221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1255430
Kinh hoàng tắc đường ngày cuối năm
1
Article
null
Kinh hoàng tắc đường ngày cuối năm
,

- Buổi chiều cuối cùng trong năm 2009, mọi tuyến đường tại Hà Nội và TP.HCM hầu như đều rơi vào trạng thái tắc nghẽn nghiêm trọng, đặc biệt là các tuyến đường chính. Nhiều nhà hàng, quán ăn, quán karaoke đã "cháy phòng" từ trưa.

Hà Nội:

Thực hiện: Truyền hình VietNamNet

Thành phố Hồ Chí Minh:

 

                                                           Thực hiện: Truyền hình VietNamNet

 

Tắc đường từ phố trung tâm tới cửa ngõ

Tình trạng này bắt đầu xuất hiện khoảng 15h30 đến 16h 31/12, cao điểm nhất là lúc 17-18 h. Tại Hà Nội, từ 15h, tuyến đường Bà Triệu đã lâm vào cảnh ùn ứ. Dòng xe liên tục nối đuôi nhau không ngớt, ngay cả khi các đèn giao thông vẫn hoạt động bình thường.

Tại nút giao thông Phạm Ngọc Thạch – Chùa Bộc, Lê Duẩn, các phương tiện chỉ nhúc nhích chậm chạp. Tại các điểm giao cắt, các phương tiện hầu như dậm chân tại chỗ vì không thể tìm được khoảng trống nào để sang đường. Vì thế, xe kẹt lại càng lúc càng nhiều.

Giao thông rối loạn, cảnh ùn ứ diễn ra từ những con phố trung tâm như Bà Triệu, Ngô Quyền tới các tuyến cửa ngõ như Phạm Hùng, QL5.

Dù có cả đèn tín hiệu lẫn rất đông CSGT chốt trực nhưng trên phố Bà Triệu, phố Huế, Ngô Quyền đều diễn ra cảnh ùn ứ do lộn xộn tại các ngã tư kéo dài.

 

 

Mô tả ảnh.
Tắc trên phố Ngô Quyền

 

Trên phố Phạm Hùng, trước cửa bến xe Mỹ Đình, các xe khách chạy chậm chậm khiến con đường lớn vào loại nhất Thủ đô cũng trở nên chật chội và xe cộ nối đuôi nhau hàng cây số.

 

Phía bên ngoài Bến xe Giáp Bát và Bến xe Nước Ngầm lượng khách đứng chờ xe dù đứng thành từng tốp bắt xe ven đường khiến cho của ngõ thủ đô vốn ùn tắc lại càng ùn tắc hơn. 

 

Ngay trước cổng ra Bến xe Giáp Bát, hành khách đứng đông nghịt để lên xe gây ùn tắc ngay trước cổng ra, bất chấp sự can ngăn của lực lượng an ninh bến xe.

 

Mô tả ảnh.
Đông nghịt trước cổng bến xe Giáp Bát

 

Trong khi đó, ngay tại cửa ngõ thủ đô trên đường cao tốc Pháp Vân, hàng trăm hành khách cũng đứng đợi bắt xe. Nhiều tuyến xe đi Thanh Hoá, Thái Bình, Nam Định dù xe đã khá đông khách nhưng vẫn mặc nhiên “nhồi nhét” bắt khách ven đường.

 

Mô tả ảnh.
Tắc tại cửa ngõ phía Nam

 

Đầu cửa ngõ phía Đông, trên tuyến QL5, trong khi chiều từ Hải Phòng về trung tâm Hà Nội lại thanh thang thì chiều từ trung tâm, đoạn từ cầu vượt Thanh Trì ra QL5 tắc dài khoảng 2km, đến gần giáp địa phận Hưng Yên.

 

Mô tả ảnh.
QL5 chiều từ Hà Nội đi tắc nghẽn, trong khi chiều về Hà Nội thông thoáng

Mặt khác, đây cũng là thời điểm các bạn trẻ đổ về khu trung tâm vui chơi sau khi kết thúc lịch thi, lịch học nên ngay cả các vỉa hè cũng rất nhộn nhịp.

Đến khoảng sau 19h, dòng lưu thông xe đã bớt căng thẳng, các phương tiện bị ùn ứ cục bộ nhưng tốc độ di chuyển đã bắt đầu nhanh hơn.

