221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1263149
28 Tết, công nhân nhịn đói, sôi sùng sục đi đòi nợ
0
Article
null
28 Tết, công nhân nhịn đói, sôi sùng sục đi đòi nợ
,

– 13h ngày 11/2 (tức 28 Tết Canh Dần) - thời điểm tại nhiều cơ quan, đơn vị... người lao động đã có thể được nghỉ ngơi, nhận đủ lương, thưởng để đưa người thân đi chọn hoa, sắm Tết hay lên đường về quê... thì gần 20 công nhân đại diện cho tổng số 50 người đang làm việc tại công trình trụ sở làm việc Thành ủy – HĐND – UBND TP Hà Đông (Hà Tây cũ, nay là quận Hà Đông, TP Hà Nội) đã đến trước trụ sở Công ty Cổ phần Xây dựng số 3 Hà Nội (14 Láng Hạ) sôi sục đòi nợ.

Công ty này đã nợ lương của toàn bộ số công nhân kể trên suốt 1 năm qua. Đến 28 Tết Nguyên đán, những lời hứa trả nợ lương vẫn không được thực hiện.

“Hứa thật nhiều, thất hứa thì cũng thật nhiều”

Ông Đào Vinh Quang, đội trưởng thi công của công trình này đã ký một hợp đồng giao khoán nhân công với Công ty Cổ phần Xây dựng số 3 Hà Nội vào ngày 20/11/2008 (do ông Lê Tiến Thắng -Chủ nhiệm công trình) làm người đại diện. Giá trị của bản hợp đồng này là xấp xỉ 2,1 tỷ đồng, được chia làm 4 đợt thanh toán.

Ông Quang cho biết: “Tính đến ngày 5/1/2010, so với tổng khối lượng đã thi công thì tương ứng mức cần thanh toán là 1 tỷ đồng. Tôi đã thay mặt gần 60 công nhân để tạm ứng 617 triệu nhằm đảm bảo lương thực, thực phẩm và các nhu cầu thiết yếu để duy trì cuộc sống của họ tại công trường”.

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Tổng nợ (tương ứng khối lượng đã thi công xong) là 387,885 triệu. Vì không có đủ tiền trả nên ông Thắng hứa sẽ trả một nửa (194,436 triệu). Nhưng lời hứa này là lời hứa suông!

Như vậy, số nợ (tương ứng với khối lượng đã thi công xong) hiện tại là xấp xỉ 388 triệu đồng. Ông Quang cho biết: “Vì biết không đủ tiền trả cả 388 triệu này nên Cty CP Xây dựng số 3 đã hứa sẽ trả bớt một nửa (194 triệu) vào thời điểm trước Tết. Nhưng hôm nay đã 28 Tết mà công nhân không nhận được xu nào”.

Chưa hết, hôm qua (10/2), theo thông tin ông Quang cung cấp thì ông Lê Tiến Thắng - Chủ nhiệm công trình đã xuống tận nơi “động viên” ông Quang và toàn bộ công nhân, với nội dung: Anh em cứ cố gắng đổ nốt mẻ bê-tông này trong ngày hôm nay (10/2). Đến ngày mai (11/2), đổ xong lúc nào sẽ nhận được tiền ngay lúc ấy để về quê ăn Tết!

Mô tả ảnh.
Công nhân xé những mảnh thùng giấy của các hộp mì tôm, viết những dòng chữ nguệch ngoạc để đến đòi nợ trước trụ sở công ty.

Anh em nghe thế cũng phấn chấn, bảo nhau đổ bê-tông ròng rã từ 6h tối 10/2 đến tận 12h trưa nay (11/2). Nhưng tôi không ngờ sau khi đổ xong, ông Thắng gọi tôi lên bảo “không đủ tiền trả lương anh em nên chỉ đưa tạm 5 triệu để anh em có đủ tiền tàu xe về quê ăn Tết. Đến 5h sáng mai (12/2) lên tiếp sẽ có tiền lương” - ông Quang bức xúc thuật lại.

Theo thông tin ông Quang cung cấp, trong quá trình thi công, bên ông Lê Tiến Thắng chỉ cho ứng tiền ăn, lúc 15 triệu, lúc 20 triệu, lúc 30 triệu. “Có tháng không cho ứng đồng nào, trong khi tôi phải nuôi trung bình 60 công nhân/tháng. Đòi liên tục nhưng ông Thắng hứa đến Tết. Vậy mà bây giờ thì như thế này đây” - ông Quang nói.

