Chủ đề Cùng mẹ chia sẻ bí quyết chọn nguồn dinh dưỡng từ sữa đã thu hút được nhiều ý kiến tham gia chia sẻ của các bà mẹ, ông bố đã và đang trải qua thời kỳ nuôi con nhỏ trên toàn quốc.
Nhận thấy chủ đề kinh nghiệm chọn nguồn dinh dưỡng từ sữa cho con rất được các bậc phụ huynh quan tâm và rất cần có sự định hướng từ các chuyên gia sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe của trẻ, Ban tổ chức cuộc thi đã mời bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hậu, Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng 2, chia sẻ thêm những kiến thức khoa học, dinh dưỡng từ sữa, từ đó giúp bạn đọc có thêm cái nhìn đa diện về vấn đề này.
Xin giới thiệu bài viết của BS. Nguyễn Thị Thu Hậu.
Dùng sữa, tại sao có trẻ béo phì, trẻ suy dinh dưỡng?
Tỉ lệ trẻ béo phì ở Việt nam đang gia tăng một cách chóng mặt, ở những thành phố lớn và đặc biệt ở một số quận trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh và Hà nội, tỉ lệ béo phì thậm chí còn cao hơn cả một số nước Âu Mỹ. Một nghiên cứu ở Hà nội trên trẻ 6-11 tuổi cho thấy tỷ lệ học sinh thừa cân là 9,4%, béo phì là 2,8%.
Trẻ béo phì ngoài những mặc cảm về tâm lý, ngại vận động, ngại giao tiếp, học hành chậm chạp, hay mệt mỏi, có nguy cơ bị cao huyết áp, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, đau khớp, sẽ có nguy cơ lùn hơn các bạn vì sẽ dậy thì sớm hơn, do đó ngưng tăng trưởng sớm hơn. Trẻ béo phì cũng có sức đề kháng kém nên dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng.
Do cân nặng và chiều cao là những chỉ số nhân trắc đơn giản và dễ quan sát nhất, được theo dõi đều đặn để phát hiện suy dinh dưỡng sớm ở trẻ, một số bậc phụ huynh coi đây là bằng chứng cho sự phát triển tốt của con nên đã cố gắng thúc cho con mình tăng cân và tăng chiều cao thật nhanh, thậm chí đến mức béo phì. Cũng có thể do tâm lý mặc cảm về hình thể thấp bé của người Việt nam trước đây, chúng ta cũng luôn yêu cầu trẻ em phải bụ bẫm. Rất nhiều phụ huynh đưa con đi khám vì lý do bé gầy so với các bạn trong lớp đã tỏ vẻ rất ngạc nhiên khi bác sĩ cho biết con họ đã dư cân mất rồi, thậm chí đã béo phì. Chúng ta cần lưu ý để giúp cho trẻ phát triển toàn diện và cân đối về thể chất, tinh thần, trí tuệ cũng như miễn dịch chống bệnh…chứ không nên phiến diện khi chăm sóc trẻ.
Có 2 yếu tố chính ảnh hưởng đến qúa trình phát triển của trẻ: đó là dinh dưỡng (vai trò chính trong 5 năm đầu tiên) và di truyền (vai trò quan trọng hơn khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì, khi cơ thể chịu tác động nhiều của các hormone). Do đó, nguồn dinh dưỡng giúp trẻ phát triển tối ưu luôn là mối quan tâm hàng đầu của phụ huynh và các bác sĩ dinh dưỡng nhi khoa. Sữa có vai trò rất lớn đối với trẻ. Sữa đóng góp 100% chất dinh dưỡng cho trẻ trong 4-6 tháng tuổi, 50-70% tổng năng lượng và đại chất dinh dưỡng cho trẻ 6-12 tháng tuổi, 30-40% ở trẻ 1-3 tuổi và là nguồn canxi quan trọng nhất cho trẻ nhỏ để phát triển xương.
Khi nói tới sữa cho trẻ, người ta phải lấy sữa mẹ để làm chuẩn so sánh chất lượng. Trẻ bú sữa mẹ
TIN LIÊN QUAN |
---|
Sữa mẹ cũng là môi trường cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột trẻ phát triển, giúp tạo ra sự cân bằng miễn dịch, chống dị ứng và chống bệnh do vi khuẩn có hại gây ra…Ngay tỉ lệ các chất trong sữa mẹ cũng ở hàm lượng hợp lý, không quá dư thừa, để cơ thể sử dụng được tốt nhất và không phải mệt mỏi để thải loại bớt. Đây là món quà vô giá mà thiên nhiên đã trao tăng cho trẻ, giúp trẻ phát triển tốt về thể chất (cân nặng, chiều cao, cơ bắp…), về trí tuệ (khả năng học hỏi, khả năng tư duy, tâm lý vững vàng…), khả năng miễn dịch (ít mắc bệnh nhiễm trùng, ít bị tiêu chảy, bệnh lý viêm mạn, ít bị dị ứng …), về lâu dài cũng ít bị các bệnh mạn tính (béo phì, bệnh tim mạch, ung thư, tiểu đường…).
Sữa công thức dành cho trẻ phải có những tiêu chuẩn bắt buộc tối thiểu và các nhà khoa học luôn cố gắng tìm tòi sao cho chất lượng có thể tiến gần nhất đến chất lượng của sữa mẹ.
Trẻ nên được sử dụng sữa mẹ càng lâu càng tốt, với trẻ không có cơ hội bú mẹ, cần chọn sữa phù hợp với lứa tuổi của trẻ, nên tạo cơ hội giúp trẻ phát triển tối ưu và toàn diện. Mọi lứa tuổi của trẻ đều cần sử dụng sữa. Tuy nhiên nên kết hợp hợp lý giữa việc uống sữa, ăn thức ăn đa dạng, luyện tâp…để có cơ thể khỏe mạnh. Đừng quên việc phát triển về tâm lý, khả năng học hỏi, miễn dịch…của trẻ phải song hành với sự phát triển thể chất. Giai đoạn trẻ dưới 5 tuổi cực kỳ quan trọng vì đây là nền tảng cho cả cuộc đời của trẻ, đặc biệt là sự phát triển của thần kinh và miễn dịch.
-
BSCK2 Nguyễn Thị Thu Hậu
Trưởng Khoa DInh dưỡng- BV Nhi đồng 2