221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1251484
Hầm Kim Liên lại thấm là điều đáng ngại!
0
Article
null
Hà Nội:
Hầm Kim Liên lại thấm là điều đáng ngại!
,

- Đã xong lớp “áo” chống thấm bên trên, đã nghiệm thu nhưng hầm Kim Liên vẫn bị thấm nước. Theo PGS.TS Trần Chủng, đây nhiều khả năng là do áp lực của nước ngầm và rõ ràng là đáng ngại.

 

Bên lề hội thảo khoa học: “Sự cố và phòng ngừa sự cố trong công trình xây dựng”, VietNamNet trao đổi với các chuyên gia xây dựng về “sự cố” thấm tại hầm Kim Liên (Hà Nội).

 

“Nước là kẻ thù của đường”

 

- Thưa ông, cách nay 4 tháng, khi trả lời VietNamNet về sự cố thấm và lún ở hầm Kim Liên, ông cho rằng thấm khi ấy là chưa đáng ngại vì lúc đó, mặt đường phía trên – “áo chống thấm” đang làm, nên nước có thể thấm từ trên xuống. Nhưng nay, “áo” đã xong, công trình đã nghiệm thu, trời cũng không mưa song hầm lại thấm, liệu có lo ngại không?

 

PGS.TS Trần Chủng (Nguyên Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về các công trình xây dựng, Bộ Xây dựng): Thời tiết đã hết mưa, mặt đường cũng đã xong, như vậy mặt đường làm việc với chức năng để xe lưu thông thuận lợi đồng thời còn có chức năng cản thấm, mà vẫn có hiện tượng thấm thì đó là thấm ngang. Nguyên nhân là do nguồn nước ở dưới, mà có thể là nguồn nước ngầm.

 

Mô tả ảnh.
Vết thấm tại hầm Kim Liên tại thời điểm tháng 8/2009  Ảnh: H.L

 

- Xử lý thấm với công trình dạng này có khó không thưa ông, vì cũng đã 5 tháng rồi từ lần báo chí phát hiện vết thấm đầu tiên, nhưng nay lại xuất hiện thấm?

 

Ông Trần Chủng: Trước hết, phải có điều tra xem nguồn nước gây thấm ở đâu đã. Biết chính xác nguồn nước ở đâu mới có giải pháp triệt để.


Nếu có nguồn nước ở khu vực ngoài mà mức nước cao hơn đáy tầng hầm thì có hiện tượng thấm do áp lực nước.
Tuy nhiên, khi thấm qua khe co giãn thì không chỉ có áp lực nước mà rõ ràng giải pháp thiết kế, giải pháp thi công cũng “có vấn đề”!


Nhưng với công nghệ hiện nay, xử lý thấm không có gì là khó. Thậm chí có thể chủ động hạ thấp cột nước để không tạo ra áp lực dẫn đến hiện tượng thấm.

 

- Vậy hiện tượng thấm này có gây ảnh hưởng đến kết cấu, tuổi thọ công trình?

 

Ông Trần Chủng: Nói chung với kết cấu của đường, nước là kẻ thù. Bởi cấu trúc của đường gồm nhiều lớp, và mỗi lớp có sự chênh độ cứng khác nhau, nếu có sự xuất hiện của nước sẽ nguy hại.

 

Với công trình như thế này thì cần tính bền vững suốt tuổi thọ của nó. Nên càng sớm được đánh giá càng có biện pháp thích hợp để xử lý triệt để, thì tuổi thọ công trình càng được đảm bảo.

  

 “Vấn đề là ở xử lý khe lún”.

 

 - Thưa ông, hầm Kim Liên lại có hiện tượng thấm, là một chuyên gia, theo ông khả năng do đâu?

 

Mô tả ảnh.
Vết thấm mới nhất, ngày 8/12  Ảnh: H.L

 

Ông Trần Ngọc Hùng - Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam: Tầng hầm, phần ngầm của các công trình, đặc biệt các công trình ở đồng bằng Nam bộ và Hà Nội có mức nước ngầm khá cao, khi đào xuống 1 mức nào đó thì gặp nước ngầm. Nên bao giờ các công trình phần ngầm cũng phải tính toán áp lực nước ngầm.


Theo tôi, nguyên nhân thấm là do áp lực nước ngầm.

 

Với hầm Kim Liên, nhìn về kiến trúc, có vẻ người ta không quan tâm mức thẩm thấu nước tuyệt đối vì độ dốc 2 đầu hầm còn lộ thiên nên người ta thoát nước chủ động bằng máy bơm.

 

- Vậy các công trình trong điều kiện đó thì xử lý thấm ra sao để không thấm, và khi thấm thì xử lý có phức tạp không?

 

Ông Trần Ngọc Hùng: Trong các hệ thống hầm thì có khe lún. Khe lún là khe chủ động, vấn đề là xử lý khe lún sao cho không bị thẩm thấu.


Tuy nhiên, điều đó cũng phụ thuộc vào yêu cầu của chủ đầu tư. Có những công trình tuyệt đối không được 1 giọt nước nào chảy ra như công trình bảo tàng Hồ Chí Minh chẳng hạn. Với những công trình kiểu đó, giữa 2 lớp bê tông là 1 thuyền thép để chống thấm.

 

Còn với công trình hầm cơ giới, cái quan trọng nhất là tính toán áp lực với xe chạy trên đó mà vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối, còn xử lý thẩm thấm thì khác vì với điều kiện khoa học bây giờ hoàn toàn xử lý được, không khó khăn gì.

 

Ngày 8/12, tại khe co giãn giữa các đốt hầm 8 và 9 (hướng Đại Cồ Việt đi Kim Liên), nằm trong phần hầm kín, lại xuất hiện nước đen xám chảy ra, tràn xuống mặt đường.

 

Trước đó, sau 2 lần phát hiện hầm có hiện tượng thấm, tại buổi giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội tổ chức ngày 14/8/2009, Giám đốc Ban Quản lý các dự án trọng điểm (chủ đầu tư) là ông Nguyễn Sỹ Bảo đã nói rằng: khi nghiệm thu, yêu cầu chống thấm sẽ được đặt trong điều kiện bất lợi nhất, và cam kết: “sẽ không có chuyện mua sản phẩm thấm”.

 

Đến nay, dù đã được chủ đầu tư nghiệm thu, song hầm vẫn còn hiện tượng thấm.

  •  Hà Lê

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,