221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1249447
“Sốt xuất huyết bùng phát do biến đổi khí hậu”
1
Article
null
“Sốt xuất huyết bùng phát do biến đổi khí hậu”
,

 - “Sốt xuất huyết chưa bao giờ bùng phát mạnh mẽ ở nước ta như hiện nay. Một trong các nguyên nhân của điều này là hậu quả của biến đổi khí hậu” - GS Trương Quang Học, Trưởng ban Biến đổi khí hậu, Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường cho biết.  

Ngày 30/11, tại Ninh Bình, Hội thảo “Giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu vùng ven biển” đã diễn ra do Diễn đàn các nhà báo môi trường Việt Nam (VFEJ) và Oxfam tổ chức. 21 nhà báo của cả ba miền đất nước đã nghe các nhà khoa học, chuyên gia về biến đổi khí hậu và quan chức địa phương trao đổi về ảnh hưởng của BĐKH tại Ninh Bình nói riêng và cả nước nói chung. 

Theo GS Trương Quang Học, sốt xuất huyết chưa bao giờ bùng phát mạnh mẽ ở nước ta như hiện nay. Điều này là do ảnh hưởng của BĐKH, làm các mùa trong năm thay đổi. Một dấu hiệu dễ nhận thấy khác của BĐKH đến dịch bệnh, là việc các vùng đất bị xâm nhập mặn kéo dài khiến cho vi trùng sốt xuất huyết có thêm vùng sinh sản và phát triển. 

  

Tình trạng ngập nước ở TP.HCM ngày càng nặng nề có ảnh hưởng không nhỏ từ tác động của đô thị hóa và biến đổi khí hậu. Ảnh: Thái Phương

Một vấn đề được quan tâm hàng đầu tại hội thảo này là tác động của BĐKH đến các vùng ven biển. Với 3.260km bờ biển, qua 29/64 tỉnh thành với diện tích khoảng 1,9 triệu ha, vùng ven biển vừa là khu vực tiềm năng phát triển, nhưng lại là nơi chịu nhiều biến động, thách thức và ảnh hưởng từ những tác động mạnh nhất của tự nhiên và hoạt động của con người. Chính vì vậy theo dự đoán, các vùng ven biển sẽ là nơi chịu tác động nặng nề nhất của BĐKH. 

Những ảnh hưởng của BĐKH và giải pháp ứng phó với nó đã dẫn đến một cuộc tranh luận sôi nổi giữa các nhà khoa học về sinh thái và chuyên gia thủy lợi tại hội thảo. Chẳng hạn, quan điểm đắp đê ngăn mặn sẽ là khả thi hay chọn những giải pháp khác như trồng rừng, chấp nhận sống chung với BĐKH… Vấn đề này vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều và chưa tạo được sự đồng thuận của các chuyên gia. 

Và, trong khi BĐKH đang ngày càng tác động rõ rệt đến quốc gia có hơn 3.000km bờ biển, thì đâu là giải pháp tối ưu dường như vẫn là câu hỏi gây nhiều bàn cãi. 

Ngày 1-2/12, các nhà báo và chuyên gia sẽ tham dự điền dã tại rừng quốc gia Cúc Phương và một số vùng ven biển của huyện Kim Sơn, Ninh Bình để tìm hiểu thực tế tại địa phương. Các bài viết tốt từ hội thảo này sẽ được VFEJ và Oxfam dịch, làm tư liệu góp tiếng nói của Việt Nam vào Hội nghị Thượng đỉnh về BĐKH của Liên hiệp quốc COP 15 tại Copenhagen, Đan Mạch đầu tháng 12 tới.

  • Thái Phương
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,