- Sau khi VietNamNet đăng tải loạt bài “Đưa Tết về với người nghèo”, rất nhiều độc giả khắp nơi trên cả nước đã gửi những ý kiến sẻ chia với các nhân vật.
>> Toàn cảnh tuyến bài "Đưa Tết về với người nghèo"
Mỗi nhân vật trong tuyến bài đều có những hoàn cảnh đáng thương, đặc biệt, hoàn cảnh của chị Nguyễn Thị Phước ở TP.HCM đã khiến nhiều độc giả rơi lệ, cảm thương sâu sắc.
Nhiều độc giả sau khi đọc tuyến bài, đã biết thêm rằng cuộc sống xung quanh mình còn có những thân phận nhiều năm không dám nghĩ đến Tết, chỉ dám nghĩ đến bữa ăn, tấm áo hàng ngày.
Vợ chồng cụ Điềm (thôn Long Nguyên, xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) buồn rầu vì Tết đến mà nhà vẫn còn dột nát.
Độc giả Hương Giang (Hoàng Mai – Hà Nội) chia sẻ: “Cám ơn cơ quan báo chí đã vào cuộc. Tôi tin các hộ này sẽ không còn cơ cực nữa vì sẽ có rất nhiều nhà hảo tâm chung tay với quý báo, đem lại nụ cười cho các gia đình không những trong Tết này mà trong nhiều Tết, nên vận động các doanh nghiệp tạo công ăn việc làm và cơ hội tăng thu nhập cho họ. Nhà nước chỉ giúp đỡ được một vài lần nhưng tạo cho họ nguồn thu nhập thì họ sẽ vui tươi mãi...".
Xúc động - đó là cung bậc mà nhiều độc giả sau khi đọc xong bài viết về gia đình chị Nguyễn Thị Phước ở TP.HCM.tuyến bài đã gửi thư về tòa soạn chia sẻ với các nhân vật. Độc giả Nguyen Tan Thanh (Long An) biểu lộ: "Thương mấy người này quá, đọc xong bài báo thấy cảm động lắm nhưng tui con nhỏ quá ko có tiền để giúp đỡ. Thôi đành chúc chị Phước vượt qua cơn bệnh mà ăn Tết với mấy đứa con của chị. Chúc chị 1 mùa Tết vui vẻ và ấm cúng!".
Một độc giả tên là Đỗ Tuấn Linh (Yên Phong, Yên Mô, Ninh Bình) đã viết: "Tôi thực sự thông cảm với hoàn cảnh của em. Em thật dũng cảm và đáng yêu. Tôi rất xúc động!". Những tâm sự rất thật trên được gửi về tòa soạn sau khi độc giả đọc bài viết về em Phạm Thị Thanh Thảo, học lớp 8 trường THCS Bình Minh, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) khi mẹ em đã mất trong cơn bão số 9, cha thì bệnh nặng, một mình em thay mẹ chăm sóc 3 đứa em nhỏ dại.
Em Phạm Thị Thanh Thảo, học lớp 8 trường THCS Bình Minh, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) thay mẹ chăm sóc các em
Cũng trong dòng cảm xúc này, độc giả Vu Viet Thang (Hà Nội) gửi thư về tòa soạn chia sẻ: "Sau khi đọc những bài báo này, tôi không biết phải suy nghĩ gì. Xin được chia sẻ nỗi niềm với tất cả những người có hoàn cảnh thế này. Sao mà còn nhiều người khổ quá!!!". 1 - Chuyển khoản:
Ngoài sự sẻ chia, xúc động, nhiều độc giả còn đặt ra các câu hỏi cho xã hội khi trong cuộc sống còn quá nhiều người cực khổ, không dám nghĩ đến Tết, chỉ lo cái ăn cái mặc cũng đã khốn đốn.
Độc giả Trần Minh Quân (TP.HCM) viết: "Thật là đáng buồn!!! Ngày Tết cổ truyền của dân tộc đã đến rất gần, trong khi mọi người, nhất là những người ở các thành phố lớn đang náo nức đón xuân với biết bao nhiêu niềm vui trong năm mới thì bên cạnh đó cũng còn rất nhiều những hoàn cảnh cơ cực. Họ, chính những người cùng chung 1 dân tộc, chung 1 quê hương, có quyền được hưởng những ngày vui nhất, thiêng liêng nhất trong năm, đó là ngày Tết cổ truyền của dân tộc...".
