221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1281157
Tường trình từ bãi vàng Sa Phìn
1
Article
null
Tường trình từ bãi vàng Sa Phìn
,
Nước của một nhánh suối con đổ ra suối lớn Nậm Xây vẫn đục, đêm đêm những cuộc “hành quân” vội vã vẫn làm ồn ào những triền núi… Những người ở các đoạn suối đang nghiền, đãi quặng hay ở trong các chuyến di tản, đều trực tiếp hoặc gián tiếp móc vàng từ trong núi (mỏ vàng Sa Phìn, huyện Văn Bàn, Lào Cai) - tài sản quốc gia và bỏ vào tư túi cá nhân.

Những triền núi có vàng

Mô tả ảnh.
Bởi những triền núi này có vàng, thế nên cạnh đó người ta dựng lán và khai thác tan hoang (ảnh T.Phan)
Từ cầu treo của xã Nậm Xây đi vào trong trạm kiểm soát của Xí nghiệp 304, (Công ty cổ phần khoáng sản III thuộc Tập đoàn Than, Khoáng sản Việt Nam), chỉ khoảng 15 km. Tại đây cũng đã có đường, nhưng nếu đi xe máy phải tốn khoảng gần 2 tiếng đồng hồ cho quãng đường ngắn nhưng lởm chởm đá núi và chứa đầy nguy hiểm này.

Từ lán trại đầu tiên của Xí nghiệp 304 người khỏe phải đi bộ khoảng 2 tiếng, mới có thể tới những lán trại đã tan hoang, sơ xác của những “vàng tặc” nơi đây. Nhìn quang cảnh khai thác trên những vách núi, những hố khoét vàng rải rác, có thể thấy trong một thời gian rất dài vàng ở Sa Phìn đã bị khai thác bừa bãi mà không ai quản lý.

Theo một người dân địa phương, từ cái ngày đường rừng, vách núi ở đây còn sơ khai, những cán bộ địa chất đầu tiên đã đặt chân đến. Họ lặng lẽ đi vào rừng. Họ ở đó hàng tuần, hàng tháng, những cư dân bản đia đi rừng khỏe nhất cũng không theo kịp họ…

Thế rồi một ngày ông cán bộ địa chất ốm nặng, quảng đường rừng hiểm nguy ông không có cách nào để ra nhanh nhất, ông thuê những người dân cõng trên đường, họ cõng ông trên vai vượt những nẻo rừng để đến trạm y tế cách đó hàng ngày đường.

Thương cảnh những cư dân nghèo, ông nhỏ to tiết lộ “ở núi có vàng”, vàng ở Sa Phìn lại là vàng gốc, trên đỉnh núi cao, rừng sâu lại có không ít những bãi vàng lộ thiên. Những lời nhỏ to đó, không mang đến sự giàu có cho cư dân bản địa, ngược lại nó mang đến hàng trắng, sự khốn khổ và cảnh cướp bóc mà không ai nghĩ ở một xó rừng có thể diễn ra “như trong phim” vậy.
Mô tả ảnh.
Những hố khoét vàng tạm bợ thế này từng là nơi chui ra, chui vào của hàng trăm con người, ảo tưởng vào sự giàu sang có được từ bãi vàng (ảnh T.Phan)
Còn theo anh Phạm Tuấn Anh (Cán bộ kĩ thuật của xí nghiệp 304), đơn vị của anh Tuấn Anh là được giao nhiệm vụ thăm dò, bảo vệ, nghiên cứu đánh giá trữ lượng vàng nơi đây. Anh cho biết: Xí nghiệp 304 mới đến nghiên cứu đánh giá trữ lượng từ năm 2008 đến nay, đến thời điểm năm 2010 này xí nghiệp đã hoành thành 90% khối lượng công việc, vàng ở bãi Sa Phìn là vàng gốc, dự tính có trữ lượng từ 16 đến 19 tấn nếu khai thác.

Anh Tuấn Anh cho biết thêm: Rất khó xác định thời gian cụ thể "vàng tặc" khai thác ở đất này, chỉ biết rằng khi đơn vị anh đến thì tình trạng này đã diễn ra.

Người dân địa phương lớn tuổi thì cho rằng, mỏ vàng Sa Phìn là nơi mà tình trạng khai thác không phép đã diễn ra từ hàng chục năm về trước, những đoàn quân khắp nơi kéo về đây vơ vét. Có thời điểm lượng “vàng tặc” lên đến hàng nghìn người.

Móc tài nguyên quốc gia, tư túi cá nhân như thế nào?

