221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1276066
Thiếu nước trầm trọng, người uống chung với gia súc
0
Article
null
Thiếu nước trầm trọng, người uống chung với gia súc
,

- Thiếu nước đã lên đỉnh điểm nên chuyện người dân và gia súc dùng chung nguồn nước không còn là cảnh hiếm thấy trên các cánh đồng khô cháy ở huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai.

TIN LIÊN QUAN

Giếng khoan khô cạn, giếng đào trơ đáy

Giữa cái nắng đổ lửa cuối tháng tư, chúng tôi vào một quán nước ở trung tâm xã Ia HD’reh (Huyện Krông Pa, Gia Lai) nghỉ ngơi sau chặng đường dài khát khô cổ họng vì không tìm thấy nước sạch. Chị chủ quán nói, khô hạn đang khiến cho cuộc sống hàng ngàn người dân gần bờ sông Ba này lao đao.

Nhiều tháng qua, hàng ngàn hộ dân xã Ia HD’reh đã phải chịu cảnh "ăn khát ở bẩn" vì thiếu nước. Tình trạng thiếu nước giờ đã lên đỉnh điểm nên hai từ "nước sạch" đang là hai mỹ từ "xa xỉ" với người dân nơi đây.

Mô tả ảnh.

Mọi nhu cầu về nước sinh hoạt của người dân trong xã chủ yếu trông chờ vào nguồn nước của giếng khoan, nhưng vài ba ngày… mới có nước một lần. Ảnh: Anh Thành

Ia HD’reh nằm cách sông Ba chừng 10 km về phía Nam, có hơn 700 hộ dân là người dân tộc Jrai sinh sống. Nơi đây từ lâu vốn được mệnh danh là vùng “rốn hạn” tỉnh Gia Lai. Vì vậy, xã Ia HD’reh được nhà nước đầu tư 3 trạm giếng khoan có hệ thống bơm nước đến tận hộ gia đình và hàng chục giếng đào nằm ở khắp các thôn, buôn phục vụ nước sinh hoạt cho người dân.

Tuy nhiên đến mùa khô năm nay, các công trình này đều đang trong tình trạng nằm phơi nắng, phơi khô vì nguồn nước ngầm tụt xuống quá thấp so với mọi năm sau nhiều tháng không mưa ở Gia Lai.

Ông Ksor Rung, Phó Bí thư Đảng ủy xã Ia HD’reh cho hay: “Hệ thống giếng khoan đã khô cạn, giếng đào cũng trơ đáy, hoặc còn nước thì bị nhiễm phèn không sử dụng được. Người dân phải ra tận các con suối để tìm nước sinh hoạt nhiều tháng nay”.

Tại hầu hết các hộ gia đình ở các thôn, buôn trong xã hàng trăm vòi nước được lắp đặt trước đó đã trở nên vô tác dụng. Tất cả thau, chậu, thùng chứa nước… khô đáy nằm chỏng chơ bên miệng vòi.

Tại buôn Trinh (một buôn của xã Ia HD’reh), hiện vẫn còn một giếng đào có nước đang được người dân sử dụng. Nhưng nó chỉ đủ cung cấp nước cho một vài hộ dân xung quanh vào mỗi buổi sáng sớm. Mọi nhu cầu về nước sinh hoạt của người dân trong buôn cũng trông chờ chủ yếu vào nguồn nước của giếng khoan, nhưng vài ba ngày… mới có nước một lần.

Khô hạn đỉnh điểm

Giếng khoan thiếu nước hoạt động cầm hơi, giếng đào cạn trơ đáy. Bí thế, hàng trăm người dân trong xã phải ra bờ suối “đào hố, mót nước” mang về sử dụng.

Mô tả ảnh.