"Vậy thì tại sao chúng ta, những người có điều kiện không giúp đỡ họ, những người không có điều kiện và cần được giúp đỡ. Chẳng phải ông cha ta có câu "lá lành đùm lá rách" hay sao? Hy vọng thông qua báo VietNamNet, những mảnh đời cơ cực sẽ có được một cái Tết thật là ấm áp tình người trong những ngày đầu xuân" - độc giả Quân đặt câu hỏi trăn trở, và hy vọng về tấm lòng hảo tâm của xã hội đối với những nhân vật trong tuyến bài.
Cũng như độc giả Trần Minh Quân, độc giả Lê Thị Ngọc Lan (Hà Nội) dường như thốt lên: "Đọc chùm bài viết "Đưa Tết về với người ngèo" tôi thấy đau xót quá. Có những mảnh đời ngay bên cạnh ta, họ sống khốn khổ tận cùng không ra kiếp sống con người mà chúng ta không hề biết. Hãy cho chúng tôi địa chỉ cụ thể hoặc cách thức quyên góp để chúng tôi gửi chút lòng thành san sẻ nỗi đau cùng họ. Đọc xong chùm bài, tôi nghẹn đắng lòng và ngồi xuống mâm cơm nhưng chẳng còn thấy ngon".
Đại gia đình người mù của ông Nguyễn Duy Hùng (thôn Tân Lộc, xã Tam Tiến huyện Núi Thành, Quảng Nam) hơn 30 năm nay không biết Tết vì cuộc mưu sinh nhọc nhằn
"Trong những năm qua, nước ta đã đạt được rất nhiều thành tích về xóa đói giảm nghèo, tôi băn khoăn tự hỏi, với những số phận nghèo khổ điển hình đã đưa ra trong chùm bài này, chính quyền địa phương đã có hành động gì để thoát nghèo cho họ, hay đơn giản là để giúp họ thoát khỏi chết đói?" - day dứt trước các tình cảnh đáng thương, nhưng độc giả Trần Minh Quân cũng đặt ra câu hỏi với chính quyền địa phương nơi các nhân vật trong tuyến bài này đang sống.
Mùa xuân đang gõ cửa từng gia đình. Và Tết đã cận kề. Sau khi tuyến bài nhiều ý nghĩa này của VietNamNet kết thúc, các PV, CTV VietNamNet đã trở lại các vùng quê nghèo, trao những số tiền hỗ trợ mà các nhà hảo tâm đã ủng hộ. Để mỗi thân phận nghèo khổ sẽ có một cái Tết ấm áp và đủ đầy hơn, đúng như mục tiêu của tuyến bài "Đưa Tết về với người nghèo".
- Ngay sau khi VietNamNet khởi đăng tuyến bài "Đưa Tết về với người nghèo", rất nhiều độc giả đã gửi thư phản hồi và bày tỏ mong muốn được chung tay hỗ trợ những hộ nông dân nghèo được nêu trong tuyến bài này.
Đơn vị tài trợ thực hiện chuyên đề này - Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh Golf Long Thành đã quyết định sẽ chuyển đến các hộ dân trong tuyến bài một số tiền để không khí Tết thực sự hiện hữu trong mỗi gia đình nghèo, không chỉ là tấm áo mới, nồi bánh chưng mà còn là niềm vui, sự ấm áp.
- Bạn đọc có tấm lòng hảo tâm, muốn giúp đỡ các nhân vật trong tuyến bài "Đưa Tết về với người nghèo", có thể gửi theo các cách sau:
Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148
Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
198 Trần Quang Khải, Hà Nội
2 - Bạn đọc giúp đỡ theo địa chỉ trực tiếp của toà soạn xin liên hệ:
Phía Bắc: Ban Bạn đọc, báo VietNamNet, số 141 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 65 Trương Định, Quận 3, TP.HCM.
-
Ban Xã hội - VietNamNet