221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1277504
Nước mắt người mẹ goá vạ vật vỉa hè nuôi con
1
Article
null
Nước mắt người mẹ goá vạ vật vỉa hè nuôi con
,

- Mưu sinh bằng nghề nhặt ve chai, tiền kiếm được chỉ đủ hai mẹ con sống tạm bợ qua ngày. Đã khốn khổ, người mẹ goá này còn bị xe cán gãy chân, phải chịu thêm những cơn đau nhức buốt trong những ngày vạ vật vỉa hè.

TIN LIÊN QUAN

Con cò mà đi ăn đêm. Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao ...” - Chẳng ngờ, câu hát bà thường ru con trong những đêm khuya trên hè phố Sài Gòn giờ chính là cảnh ngộ của mình.

Họa vô đơn chí

Cuộc đời bà Phạm Thị Hoa chẳng được mấy ngày vui. Bao nỗi bất hạnh đã in hằn lên khuôn mặt già nua, khắc khổ của người đàn bà chưa tới 60 tuổi này. Gia cảnh nghèo khó, giã từ vùng quê nghèo Bắc Ninh, bà vào Sài Gòn mưu sinh khi đã quá lứa lỡ thì. Ba mươi tư tuổi bà mới lấy chồng. Hai người cùng cảnh ngộ lang thang, làm thuê làm mướn. Đứa con gái chào đời cũng trong cảnh khốn khó, nghèo nàn.

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Đã khốn khó, tai hoạ còn ập xuống người mẹ goá tội nghiệp này. Ảnh: Đinh Nga.


Năm 2002, bất hạnh ập đến: chồng bà chết vì bệnh ung thư phổi. Chỉ còn hai mẹ con, không nghề nghiệp, không tiền bạc, bà đành cắn răng gửi con vào một Mái ấm tình thương ở Sài Gòn. Tiếp tục lang thang, ban ngày bà đi lượm ve chai, khuya về ngủ ở cổng sau trường Đại học Tin học và Ngoại ngữ.

Ấy vậy mà tai họa lại giáng xuống người đàn bà tội nghiệp này. Một buổi sáng cuối tháng 3/2010, đang lúi húi nhặt ve chai bên vỉa hè bà bất ngờ bị xe tông. Cái chân trái bị gãy, phải mổ để đặt đinh kích xương.

Ra viện với số tiền ít ỏi mà người gây tai nạn bồi thường, cùng với cái hẹn 5 tuần sau tái khám để mổ lấy đinh ra, bà tê tái cõi lòng. Chân gãy, không thể đi lại, không thể kiếm ra tiền trong khi vừa phải lo thuốc thang, ăn uống, vừa phải lo cho con ăn học, số tiền ấy cứ cạn dần.

Nhìn cảnh người phụ nữ với cái chân băng bó, nằm vật vạ ở vỉa hè, nhiều người đi qua thương cảm, có người cho cái giường xếp cũ, người mua cho hai cái ghế nhựa để kê chân, người mua cho cái ca để uống nước.

Vì con, khổ mấy cũng cam

Từ hôm bị nạn, người gầy xọp đi nhanh chóng, ấy thế mà bữa cơm của bà cũng chỉ có bịch rau và chai nước mắm. Xòe đôi bàn tay, da bong tróc từng mảng lớn có lẽ do ăn uống thiếu chất, bà Hoa nói trong nước mắt: “Bây giờ đến tiền ăn còn không đủ, chưa biết lấy đâu ra tiền để mổ chân”.

Với cái chân gãy và hai bàn tay trắng bà Hoa vẫn canh cánh cho con ăn học... Với cái chân gãy và hai bàn tay trắng bà Hoa vẫn canh cánh cho con ăn học...
Với cái chân gãy và hai bàn tay trắng bà Hoa vẫn canh cánh cho con ăn học...

Cái hẹn 5 tuần tái khám để mổ lấy đinh ra khỏi chân cứ ngắn dần. Cái chân gãy do chấn động, bị sưng và đau nhiều hơn trước. Bà Hoa lo lắng, mấy lần muốn vào hỏi bác sĩ xem có làm sao không, nhưng nghĩ đến khoản tiền khám, bà lại thôi, liều cắn răng chịu đựng.

Câu chuyện của bà Hoa được nhiều người sống gần trường Đại học Tin học và Ngoại ngữ biết đến. Không ít người cảm phục, gọi bà là “bà mẹ vĩ đại”. Con gái bà, Thanh H. năm nay 19 tuổi đã rời Mái ấm tình thương từ năm 2008. Hiện H. đang học lớp bổ túc văn hóa vào buổi đêm. Ban ngày, em đi học tiếng Anh tại một trung tâm nhỏ trên đường Nguyễn Thị Minh Khai.

Luôn canh cánh lo cho con có một chỗ trọ để yên tâm học hành, bà Hoa tâm sự: “Tôi già rồi sống sao cũng được. Còn cháu nó còn nhỏ, lại là thân con gái, phải cho nó một chỗ yên ổn để còn học hành”.

Nỗi lo lớn nhất của người phụ nữ này là con sẽ chịu cảnh khổ như mình bây giờ. Vì thế, bà rất chú trọng việc học của con. Khi H. còn nhỏ, vì hoàn cảnh gia đình nên không được đến trường như các bạn cùng trang lứa, bà tự mình dạy con những nét chữ đầu tiên, dạy con biết đọc, biết viết.

... cho dù phải chịu cảnh vật vạ ở vỉa hè. Ảnh: Đ. Nga


Bà Hoa bộc bạch: “Tôi xem báo, thấy công ty nào cũng đòi hỏi ngoại ngữ, tin học, ngoại hình... Con mình đã thiệt thòi hơn người ta, thôi thì ráng đầu tư cho nó học tiếng Anh để sau này còn xin được việc tốt tốt mà làm. Khổ mấy cũng phải ráng!”. Bà Hoa còn luôn dặn con giấu kín chuyện mẹ ngủ ngoài đường. Bà lo con bị bạn bè chê cười rồi đâm mặc cảm.

“Nhìn thấy mẹ khổ thế này, em đau lòng lắm. Em chỉ ước sao mẹ không phải ở ngoài đường nữa” – Thanh H. cũng không kìm được nước mắt.

  • Đinh Nga
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,