221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1276192
Những cơn "hoảng loạn" cảm động sau chiến tranh
1
Article
null
Những cơn 'hoảng loạn' cảm động sau chiến tranh
,

- 35 năm sau giải phóng, nhiều người lính trở về với những di chứng tâm thần, không thể hòa nhập với cuộc sống mới...

TIN LIÊN QUAN

Chuyện cảm động về người lính "hành quân" giữa thời bình

Mỗi buổi sáng, trên quốc lộ 50 (đoạn từ ngã tư Nguyễn Văn Linh hướng về Bình Chánh, TP.HCM), ai cũng thấy một người đàn ông ngoài 50 tuổi đi…hành quân. Người đàn ông ăn mặc theo lối nhà binh, đầu đội mũ gắn sao, ngực đeo đầy huân chương, vai vác gươm nhựa, chân đi giày và bước đều - một, hai thẳng tiến.

Các bác xe ôm ở khu vực này cho biết sáng nào cũng thấy ông, nhưng không rõ nhà cửa ở đâu, gốc gác thế nào.

Khi chúng tôi tiếp xúc, người đàn ông mặc đồ lính không trả lời, chỉ cười vang rồi rút gươm ra hô…xung phong, sau đó chạy ra sau thùng rác đứng nấp, mắt gườm gườm vẻ rất căm thù.

Câu chuyện về những người lính từ chiến trường trở về bị bệnh tâm thần không phải hiếm. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Quang, Giám định viên Trung tâm Giám định Tâm thần TP.HCM vẫn còn nhớ như in một ngày xa xôi của năm 1987.

Khi đó, bác sĩ Quang đang công tác tại Quân Y Viện 7 C (Viện Quân khu 7 ở Thủ Đức). Tại đây, bác sĩ đã tham gia giám định và điều trị cho nhiều chiến sĩ Việt Nam chiến đấu tại chiến trường Campuchia bị rối loạn tâm thần do sốt rét, đa chấn thương, chấn thương não và suy kiệt.

Tối hôm đó, cả bệnh viện hết hồn khi thấy anh thương binh Nguyễn Văn T, 36 tuổi, quê Thanh Hóa la hét thất kinh. Trong nháy mắt, anh này đã trèo lên cột nhà, đưa tay giật búi dây điện, dứt tung dây điện thoại, miệng không ngừng kêu thảng thốt: “Tắt đèn đi, đập vỡ bóng đèn đi, máy bay địch đến rồi…”. Khi đó, các y bác sĩ phải lập tức cúp điện, dùng lời lẽ nhẹ nhàng khuyên anh tuột từ xà nhà xuống.

“Sáng sớm hôm sau, các bác sĩ lại thấy T. trốn sang khoa Ngoại bên cạnh, điểm danh từng thương binh một, tịch thu hết nạng. Ai dậy muộn, bị T. lấy gậy đập vào chân, chân anh nào bị cụt T. tha không đánh mà bắt xòe tay ra chịu thế”, bác sĩ Quang nói.

Sáng nào, người đàn ông này cũng hành quân trên đoạn đường Từ Nguyễn Văn Linh hướng về Bình Chánh. Ảnh: Đức Toàn.

Cách đây vài năm, bác sĩ Quang tiếp nhận một nữ bệnh nhân người Bắc, trước đây là thanh niên xung phong. Gặp ai người phụ nữ này cũng kể về thời thanh niên xung phong của mình được phân công nhiệm vụ giữ quân nhu. Đang kể hào hứng, bất ngờ bà ta òa khóc, la hét, nói rằng cô đơn lắm, chỉ khao khát có được một đứa con. Chưa dừng lại, người phụ nữ tiếp tục xin giấy, bút để ngồi viết thư tình cho…người yêu trong mộng, nói về quãng thời gian vất vả ngoài chiến trường, mong sớm hoàn thành nhiệm vụ, hòa bình về sẽ gặp lại nhau…

Những người lính hừng hực... "lửa yêu"

Người lính dù bị tâm thần nhưng khi tỉnh táo cũng hừng hực một tình yêu mãnh liệt. Tấm chân tình của họ đã làm cảm động một số nữ nhân viên y tế .

Cụ thể là mối tình của anh thương binh bị rối loạn tâm thần do sốt rét rừng với cô hộ lý người Long An. Họ vênh nhau tận 12 tuổi nhưng vẫn quyết định đi đến hôn nhân và sinh được một cậu con trai.

Hay chuyện của anh thương binh cụt giò, quê Thanh Hóa yêu cô y sĩ. Hằng năm, bác sĩ Quang vẫn gặp lại cô y sĩ này. Hiện gia đinh cô đang ngụ tại Bình Chánh, đứa con của họ đã học lớp 12.

Tuy nhiên, do bệnh tình anh chồng không ổn định, tâm tính thất thường nên đa phần các cuộc hôn nhân này đều tan vỡ.

Bác sĩ Quang cho biết có thể chia bệnh binh tâm thần ra thành 3 đối tượng để điều trị. Đối tượng thứ nhất bị rối loạn tâm thần do sốt rét rừng gây biến chứng (sốt rét ác tính thể não). Đối tượng này chỉ cần chữa khỏi sốt rét là có thể hồi phục.

Đối tượng thứ 2 do đa chấn thương, chấn thương sọ não và suy kiệt, có các cơn hoảng loạn trong chiến đấu.

Còn đối tượng thứ 3 là những chiến sĩ bị khiếm khuyết đi một phần cơ thể trong trận đấu dẫn đến "sang chấn tâm lý" (hội chứng này lính Mỹ rất hay gặp).

Vào năm 2003, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM đã khảo sát ở Củ Chi và phát hiện tỷ lệ người lính bị sang chấn tâm lý rất cao.

Các thương binh bị tâm thần thường có các triệu chứng như: Đang đêm vùng dậy hô…xung phong, những người tham gia cuộc chiến tranh Tây – Nam thì hay nói tiếng Campuchia, bẻ gậy, lấy chổi làm súng, thậm chí hò hét bệnh nhân cùng phòng ra tập trận.

“Đối với những tình huống như thế, tốt nhất bác sĩ cứ coi các bệnh nhân là diễn viên kịch, còn mình là khán giả; ôn hòa tạm thời với họ là cách xử lý hay nhất”, bác sĩ Quang chia sẻ.

Bác sĩ Quang suy tư: “Chúng ta luôn ghi nhớ sự hy sinh lớn lao của người chiến sĩ, để có ngày nay bình yên, họ phải nhận về mình quá nhiều thiệt thòi, mất mát”

  • Thanh Huyền – Đức Toàn
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,