- Đó là khuyến cáo của ông TAKAGI Michimasa, cố vấn trưởng Chương trình Phát triển nguồn nhân lực An toàn giao thông tại Hà Nội của Cơ quan hợp tác quốc tế Jica (Nhật Bản) trước thông tin Hà Nội sẽ phân làn giao thông trên 100km đường, qua 20 tuyến phố - một quyết định mà nếu được thực hiện, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến "văn hóa giao thông" của người dân Thủ đô.
VietNamNet đã có cuộc trao đổi với cố vấn trưởng Jica xung quanh thông tin gây chú ý này:
Phân làn tuyến sẽ dễ hơn phân làn nút?
- Thưa ông, được biết Jica là một đơn vị từng tư vấn trong việc phân làn nhiều tuyến phố của Hà Nội, song cũng chính những dự án phân làn chưa lâu đó, dấu ấn thất bại vẫn còn rõ, nay trước việc Hà Nội có kế hoạch phân làn 20 tuyến với 100km, ông nghĩ sao?
- Việc phân làn là cần thiết nhưng cần có dữ liệu khoa học để tính toán.
Không thể nói việc lựa chọn 17 tuyến (trong danh sách) là chính xác, thành công nhưng với những tuyến xuyên tâm, vành đai, có dòng xe hỗn hợp cao như Bắc Thăng Long, Nguyễn Trãi…. thì cần thiết phải phân làn.
Ông TAKAGI Ảnh: C.Hiếu |
Vậy thì biện pháp hay nhưng dân không đồng thuận thì khó mà thành.
- Ông nói dữ liệu khoa học là rất cần thiết, vậy bên đơn vị tư vấn đã có dữ liệu gì để nói rằng cần phải phân làn?
Qua dữ liệu khoa học chúng tôi có được: ½ số vụ tai nạn dẫn đến chết người xảy ra trên các tuyến quốc lộ.
Trên những tuyến vành đai, xuyên tâm của Hà Nội thì lượng xe hỗn hợp giữa xe ca, xe tải với mô tô rất cao.
Như thế thì khả năng xung đột, cộng với ý thức người tham gia giao thông kém sẽ dễ dẫn đến tai nạn. Nên với các tuyến kể trên, cần thiết phải phân làn.
- Nhưng thưa ông, việc phân làn trước đây, so với bây giờ, sau khi Sở GTVT tổ chức lại giao thông, có nhiều điểm chưa hẳn đã phù hợp với cách phân làn mới! Ví dụ tuyến Nguyễn Chí Thanh có thêm nhiềm điểm quay đầu, điểm “xung đột”, nên phân làn phải kết hợp với tổ chức lại giao thông, bởi dẫu sao, việc tổ chức giao thông theo cách cũ như việc may một chiếc áo cho 1 đứa trẻ, mà nay nó đã không còn phù hợp như ông từng khuyến cáo cho Hà Nội?
Cần lưu ý là, trước đây khi phân làn tuyến Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân, theo tôi biết đó là tuyến vành đai I, nghĩa là phải hoàn chỉnh cả tuyến vành đai chứ không chỉ riêng một đoạn. Vậy mà đến nay nó vẫn chưa hoàn chỉnh, thì làm sao đòi hỏi có sự tương tác, đồng thuận cả tuyến được?!
Hay một vài điểm nút như Deawoo: việc chỉ chọn một vài điểm nút đã hạn chế tính đồng bộ, tương tác trên cả tuyến (hệ thống) nên không đủ chiều dài để tạo thói quen cho người tham gia giao thông.
Cho nên, nói về tính tương tác, ví dụ bây giờ, khi tuyến Đại Cồ Việt đã có nút giao Kim Liên hoàn chỉnh, sẽ kết nối, tương tác với các tuyến khác một cách hệ thống hơn, sẽ tạo nên sự liền mạch so với hồi trước, khi chưa có nút giao này nên sẽ có cơ hội thành công.
Tất nhiên, cần phải điều chỉnh nhiều so với trước đó: như đóng vài nút giao cắt trên tuyến, giảm số điểm xung đột…
Kinh nghiệm từ thất bại trên tuyến Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân hy vọng sẽ giúp Hà Nội có cái nhìn cẩn trọng trong phân làn giao thông trên quy mô lớn sắp tới?! Ảnh: C.Hiếu |
- Nghĩa là việc tổ chức giao thông mấy tháng trước sẽ khó mà phù hợp với cách phân làn mới nếu tiến hành bây giờ?
Một biện pháp tổ chức giao thông thường gắn với một mục tiêu. Việc đóng các ngã 3, ngã 4 là để giảm ùn tắc tại điểm, nút của biện pháp cũ vào thời điểm đó là hợp lý.
Song cũng có nhiều ý kiến nói tín hiệu đèn giao thông giờ đã không còn phù hợp! Đúng là thế, nhưng tôi cho rằng vì đèn tín hiệu đã… cổ quá!
Như tôi đã nói, việc tổ chức giao thông là việc thường xuyên, như việc may một cái áo mới cho một đứa trẻ lớn lên từng ngày vậy.
Với điều kiện khoa học kỹ thuật hiện đại, có thể cho phép tổ chức giao thông tại một điểm vào buổi sáng khác buổi chiều cơ mà!
Mục tiêu khi ấy là giảm ùn tắc tại nút. Nay ùn tắc đã giảm chưa?! Giảm rồi! Tức là mục tiêu tại điểm nút đã đạt được và đã đến lúc cần hướng ra cả đoạn tuyến.
Nghĩa là cần có sự điều chỉnh so với cách tổ chức giao thông cũ.
Kinh nghiệm là dân đồng thuận!
- Vậy, ông có cảnh báo gì cho lực lượng CSGT, thanh tra giao thông khi tới đây sẽ phân làn trên nhiều đoạn tuyến, quy mô lớn hơn trước nhiều?
Chúng ta cần có dữ liệu hoa học: các chỉ số về mật độ nút giao, lưu lượng phương tiện, mặt cắt cho phép… Nhưng có lẽ, họ chưa có thói quen là cần có những dữ liệu khoa học đó.
- Thế ông có lời khuyên gì để tránh sai lầm, thất bại cho các lực lượng chức năng?
Đôi khi có phương án hay chưa chắc đã thành công. Tôi ví dụ phương án chúng tôi đề xuất là đóng vài giao cắt dân sinh trên đường Đại Cồ Việt nhưng dân đã không đồng ý.
Bài học rút ra là: dân phải đồng thuận. Tôi biết họ (các anh giao thông, CSGT) rất bận, nhiệm vụ của họ rất nặng nề nhưng khi đã thực hiện thì họ cần dành thời gian cho nó, cùng với cưỡng chế là hướng dẫn cho dân đồng thuận, chấp hành.
- Xin cám ơn ông!
-
Chí Hiếu (thực hiện)