221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1269147
Kiếm tiền trắng trợn trên sự bất hạnh của người mù
0
Article
null
Kiếm tiền trắng trợn trên sự bất hạnh của người mù
,

- Có những hôm liên tiếp các cuộc điện thoại gọi đến. Người kêu hội vừa cử người đến xin tiền à? Người kêu hội sao bán tăm giá đắt vậy? Hội cứ ngẩn người ra vì lạ… Ước mong hai chữ "bình yên" cho người mù chính thống làm ăn.

TIN LIÊN QUAN


Bất hợp pháp và vô nhân đạo

Trong ngày 22/3, VietNamNet đã đăng tải Video clip đột nhập hang ổ làm giấy tờ giả để đi bán tăm tre. Đây là hành động bất hợp pháp và vô nhân đạo của một số kẻ lười biếng, kiếm tiền trên nỗi bất hạnh của người mù chân chính.

Nhóm PV VietNamNet tiếp tục tìm hiểu tại các địa điểm những kẻ giả danh này hay hoạt động và phát hiện nhiều hành vi đáng lên án khác.

d

Những kẻ giả danh đã kiếm ăn trắng trợn trên sự bất hạnh của những người mù, người tàn tật.

Bến tàu, bến xe và những nơi công cộng luôn là những điểm các đối tượng bán tăm lừa đảo hoạt động mạnh nhất, thường xuyên và lâu dài nhất.

Trao đổi với Phóng viên VietNamNet, ông Nguyễn Mạnh Tiến, Giám đốc bến xe Mỹ Đình cho biết, ông đã biết vấn nạn bán tăm này từ rất lâu. Tuy những đối tượng này không hoạt động bên trong bến nhưng vì quyền lợi của hành khách đi về ở bến xe, ông đã đề nghị với Đội cảnh sát trật tự bến xe, thuộc đồn Công an số 1, công an huyện Từ Liêm xác minh và xử lý những đối tượng này.

d

Ngang nhiên xin tiền ủng hộ và chữ kí của khách qua đường tại bến xe Hà Đông

"Tuy nhiên, công an chỉ biết bắt vào đồn, xử lý phạt hành chính 75.000 nghìn đồng với vi phạm lợi dụng vỉa hè để buôn bán vặt rồi lại thả ra”, ông Tiến nói.

Công an huyện Từ Liêm cho hay, những đối tượng này đều có hộ khẩu thường trú ở xã Lê Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, cũng là nơi PV VietNamNet phát hiện các địa chỉ bán giấy tờ giả mạo (trong
clip phát ngày 22/3). Cá biệt, có những đối tượng đã bị bắt nhiều lần vẫn xuất hiện tại bến xe Mỹ Đình.

Điệp khúc bắt, phạt rồi thả đã khiến những đối tượng này “nhẵn mặt” công an và thực hiện một điệp khúc tương tự: bị bắt, nộp tiền phạt, hoạt động tiếp và bị đuổi, chạy, công an đi khỏi, tiếp tục hoạt động.

Còn ở bến xe Hà Đông (cũ), theo phản ánh của người dân, nhóm giả danh tình nguyện viên ở đây có vẻ khá “thuận lợi” trong hoạt động lừa đảo.

Một sinh viên thường xuyên đi về qua bến xe này cho biết, trước kia, nhóm này đã hoạt động ở điểm dừng xe bus phía bên kia đường, đối diện bến xe Hà Đông suốt 5,6 tháng với những giấy tờ giả mạo như thế, nhưng hầu như không bị công an “sờ gáy”.

Khi có phản ánh của người dân, công an phường Mỗ Lao mới “ra tay” dẹp đuổi, nhưng chỉ lấy được túi đồ nghề của chúng.

Tuy vậy, chỉ sau hơn một tháng công an lui quân, những tình nguyện viên giả danh này lại đang tái xuất hiện ở phía bên này đường của bến xe Hà Đông (nơi thuộc trách nhiệm quản lý của công an phường Văn Quán)

Anh Vũ Văn Chiến, một người hành nghề xe ôm ở bến xe này cho biết, thỉnh thoảng anh vẫn nói chuyện với những đối tượng này, “thu nhập” một ngày của chúng có thể lên đến vài trăm nghìn.