Người dân và gia súc dùng chung nguồn nước không còn là cảnh hiếm thấy trên các cánh đồng khô cháy ở H.Krông Pa. Ảnh: Anh Thành

Đã nhiều ngày nay, con suối nhỏ có bờ rộng chừng vài mét chảy qua địa bàn xã Ia HD’reh lúc nào cũng đầy ắp người. Nhất là vào mỗi buổi sáng sớm và chiều tối, dòng người đổ xô về con suối để tắm, giặt và lấy nước sinh hoạt đông như đi hội để tắm, giặt khiến cho dòng suối trở nên đục ngầu.

Nhiều người khác mang can, chai nhựa, ca nhỏ lúi cúi “moi” vào bên mép suối những cái hố nhỏ thó như cái chậu giặt rồi chờ cho nước rỉ ra để lấy về sử dụng. Cứ thế, hàng trăm ao nước đã được người dân đào dọc theo con suối nhỏ chảy qua địa bàn xã Ia HD’reh này.

Tắm, giặc, cả lấy nước về uống hay nấu ăn cũng đều bằng nguồn nước đục ngàu trên con suối này...

Tắm, giặc, cả lấy nước về uống hay nấu ăn cũng đều bằng nguồn nước đục ngàu trên con suối này...

Anh Giậu, một người “mót nước” hàng ngày trên con suối, cho hay: “Con suối này đã thành nguồn nước chính để người dân trong xã tắm, giặc, uống… vào mùa khô nhiều năm qua”.

Tùy vào hộ nào có ít hay đông nhân khẩu mà sử dụng chai nhựa, quả bầu khô hay những loại can lớn để lấy nước về nhà sử dụng. Với đủ kiểu gánh, cõng, khênh, chở, gùi nước trên lưng… lộ rõ cảnh nhọc nhằn về sự khan ở vùng “rốn hạn” Krông Pa này.

Nhiều ngày qua, buổi sáng sớm hoặc chiều tối, các con đường từ thôn, buôn ra suối đã trở thành “giờ cao điểm” đi cõng nước của người dân trong thời “nước hiếm!”.

Các em nhỏ cũng tham gia ’giải khát’ cho gia đình, nhưng có nơi phải đi rất xa mới lấy được nước mang về.

Các em nhỏ cũng tham gia ’giải khát’ cho gia đình, nhưng có nơi phải đi rất xa mới lấy được nước mang về.

Cách suối Ia HD’reh chừng 4 cây số, gia đình chị Kpă Huyên ở buôn Trinh phải đi “cõng” nước hàng ngày, mỗi ngày ba lần để đủ nước phục vụ nhu cầu nấu nướng và ăn uống. NHiệm vụ cõng nước được phân công hẳn cho cậu em trai chị. Cứ thế, mỗi ngày cậu em trai chị Huyên phải đi lấy nước từ những “giếng nước” đã được “moi” sẵn ngoài bờ suối.

Thiếu nước đã lên đỉnh điểm nên chuyện người dân và gia súc dùng chung nguồn nước không còn là cảnh hiếm thấy trên các cánh đồng khô cháy ở huyện Krông Pa.

Trường học cũng khát

Tại trường cấp hai Lê Hồng Phong nằm đối diện UBND xã Ia HD’reh, được xây dựng với 14 phòng vệ sinh và 2 phòng tắm dành cho tập thể học sinh và giáo viên. Hệ thống nước sạch cũng được dẫn vào đến tận nơi và được lắp đặt kiên cố. Tuy nhiên, tất cả những công trình này đều… đóng cửa bởi không có nước.

Mọi nhu cầu vệ sinh, nước sinh hoạt của học sinh và giáo viên của trường đều trông chờ vào con suối nhỏ cách trường gần 2km.

Thầy Lưu Bá Dũng, Hiệu trưởng nhà trường than thở: “Mỗi khi có hội họp, giáo viên và học sinh đều phải ra suối xách nước về dùng. 90 học sinh bán trú và nhiều giáo viên ở lại trường hàng tuần đang cực kỳ vất vả về nước sinh hoạt…”.

  • Anh Thành (ghi

  • An Bang - Anh Thành

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,