩm Quyên
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,