221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1271610
Khoảnh khắc hiếm có với đốt hầm Thủ Thiêm số 2
1
Article
null
Khoảnh khắc hiếm có với đốt hầm Thủ Thiêm số 2
,

Sau tiếng súng lệnh xuất phát của Giám đốc Sở GTVT TP.HCM Trần Quang Phượng, đốt hầm số 2 thuộc công trình hầm dìm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn bắt đầu hành trình lai dắt dài 22km.

TIN LIÊN QUAN

[video(15201)]


Khoảng 7h sáng 5/4, mọi công tác chuẩn bị cho hành trình lai dắt đốt hầm số 2, công trình hầm dìm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn hoàn tất. Bốn tàu kéo của tàu Thái Lan được móc với bốn góc đốt hầm dài 93m, cao 33m, nặng 27.000 tấn.

Bắn xuất lệnh bắt đầu lai dắt đốt hầm số 2.


Do công tác kéo đốt hầm khổng lồ phụ thuộc nhiều vào điều kiện thủy văn nên đoàn lai dắt phải chờ đến khi tốc độ dòng chảy trên sông Lòng Tàu, Nhà Bè xuống thấp từ 0,5m-1m/s.

Đoàn lai dắt qua khu vực cầu Phú Mỹ.

Đốt hầm số 2 nặng 27.000 tấn đang được di chuyển trên sông Sài Gòn. Rút kinh nghiệm trong lần lai dắt đốt hầm Thủ Thiêm, tháp định vị lần này được gắn thêm biển báo mực nước.
Người dân ghi lại khoảnh khắc hiếm có khi đoàn lai dắt qua khu vực cầu Phú Mỹ.
Tháp định vị, nơi phát ra lệnh chỉ đạo trong suốt quá trình lai dắt đốt hầm dìm số 2 đến vị trí

Rút kinh nghiệm từ công tác lai dắt và dìm đốt hầm số 1, quá trình kéo đốt hầm nặng 27.000 tấn sẽ đi với tốc độ nhanh hơn. “Đốt hầm số 2 được dìm ở giữa sông Sài Gòn, nơi có vận tốc nước chạy mạnh nên việc đánh dìm đốt hầm sẽ khó khăn hơn, đòi hỏi nhà thầu, tư vấn giám sát phải tiến hành tỉ mỉ từng công đoạn” - ông Lương Minh Phúc, Giám đốc BQL dự án Đại lộ Đông Tây cho biết.

Dự kiến đến khoảng 13h đoàn lai dắt sẽ về đến khu vực lắp đặt, dìm hầm Thủ Thiêm tại Q.1. Sau đó, nhà thầu sẽ xoay đốt hầm theo hướng nằm ngang sông và neo đậu, chuẩn bị dìm hầm vào sáng mai (6/4). Trong trường hợp không thuận lợi về thủy văn, tốc độ nước hoặc gặp trục trặc đốt hầm sẽ được neo lại trên sông chờ sáng ngày mai (6/4) xoay và dìm hầm.

Theo ghi nhận của PV VietNamNet, đốt hầm di chuyển khá nhanh so với lần đầu lai đắt. Đến khoảng 9h30, đoàn lai dắt về đến khu vực cầu Phú Mỹ. Cầu Phú Mỹ không bị cấm lưu thông như lần lai dắt đốt số 1 nên người dân tập trung khá đông dọc hai bên thành cầu theo dõi hành trình di chuyển đốt hầm. Lực lượng Thanh tra giao thông, CSGT, dân phòng được huy động đảm bảo an toàn trên cầu Phú Mỹ, không cho người dân tụ tập quá đông, dừng xe giữa cầu…

Do có kinh nghiệm từ lần lai dắt trước cùng điều kiện thủy văn thuận lợi, đốt hầm số 2 được đoàn tàu kéo đi khá nhanh. Ảnh: Thái Phương

Đốt hầm số 2 được dìm xuống giữa sông nên công tác đánh dìm hầm sẽ khó khăn hơn nhiều. Ảnh: Thái Phương

Xe cứu thương, nhân viên Thanh tra giao thông, CSGT... được huy động trên cầu Phú Mỹ điều tiết giao thông do người dân tập trung đông khi đoàn lai dắt đi qua khu vực này.Ảnh: Thái Phương

Nhiều người dân hiếu kỳ đã chuẩn bị sẵn máy quay phim, chụp hình ghi lại khoảnh khắc ấn tượng lúc đốt hầm dìm qua cầu Phú Mỹ.

Được biết, lần này ngoài các đơn vị tham gia hỗ trợ đoàn trong lần lai dắt đốt hầm số 1 còn có Hội Liên hiệp Khoa học kỹ thuật TP.HCM, Đài Khí tượng thuỷ văn Nam bộ tham gia khảo sát tốc độ dòng chảy, mức nước. Đồng thời, đại diện các trường ĐH GTVT, Bách Khoa, Kiến trúc, Xây dựng… cũng có mặt nhằm thu thập tài liệu cho công tác nghiên cứu, giảng dạy. Đặc biệt, UBND thành phố cử thêm một xe cứu thương của Sở Y tế thành phố sẵn sàng hỗ trợ đoàn lai dắt trong trường hợp khẩn cấp, có sự cố...

Đến khoảng 12h cùng ngày, đốt hầm số 2 được lai dắt thành công về vị trí lắp đặt tại khu vực Thủ Thiêm, quận 1, sớm hơn 1 giờ so với dự kiến. Do đã có kinh nghiệm ở đốt số 1 nên hành trình lai dắt đốt hầm số 2 không xảy ra sự cố nào. Khoảng 13h30 cùng ngày, đốt hầm số 2 được xoay đầu và neo đậu vào đúng vị trí thiết kế, sẵn sàng cho công tác dìm, lắp đặt vào sáng 6/4.

Bắt đầu từ 8h sáng ngày 6/4 công tác dìm đốt hầm số 2 ở giữa sông Sài Gòn sẽ được tiến hành. Quá trình dìm đốt hầm được thực hiện thông qua việc điều khiển hệ thống bơm nước, tời kéo kết hợp sử dụng các thợ lặn (người nhái). Dự kiến sẽ mất khoảng 15 đến 20 tiếng đồng hồ dìm đốt hầm số 2 xuống đáy sông Sài Gòn và sau đó chuẩn bị cho việc kết nối với đốt hầm số 1.

Ông Nguyễn Thanh Nghị, Phó Hiệu trưởng trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, thành viên tổ chuyên gia Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng cho biết độ an toàn, chất lượng đốt hầm sau khi khắc phục các vết nứt đốt hầm dìm Thủ Thiêm đã có thể yên tâm. Theo đó, ngay sau khi sự cố xảy ra TP.HCM yêu cầu BQL dự án thuê các chuyên gia người Úc từng có kinh nghiệm thực hiện các hầm dìm ở Sydney, nhà thầu, tư vấn giám sát khắc phục sự cố. “Hiện tại chúng tôi vẫn tiếp tục theo dõi thường xuyên chất lượng các đốt hầm ngay ở bãi đúc và các đốt hầm đã được dìm xuống sông, đảm bảo tuổi thọ của hầm dìm Thủ Thiêm là 100 năm”, ông Nghị khẳng định.

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,