“Đất ở bãi vàng khác lắm chị ạ, màu sắc nó khác, hình thù khác và cảm giác khi nắm tay vào đất đó cũng khác” một “vàng tặc” cho biết cảm quan khi chạm vào đất, đá nơi có quặng chứa vàng.
Mô tả ảnh.
Cảnh gùi quặng vẫn diễn ra hằng ngày tại mỏ (Ảnh T.Phan).

Từ một nguồn đất, đá mẫu có vàng, ông chủ có máy khai thác vàng hay còn gọi là bưởng, chỉ cần đưa cho quân và bảo: Cứ đi đào cho được bằng đất, đá như thế! Đào lên thấy đất, đá giống mẫu đất chủ bưởng đưa cho như vậy là có vàng. Thế là đám quân sẽ đi lần mò, họ tìm được nắm đất, đá và đưa cho chủ, chủ nhờ người có kinh nghiệm và chuyên môn, kiểm tra xác minh là có vàng, thì ngay lập tức sẽ dựng lán trại bên cạnh, đào hầm, lò, giếng để len sâu vào vách núi để lấy quặng chế vàng.

Sau khi khoét được quặng, họ cho người gùi đến máy nghiền quặng, nước quặng đầu tiên cho vào màng thủy ngân lọc để giữ vàng ở lại, nước thứ 2 đổ vào thùng có các loại hóa chất tách vàng, và bỏ các chất khác đi.

Mô tả ảnh.
Một “vàng tặc” bị bắt quả tang khi đang đục đẽo quặng, y khai rằng làm vàng để có heroin chích (ảnh T.Phan)
Như vậy, “vàng tặc” sẽ thiết lập các hang, thùng, hố để đào quặng, cần có máy để nghiền quặng và dùng nước suối cùng các hóa chất để tách vàng. Từ vàng được tách ra từ quặng, phải trải qua rất nhiều công đoạn để có vàng thương phẩm.

Chúng tôi đến bãi vàng Sa Phìn không phải đúng bãi vàng nóng nhất, đội quân vàng tặc vừa được dẹp đi tạm thời. Hỏi “vàng tặc” đi đâu, họ lắc đầu. Thế nhưng những cán bộ công tác lâu năm tại nơi này biết, khi thiết chặt con đường vận chuyển hàng khô, hóa chất cung cấp cho bãi vàng thì “vàng tặc” bị bỏ đói. Chúng nản lòng muốn chuyển đi… Dẹp ở Sa Phìn, vàng tặc chạy sang Minh Lương và ngược lại.

Vài trận mưa lớn đầu mùa, vài ba hang vàng đã sập. Bãi khai thác vàng rầm rộ xưa kia đầy những hàng quán, lán trại nay đã tan hoang. Từ hàng chục năm nay, tài nguyên của đất nước bị xâu xé một cách vô tội vạ, trách nhiệm quản lý thuộc về ai?

Bãi vàng này chỉ bình yên tạm thời

Mô tả ảnh.
Nhánh suối này đục cả ngày lẫn đêm, chứng tỏ ở ngoài là cái vẻ bình yên của mỏ vàng thì bên trong rừng sâu đội quân làm vàng còn đang đào đãi (ảnh T.Phan)

Đã có 1 trạm kiểm soát được lập ra để khống chế việc vận chuyển máy móc và lương thực lên bãi vàng, nó được túc trực thường xuyên bởi công an xã Nậm Xây, đại diện Xí nghiệp 304, Công an huyện Văn Bàn. Trạm kiểm soát có người trực cả ngày lẫn đêm mục đích là duy trì những ngày bình yên ở bãi vàng… Thế nhưng đó quả là công việc quá sức của lực lượng được bố trí mỏng. Có thể nói “ở đây không ngày nào bình yên, bởi lẽ chặn đường này “vàng tặc” chạy qua đường khác”.

Khi nghỉ tại lán trại của các công nhân kĩ thuật của Xí nghiệp 304 trên đường vào bãi khai thác vàng, ban đêm chúng tôi vẫn thấy những đoàn người hành quân lên bãi ở tận rừng sâu. Chú chó canh lán sủa cả đêm “khản giọng”…

Nhìn một nhánh suối, dòng nước vàng ối đổ ra con suối Nậm Xây, chúng tôi biết rằng từng giờ, từng phút vàng vẫn đang được triệt để khai thác “vô phép” ở mỏ vàng Sa Phìn.

  • T.Phan


Đón đọc Bài 2 : Vàng đã khiến “dân lụi” và đầu độc núi rừng thế nào?

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,