“Mang vợ con lên cổng nhà ông Thắng để ăn Tết”

Ngay sau khi đổ xong bê-tông khoảng 1 tiếng rồi phát hiện chủ nhiệm công trình “hứa cuội”, gần 20 công nhân đại diện cho toàn bộ gần 50 anh em đang làm việc tại công trình này đã nhịn đói "phi" ngay đến trụ sở Cty CP Xây dựng số 3 Hà Nội để đòi nợ. Nỗi bức bối, tức giận và cảm giác bị xúc phạm, bị khinh rẻ hiện hữu trên từng khuôn mặt và trong từng lời nói, hành động của mỗi người công nhân này.

Mô tả ảnh.
Sẵn sàng cả chiếu để nếu không nhận được lương, đám công nhân nhất quyết không đi đâu cả mà sẽ "đóng đô" ở trụ sở công ty luôn!

Anh Nguyễn Đức Thịnh (quê Vĩnh Phúc) chua chát: “Đi làm cả năm trời, đến giờ này vẫn không có một xu dính túi. Vợ con đang ở nhà nháo nhác chờ đợi. Còn chúng tôi ở đây vẫn đang bị đối xử thế này”.

Anh Thịnh cho biết, nếu Công ty không trả lương thì dù có phải ở lại Hà Nội ăn Tết anh cũng chấp nhận. “Tôi sẽ về quê mang cả vợ con đến trước cổng nhà ông Lê Tiến Thắng để ăn Tết một thể” - anh Thịnh bực bội.

Mô tả ảnh.

Không còn tiền, những công nhân đi đòi nợ phải ăn bánh mì không, cầm cự chờ lương.

Nếu tổng nợ (388 triệu đồng) được thanh toán tất cả và chia đều cho gần 50 công nhân thì mỗi người cũng có khoảng gần 8 triệu đem về quê ăn Tết. Khi ông Thắng hứa trả một nửa, mỗi công nhân sẽ có khoảng gần 4 triệu. “Dù không hài lòng nhưng như thế vẫn còn có tí tình người. Đằng này, ông ấy cho mỗi người 100 ngàn, đi tàu xe còn chưa đủ, nói gì đến Tết” - anh Thịnh nhấn mạnh.

Khổ nhất phải kể đến ông Phạm Văn Minh, 42 tuổi, quê Nam Định. Trong buổi đổ bê-tông đêm qua, ông Minh đã bị ngã xây xước hết chân trái nhưng vẫn cố gượng dậy làm để được tính đủ một công. Lúc đi đòi nợ, miệng ông vừa xuýt xoa chân đau, vừa trệu trạo nhai bánh mì chống đói...

Mô tả ảnh.
Ông Minh với cái chân đau do ngã lúc đổ bê-tông mếu máo vì nếu không nhận được tiền lương thì ông sẽ không còn mặt mũi nào về quê để nhìn mặt hàng xóm, láng giềng...

Giờ tôi không lấy được lương thì không dám về quê nữa. Không phải sợ vợ con chê trách mà là sợ anh em, hàng xóm láng giềng chửi cho. Tôi là người đã về làng kéo đám thanh niên trai tráng đi theo. Cả làng biết chúng đi theo tôi làm ăn, cuối năm tay trắng trở về với lý do này thì ai mà chấp nhận nổi” - ông Minh chua xót nói.

Khoảng 15h30 ngày 11/2, phóng viên VietNamNet đã liên hệ qua điện thoại di động với ông Lê Tiến Thắng nhưng ông Thắng không bắt máy. Không gặp được ông Thắng tại trụ sở công ty, ông Quang đã yêu cầu được gặp Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng số 3 Hà Nội.

Đến 16h40 cùng ngày, ông Đào Vinh Quang cho biết ông Thắng đã đến trụ sở Công ty Cổ phần Xây dựng số 3 Hà Nội để giải quyết sự việc. Trước khi giải quyết, ông Thắng đã dùng những lồi lẽ không hay để nói với ông Quang vì cho rằng ông Quang không nể mặt mình, đi khiếu nại vượt cấp lên Giám đốc!

Tôi bị nói thế nào cũng được, miễn sao là họ trả tiền cho anh em công nhân về quê ăn Tết cho kịp. Họ khổ sở cả năm trời rồi” - ông Quang nói.

Theo thông tin ông Quang cung cấp, đến 17h, không phải ông Thắng (người đứng ra ký hợp đồng với ông) mà là Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng số 3 Hà Nội đã bắt đầu ký các quyết định chuyển tiền mặt cho ông Quang (194 triệu đồng) để ông Quang trả lương cho công nhân.

  • Cẩm Quyên
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,