Tại TP.HCM, do nhu cầu khách đi các bến xe tăng cao nên các tuyến đường hướng về 2 bến xe miền Đông và miền Tây xuất hiện tình trạng ùn ứ kéo dài. Trên đường Hồng Bàng hướng về bến xe miền Tây, do 2 “lô cốt” nằm chình ình giữa đường, chiếm hết 2/3 mặt đường khiến giao thông khu vực này bị ùn ứ. Nhiều người thấy kẹt xe phía trước đã… rủ nhau “bay” qua con lươn để đi ngược chiều bất chấp nguy hiểm. 

Dân đổ xô đi đăng ký sim thuê bao trả trước khiến giao thông thêm ùn ứ trên đường quốc lộ 13. Ảnh: Thái Phương

Tương tự, khoảng 15h (dù chưa phải giờ cao điểm) tuyến đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Quốc lộ 13 hướng vế bến xe miền Đông đã xảy ra tình trạng ùn ứ kéo dài. Xe gắn máy phải luồn lách lên hết vỉa hè để thoát thân. Chưa kể tại 2 trung tâm dịch vụ của Mobi fone và Viettel trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh và Quốc lộ 13, người dân đổ xô nhau đi đăng ký sim thuê bao trả trước càng góp phần làm tình trạng ùn ứ thêm nặng. 

Đến khoảng 17h, nhiều tuyến đường khác trong thành phố bắt đầu xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài như CMT8, Điện Biên Phủ, Trương Định,Võ Thị Sáu, 3/2… Nhiều người lo kẹt đường đã về nhà từ sớm nhưng rốt cuộc nhiều tuyến đường vẫn xảy ra tình trạng “nhích từng bước”.

Đặc biệt, một số giao lộ bị “lô cốt” án ngữ như CMT8 - Nguyễn Thị Minh Khai, ngã tư Phú Nhuận (Nguyễn Kiệm - Hoàng Văn Thụ - Phan Đăng Lưu - Phan Đình Phùng), khu vực công viên Hoàng Văn Thụ… tình trạng kẹt xe càng nghiêm trọng. 

“Chiều tối nay, người dân đổ ra đường giao thông rối loạn còn khủng khiếp hơn. Nghĩ vậy nên mình về nhà sớm, ai ngờ giờ này đã bị mắc kẹt ở đây rồi” - anh Tâm, nhà ở quận Bình Thạnh than thở khi bị kẹt trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh. 

Tàu xe: “Nóng” bên ngoài bến xe

 

Theo ghi nhận của PV VietNamNet, từ chiều 31/12, tại các bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm, Mỹ Đình… lượng hành khách trong bến tăng không đáng kể. Nhiều tuyến xe trong bến, lượng khách lên xe không quá đông trước khi xe ra khỏi bến.

 

Mô tả ảnh.
Bắt khách ngay cổng bến Giáp Bát

 

Theo tìm hiểu của PV, lượng hành khách đi xe đông chủ yếu là các tuyến đường ngắn: Thái Bình, Nam Định, Thanh Hoá và Hà Tỉnh. Ông Nguyễn Tất Thành, Giám đốc bến xe Giáp Bát cho biết: Lượng khách trong bến chỉ tăng khoảng 15 đến 20% so với ngày thường.  

 

Ông Thành cũng cho biết, tính đến 6h tối tuyến xe tăng cường nhiều nhất là xe đi Thái Bình. Tính đến 5h chiều ngày 31/12, Ban quản lý bến xe đã phải điều động tăng 20 xe đi Thái Bình, Các tuyến đi Nam Định, Thanh Hoá, Ninh Bình mới chỉ tăng không đáng kể 1 đến 2 xe.

 

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Bắt khách dọc tuyến Pháp Vân

 

Tại bến xe Mỹ Đình, ngay từ ngoài cổng đã đông đúc khách đợi xe. Do lượng người và xe đổ dồn về  ngày càng đông nên lực lượng bảo vệ bến xe và  công an cũng được tăng cường để hướng dẫn xe và  bảo vệ trật tự. 


Đặc biệt, các tuyến buýt từ bến Giáp Bát đi Nhổn(tuyến 32), đi Mỹ Đình, và các tuyến buýt từ Mỹ Đình đi Giáp Bát (tuyến 16) chật cứng khách ngay từ trong bến, trước khi xuất phát.

