221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1279093
Tê giác một sừng chết không phải do bị săn bắn
0
Article
null
Tê giác một sừng chết không phải do bị săn bắn
,

– Các nhà khoa học khẳng định cái chết của con tê giác 1 sừng cực kỳ quí hiếm vừa được được tìm thấy thấy xác tại Vườn quốc gia Cát Tiên (tỉnh Lâm Đồng) vào cuối tuần qua, là do chết tự nhiên, không có sự tác động của con người.

Ngày 12/5 Vườn Quốc gia Cát Tiên (tỉnh Lâm Đồng) đã có báo cáo sơ bộ về tình hình phát hiện 1 bộ xương tê giác tại đây vào cuối tuần qua. Theo báo cáo này, con tê giác 1 sừng (Rhinoceros sondaicus), bị chết một cách tự nhiên, không phải bị săn bắn, đánh bẫy hoặc có sự tác động của con người.

te giac 1 sung
Cá thể tê giác 1 sừng cực kỳ quý hiếm tại Việt Nam, có thể là độc nhất.

Theo thông tin ban đầu, ngày 29/4 trong khi tuần tra địa bàn, lực lượng kiểm lâm trạm Kiểm lâm Gia Viễn đã phát hiện 1 bộ xương lạ tại tiểu khu 513 - trên khu vực Cát Lộc do Vườn quốc gia Cát Tiên quản lý.

Sau khi nhận được nguồn tin trên, Vườn quốc gia Cát Tiên đã cùng với đại diện của Quỹ bảo tồn động vật hoang dã Thế giới (WWF - đang công tác tại Vườn) thành lập tổ công tác tới xác minh hiện trường kiểm tra xác minh làm rõ.

Đoàn các nhà khoa học đến hiện trường phát hiện 1 bộ xương của loài thú lớn nằm chết cạnh mé suối, một phần thân mình còn vùi dưới một lớp đất bùn sâu khoảng 0,4m đang trong tình trạng phân hủy. Xung quanh còn phát hiện 1 số mảnh xương đã bị các loài thú khác tha đi và một số khác trôi dọc theo dòng suối. Ngoài ra còn có một số dấu vết đào bới, và dấu chân thú (xác định là dấu chân tê giác).

Sau 2 ngày tìm kiếm, đoàn công tác đã tìm được 52,5 kg xương các bộ phận của xác con thú nói trên. Và toàn bộ được đưa về Vườn quốc gia Cát Tiên để quản lý.

Kết quả điều tra t
ừ các mẫu xương, mẫu phân và dấu vết còn lại tại hiện trường xác bộ xương được tìm thấy nói trên là của cá thể tê giác 1 sừng (Rhinoceros sondaicus) cực kỳ quý hiếm.

Đặc biệt, đoàn công tác còn kết luận, con tê giác
bị chết một cách tự nhiên, không phải bị săn bắn hoặc đánh bẫy, thời gian chết khoảng 3 đến 5 tháng. Và không phát hiện có dấu hiệu tác động của con người mà có dấu hiệu đầm mình dưới bùn đất, phù hợp với tập tính sinh thái của loài tê giác 1 sừng tại Việt Nam là trước khi chết thường tìm nơi có bùn lầy để dầm mình vùi xác.

Được biết, WWF cũng đã thu thập và gửi mẫu phẩm của cá thể tê giác bị chết nói trên gửi đến các nhà khoa học tại Đại học Queen (Canada) nhằm phân tích ADN của cá thể này là đực hay cái, độ tuổi của con tê giác.

Đồng thời, hiện nay Vườn quốc gia Cát Tiên cũng đang kiểm tra sắp xếp lại bộ xương, xác định loài, phát hiện các xương còn thiếu để tiếp tục triển khai tìm kiếm, tiếp tục điều tra xác minh nguyên nhân chết, nắm bắt số cá thể tê giác còn lại để có biện pháp quản lý bảo vệ.

  • Đàm Đệ - Trung Thanh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,