221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1255513
"Tây ba lô" không Tết ở xứ ta...
0
Article
null
'Tây ba lô' không Tết ở xứ ta...
,

 – Trong thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, ở các "khu phố Tây" tại Việt Nam vẫn còn những "Tây ba lô" không có Tết...

“Tết lạc” bên đất khách

 

Cơn mưa xuân lây rây không đủ làm ướt áo nhưng cũng khiến cái lạnh của ngày cuối cùng năm 2009 trở nên ướt át buồn. “Phố Tây” Tạ Hiện (Hà Nội) không còn sầm uất như ngày thường. Trong khi, lẽ ra, nó sẽ đông đúc nhiều người nước ngoài, bởi hôm nay là "tết Tây", là thời khắc chuyển đổi sang năm mới.

 

Đêm giao thừa, những quán "bia cỏ", "bia cóc" lác đác vài nhóm khách Tây ngồi cụng ly đợi năm mới. Các quán bia dường nhưng cũng "co mình" trong cái rét ngọt đầu xuân. nhưng gương mặt khách du lịch nước ngoài trầm ngâm ngồi đón giao thừa.

 

Mô tả ảnh.

"Phố Tây" Tạ Hiện đêm giao thừa vắng lặng. Chỉ có vài nhóm nhỏ khách du lịch nước ngoài ngồi lai rai bên các quán bia cóc đợi năm mới. - Ảnh: K.T

Không ồn ào. Không hò hét. Họ ngồi lặng lẽ uống bia suông và trò chuyện đủ để nghe với nhau. Phía bên kia đường, đối diện với rạp Chuông Vàng, một nhóm bạn trẻ người Việt ồn ào ngồi nhậu trên vỉa hè. Có lẽ, đây là chỗ ồn ào nhất làm cho phố Tạ Hiện bớt trầm lắng hơn một chút.

 

Trái ngược với khung cảnh ồn ào (dù rất bé!) ấy, một người đàn ông trung tuổi người nước ngoài ngồi im lặng, đôi mắt buồn trầm lặng nhìn vào màn mưa như rây bột. Micheal – 34 tuổi, quốc tịch Úc, vừa sang Việt Nam được vài ngày. Anh cho biết, anh sang Việt Nam theo kiểu “du lịch bụi”.

 

Mô tả ảnh.

Những Tây balô đợi thời khắc giao thừa giữa ngã tư Tạ Hiện. (ảnh chụp lúc 23h45 ngày 31/12/2009) - Ảnh: Kiên Trung

Micheal không nói được tiếng Việt. Mấy ngày ở Việt Nam, anh chỉ mới nói được lơ lớ từ “xin chào”. Micheal cho biết, anh không kịp mua vé tàu để lên Sa Pa, vì vé tàu đã hết nên đành phải ở lại Hà Nội. Và vì đi một mình, nên anh đành đón giao thừa một mình mà như không có Tết ở đây.

 

Anh nói: “Tôi sống ở một vùng ngoại ô của Úc. Quê tôi có nhà thờ rất đẹp. Đêm giao thừa, mọi người ra nhà thờ câu nguyện, sau đó các gia đình sẽ mở rượu sâm panh, nghe lại bản nhạc của nhóm ABBA chúc mừng năm mới…”.

 

“Hà Nội của các bạn rất đặc biệt. Thành phố ồn ào, tấp nập vào ban ngày, nhưng ban đêm thì trái ngược, yên tĩnh và sâu lắng. Tôi hy vọng mình cảm nhận được sự sâu lắng ấy bằng cách ra ngồi yên lặng ở phố cổ Tạ Hiện!” – Micheal tâm sự.

 

Thay cho sâm-panh, đón Tết bằng... vokka và trà đá! - Ảnh: Kiên Trung Thay cho sâm-panh, đón Tết bằng... vokka và trà đá! - Ảnh: Kiên Trung

Thay cho sâm panh, đón Tết bằng... vokka và trà đá! - Ảnh: Kiên Trung


Hai cô gái trẻ cầm một chai rượu Vokka nhỏ nhờ tôi phiên dịch với bà chủ quán để mua hai cái chén thủy tinh hạt mít bé xíu. “Chúng tôi sẽ đón giao thừa bằng chai rượu của các bạn, thay vì sâm panh!” – một trong hai cô thân thiện.

 

23h45. Cái lạnh như nặng hơn theo làn mưa dầy cuối năm. Những bóng đèn điện của các quán bia kéo ra vỉa hè tắt dần, khiến phố Tạ Hiện càng trầm mặc hơn. Những nhóm khách lẻ tẻ rời khỏi các quán bia cóc, đi vào những con phố vắng.

 

Bà chủ quán bia trên góc ngã tư Tạ Hiện vui chuyện: khách du lịch phần lớn đã lên Sa Pa hay các tỉnh miền núi để đón Tết dương. Những khách Tây còn lại, họ không mua được vé tàu, nhưng cũng không mua tour của các công ty du lịch lữ hành, vì giá cả đắt mà trong khi phần lớn họ là “Tây ba lô”.