 

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Khách trong bến Mỹ Đình, trên các tuyến buýt "trung chuyển" chật cứng

 

Ghế  chờ mua vé cũng được các hành khách ngồi chật kín, ngoài hiên phòng chờ, một số khách ngồi vạ vật bên túi đồ, nét mệt mỏi và chán chường hiện rõ lên từng khuôn mặt.

 

Lãnh đạo bến cho hay, do lượng khách phân bổ khá đều trong cả ngày từ sáng tới 17h nên không xẩy ra ùn ứ trong bến. “Hơn nữa, lượng khách cũng chỉ vượt tầm 20%, riêng số xe trong bến đã có thể giải tỏa khách”, vị này cho biết.

Khách tăng đột biến vẫn đủ xe

Tại TP.HCM, quầy vé của một số hãng như Phương Trang, Kumho Samco, Thuận Thảo đã hết vé đi Đà Lạt, Quy Nhơn, Phan Thiết từ trưa ngày 31/12.

Đặc biệt, các tuyến xe từ TP.HCM đi Đà Lạt “hút khách” khiến vé của các hãng xe Mai Linh, Phương Trang, Đức Lộc, Thương Tín, Kumho Samco… đều nhanh chóng bán hết vé. “Năm nay lễ hội Festival hoa Đà Lạt diễn ra trúng dịp Tết Dương lịch nên người dân đi du lịch tuyến này rất đông”, một nhân viên cho biết.

Khách mua vé tại bến xe miền Đông chiều 31/12. Ảnh: Thái Phương

Đến chiều 31/12, ghi nhận của PV VietNamNet tại bến xe miền Đông toàn bộ khu vực mua vé và nhà chờ cho khách đi xe đều chật kín. Lượng khách tăng gấp 3-4 lần so với bình thường. Theo nhận định của bến xe miền Đông, từ chiều tối nay (31/12) chở đi lượng khách sẽ tăng mạnh ở các tuyến đi ngắn như Bình Phước, Vũng Tàu, Đà Lạt, Buôn Mê Thuột… 

Ông Thượng Thanh Hải, Phó Giám đốc Bến xe miền Đông cho biết đến 15h30 chiều nay bến xe đã vận chuyển khoảng 16.700 lượt hành khách với 942 xe xuất bến. 

Dù khách có tăng đột biến bến xe cũng huy động các xe trong bến giải tỏa nên không có chuyện bến hết xe, ông Hải khẳng định. Ảnh: Thái Phương

Chị Tâm, quê Nha Trang cho biết đợt này mua vé xe không khó dù khách đông, giá vé cũng không cao hơn ngày thường. 

Ghi nhận của chúng tôi tại khu vực bên ngoài bến xe miền Đông, lượng xe dù hoạt động không rầm rộ như trước, thay vì bắt khách ngang nhiên từ cổng bến xe, dọc theo tuyến quốc lộ 13… 

Năm nay nhờ lực lượng công an phường 26, quận Bình Thạnh hỗ trợ, dẹp loạn đội quân xe dù nên tình hình có khả quan hơn. Năm ngoái, xe dù chạy vòng vòng quanh bến xe chèo kéo, bắt khách từ ngay cổng, ông Hải cho biết. 

Tương tự, từ sáng ngày 31/12, khu vực quầy vé ở bến xe miền Tây đã đông khách các chuyến đường ngắn như TP.HCM về các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ… Một nhân viên bán vé xe về Tiền Giang - Long An cho biết từ sáng nay, lượng khách tăng khoảng 50% so với ngày thường. Trong khi đó, các chuyến xa như Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu…. khách chỉ tăng khoảng 10%. Ông Trần Văn Phương, Chánh văn phòng bến xe miền Tây nhận định từ chiều tối nay khách mới bắt đầu đi đông. 

Tại khu vực tàu cánh ngầm bến Bạch Đằng, khách đến mua vé tại quầy không đông nhưng phần lớn các chuyến tàu TP.HCM - Vũng Tàu vài ngày tới đều không còn vé hoặc rất ít. Theo các nhân viên bán vé, ngày thường khách có thể đặt chỗ trước qua điện thoại nhưng dịp này khách phải mua trước tiếp may ra mới còn vé. 

Các loại hình phương tiện khác như taxi, xe buýt, một số bác tài cho biết lượng khách đi lại cũng tăng khoảng 10% so với ngày thường. 

  • Thái Phương - Chí Hiếu - Vũ Điệp - Cẩm Quyên
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,