Những kẻ giả danh đã kiếm ăn trắng trợn trên sự bất hạnh của những người mù, người tàn tật. Bản thân chúng đều là những thanh niên khoẻ mạnh và hoàn toàn có thể lao động bằng chính sức mình. Chúng vẫn ung dung kiếm những món tiền bất hợp pháp và vô nhân đạo. Trong khi đó, những người mù vẫn vất vả lao động và nghèo khó với những khoản thu nhập hàng tháng vài trăm nghìn đồng.

Nỗi lòng người trong cuộc


“Hội có tổ chức cho người đi bán tăm nhưng có cam kết, giấy tờ tuỳ thân của tình nguyện viên hẳn hoi. Hơn thế nữa, tình nguyện viên phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi sinh sống về lý lịch trong sạch, không có tiền án tiền sự. Mà không phải ai cũng cấp. Hội đã ghi rõ trong công văn ” -ông Lê Văn Mạnh – Trưởng phòng kinh doanh hợp tác xã Tình Thương cho biết.

d

Trụ sở Hội người mù thị xã Sơn Tây ( 32 Trần Hưng Đạo, phường Ngô Quyền, Thị xã Sơn Tây, TP. Hà Nội )

Còn ông Bùi Minh Thậm - Chủ tịch hội người mù TX Sơn Tây (Hà Nội) giới thiệu công văn số 50/HTX cho chúng tôi xem và đọc thông tin ở gần cuối công văn: “Nhân viên bán hàng lưu ý: Không bán hàng ở các nơi công cộng như bến tàu xe, cổng các trường đại học”.

Theo ông Thậm, công văn ghi vậy, còn việc bán ở đâu và bán như thế nào, có hiện tượng chèo kéo, xin xỏ, lợi dụng tình thương của người mua hay không thì hội không nắm hết được.

Rồi ông nhấn mạnh: Hội kiên quyết chấm dứt hợp đồng và không trả lại tiền đặt cọc nếu tình nguyện viên bị phản ánh làm sai quy định.

Tuy nhiên, từ khi nạn giả danh tình nguyện viên hội người mù xuất hiện, uy tín và danh dự của hội và người mù bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.

Những kẻ giả danh liều lĩnh sau khi mua được bộ giấy tờ giả mạo, thấy có tên và số điện thoại của cơ sở và cán bộ trong hội thì ngang nhiên gọi ngược lên hội để… kiểm chứng thông tin. Vậy là số máy của ông Mạnh và của hội ngày nào cũng “ nóng”.

Vừa nói chuyện với chúng tôi, ông Lê Văn Mạnh vừa bật điện thoại cho nghe những cuộc gọi đã được ghi âm lại trong máy. Thậm chí, những kẻ giả danh sau khi bị người dân gọi lên hội để xác minh còn quay lại chửi mắng hội và cá nhân ông Mạnh bằng những lời lẽ vô cùng khó nghe.

Với những giấy tờ mạo danh này, chúng mang theo con dấu giả, chữ ký giả của Chủ tịch hội, chủ tịch hợp tác xã Tình Thương…đi khắp trong Nam ngoài Bắc, làm mất uy tín của hội và các cán bộ. Thậm chí, nhiều người dân ở thị trấn Tế Tiêu vẫn tưởng rằng, chính hội bán ra các giấy tờ đó để chúng hành nghề bất hợp pháp.

Trong khi đó, Hội người mù TX Sơn Tây hầu như không có khả năng kiểm soát hành vi giả mạo giấy tờ và cô độc trong cuộc chiến chống nạn tình nguyện viên giả.

Điều đó đã khiến hội đi đến quyết định cuối cùng: Chiều ngày 18/3/2010, hội đã ra quyết định chấm dứt hoạt động bán tăm của các tình nguyện viên.

Và đương nhiên, cùng với quyết định này, nỗi khó khăn của người mù cũng sẽ tăng lên vì từ nay, hợp tác xã Tình Thương sẽ gian nan với việc tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

  • Thuỷ Văn – Thuỷ Trang
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,