 

Mô tả ảnh.

Đôi bạn trẻ người Bồ Đào Nha chụp ảnh kỷ niệm Tết 2010 tại phố cổ Tạ Hiện. - Ảnh: Kiên Trung

Những quán bar trên phố cổ lên đèn xanh đỏ. Ca khúc “Happy New Year” bắt đầu rộn ràng. Những khách Tây có điều kiện hơn đã vào bar ngồi uống sâm panh tới sáng.

 

Micheal vẫn ngồi bó gối bên góc phố có cây cột đèn nê-ông… Có lẽ, anh đang nhớ đến giao thừa năm cũ của mình, với bài thánh ca và những ly rượu sâm panh ấm áp bên bạn bè, người thân…

 

Tết thứ 7 xa nhà

 

Tại TP.HCM, hòa cùng người dân thành phố đổ ra đường đón Tết, có không ít người nước ngoài. Họ đi thành từng đoàn khoảng 3-4 người, cùng nhau xem chương trình văn nghệ, dạo phố hay chỉ đơn giản ngồi một góc nào đó trong quán cà phê ngắm dòng người qua lại giữa đêm giao thừa.

 

Khu vực công viên 30/4 và công viên 23/9, nhà thờ Đức Bà, khu chợ Bến Thành, khu phố Tây Phạm Ngũ Lão… dễ dàng nhận ra những vị khách đên từ các nơi trên thế giới đang đón Tết ở Việt Nam.

 

Mô tả ảnh.

Một khách nước ngoài đùa vui bên xe nước mía trong lúc đợi giao thừa. - Ảnh: Thái Phương

Họ cùng nhau xem chương trình chào năm mới, mua những chai pháo bông, quả bong bóng… rồi xuống đường đón năm mới với bạn bè người Việt.

 

“Chiều tôi chở một nhóm các vị khách nước ngoài trên, trên tay họ là mấy lọ pháo bông, rượu dành cho lúc giao thừa. Vừa lên xe là họ yêu cầu mở nhạc Happy New Year rồi đùa giỡn, nhún nhẩy trên xe rất vui nhộn” - một tài xế taxi cho biết.

 

Nhưng trong dòng người đang vui vẻ với một cái Tết xa nhà cùng bạn bè, lại có một số người nước ngoài lang thang một mình. Trong tay họ, không có rượu sâm panh, chỉ có chai nước suối đã vơi…

Chúng tôi gặp Steven, đến từ Đức, là người kinh doanh cây cảnh. Anh đang dạo một mình ở công viên 23/9 để đón cái Tết xa nhà thứ 7.

Mô tả ảnh.

hay đội mũ có đèn sáng đi đón Tết...  - Ảnh: Thái Phương

Đã 7 năm nay, anh không ăn Tết cùng gia đình mà bôn ba khắp nơi qua các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Campuchia, Việt Nam… “Tết của người Thái, người Campuchia cũng tương tự như người Việt nhưng không hiểu sao tôi có ấn tượng đặc biệt khi ở TP.HCM. Tôi cũng có một cô bạn người Việt, nhưng hiện tại thì tôi lại đang đi một mình dưới đường phố Sài Gòn như thế này…” - Steven nói.

Khi được hỏi sao không về nhà đón Tết, Steven nói về nhà rất xa và tốn kém chi phí nên quyết định ở lại Việt Nam ăn Tết. Thế nhưng, cái Tết xa nhà thứ 7 của anh lần này lại là cảnh... lang thang một mình dọc theo công viên 23/9, nhìn ngắm phố xá và dòng người qua lại.

Steven nói, theo phong tục của người Đức, trong đêm giao thừa, các gia đình đều mở rượu  sâm panh sao cho phát ra tiếng nổ thật lớn. Giao thừa, thanh thiếu niên đổ ra đường chúc mừng năm mới rất vui vẻ…

Tại khu vực trung tâm thành phố, nhiều bạn trẻ nước ngoài đón năm mới chỉ với chai pháo bông, quả bong bóng hay là những cây đèn chớp sáng xanh đỏ đủ màu. Thay vì tụ tập trong quán bar, tổ chức họp mặt bạn bè ở nhà hàng, khách sạn thì nhiều nhóm người chỉ rủ nhau mua nước dừa, nước mía… rồi dạo phố mừng năm mới.

“Cũng muốn về quê ăn Tết lắm, nhưng ở cách xa quá nên cũng đành chịu…” -  J. John, người Nigeria chia sẻ.

2h sáng ngày đầu tiên của năm mới. Đường phố Sài Gòn thưa dần. Những người đi chơi Tết rủ nhau về nghỉ ngơi sau một đêm đón năm mới vui vẻ. Đâu đó, vẫn có những người như John, Steven một mình dạo phố, tận hưởng cái Tết xa nhà trong thời tiết se se lạnh…

  • Kiên Trung – Thái Phương

 

 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,