221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1288721
"Hà Nội bịt hay mở ngã tư cũng không phải tối ưu"
0
Photo
null
'Hà Nội bịt hay mở ngã tư cũng không phải tối ưu'
,

 - “Bịt lại cũng phải tối ưu, mở ra cũng không phải tối ưu, chỉ khi nào có cầu vượt, tức nút giao lập thể mới tối ưu, còn tất cả các giải pháp khác đều tạm thời”, bên lề Hội thảo Phát triển giao thông bền vững cho Hà Nội, Chánh Thanh tra Sở GTVT Thạch Như Sỹ nói.

"Cũng có người đề xuất với tôi hay bịt theo giờ. Bịt thì chống được ùn tắc giờ cao điểm nhưng bất tiện cho giờ thấp điểm, nhưng giải quyết cho giờ thấp điểm thì giờ cao điểm lại “chết”, tức là mỗi giải pháp có lợi cho một nhóm người nhất định".

Có thể bịt ngã tư theo giờ?

- Vậy quan điểm của Sở thế nào?

Cái gì có lợi nhất thì chúng tôi làm. Vì thế kể cả áp lực dư luận chúng tôi vẫn phải nghiên cứu cả về khoa học và trên thực tiễn.

Nói ví dụ có những nút không có lợi, chỉ 15 phút tôi tháo ngay như nút Tôn Thất Tùng, như từng ở vòng xoắn cầu Chương Dương, đường Khuất Duy Tiến…

Còn khi nào được đa số nhân dân ủng hộ và chúng tôi cảm thấy có hiệu hơn trước thôi thì chúng tôi thực hiện.

- Thế mình có thăm dò không, thưa ông?

Chúng tôi lấy ý kiến trên mạng, nói rõ ý đồ của mình để nhân dân đóng góp. Chúng tôi nhận được nhiều bài phản ánh của dư luận, nhưng dư luận cũng chỉ một trong những vấn đề cần xem xét, còn hiệu quả, cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý là vấn đề quan trọng nhất.

Có những cái đúng về lý luận nhưng chưa chắc đúng với thực tiến, có điều không phải tất cả các vấn đề đó chúng tôi đi giải bày với nhân dân hết được.

Mô tả ảnh.
"Bịt hay mở ngã tư cũng là tạm thời" Ảnh:VNN

- Nghĩa là đề xuất bịt theo giờ vẫn đang được xem xét?

Việc tổ chức giao thông là việc làm bình thường, cũng như các bạn viết báo: nay viết phóng sự, mai thấy phóng sự chưa được thì làm chùm ảnh, ngày kia làm ký sự hay đối thoại… Miễn khi nào chúng tôi thấy hiệu quả chúng tôi mới làm.

Chúng tôi đề xuất nhiều rồi, đường vành đai giao cắt với trục hướng tâm chỉ bền vững khi có giao cắt lập thể như hầm Kim Liên, cầu vượt ngã tư sở tốn cả trăm tỉ như có khi dân vẫn chưa hài lòng, nói chi mấy cái hàng rào, nên đó chỉ là giải pháp tình thế thôi, và còn nhiều giải pháp tình thế nữa. Khi lưu lượng xe thay đổi, các tham số thay đổi thì các nhà quản lý lại nghĩ các phương thức khác nhưng chúng tôi luôn trong tình thế chủ động.

Tổ chức giao thông là... không bền vững

- Cụ thể sau nửa tháng mình vừa tháo 3 nút trước đây đã bịt, ông đánh giá sao?

Vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều. Nhưng như tôi nói: Bịt thì lợi cao điểm, tháo thì lợi giờ thấp điểm.

Chúng tôi đang “nửa mở nửa cấm”: mở là dùng đèn, cấm là dùng vạch cấm rẽ trái, nghĩa là không cưỡng bức cứng nhắc bằng hàng rào mà đang hài hòa. Như tại một nút chúng tôi đang áp dụng 3-5 giải pháp: tạo điều kiện cho rẽ phải, điều chỉnh chu kỳ đèn, tăng cường CSGT chứ không chỉ cấm bằng hàng rào nữa.

- Nhưng vừa rồi khi các ông mở lại, nhiều chuyên gia nói nên bịt lại, dân nói nên bịt, CSGT cũng nói nên bịt, điều này có làm các ông băn khoăn?

Mô tả ảnh.
Ông Thạch Như Sỹ

Hà Nội có khoảng 10 triệu dân, khi bịt tôi được 6-7 triệu dân ủng hộ là được rồi, còn 3-4 triệu cũng là số đông nhưng tất cả các giải pháp đấy không thể chiều tất cả mọi người, nên tôi nói chúng tôi đang cố gắng hài hòa.
Ngay khi bịt có người nói nên, có người nên không nên.

Chúng tôi cần một thời gian, có thể nửa năm để nghiên cứu xem tính bền vững thế nào.

Người làm giao thông cần có một trái tim nhiệt huyết nhưng phải bình tĩnh, nếu chưa tìm được tiếng nói chung của công luận với thực tiến hay khoa học thì nên đặt hiệu quả lên trên hết. Nửa tháng, một tháng chưa nói lên điều gì.

Kể cả mở hay bịt, nếu tất cả ý kiến đồng tình bịt hay đóng chúng tôi làm được ngay, chỉ cần 15 phút chúng tôi có thể làm xong, nhưng để tạo ra hiệu quả đáp ứng nhu cầu là một bài toán cần tính toán.

- Biện pháp nào cũng chỉ là “tạm thời”, người dân đang đặt ra câu hỏi bao giờ mới có những giải pháp bền vững cho giao thông Hà Nội?

Giao thông là cái động nhất trong những cái động. Thành phố thì nay phát triển về phía Đông, mai phát triển về phía Tây cộng với nhiều chính sách xã hội khác ra đời. Lưu lượng xe mỗi tháng thêm mấy chục nghìn.

Khi các tham số nó thay đổi thì người tổ chức giao thông cũng phải thay đổi. Muốn bền vững thì chúng ta phải nói đến tàu điện ngầm, đường sắt… và cơ bản nhất phải là quy hoạch và phát triển các trục đường hướng tâm, các trục đường vành đai.

Tổ chức giao thông bản chất là không bền vững mà.

Xin cám ơn ông!

  • Chí Hiếu (ghi)
,
Ý kiến của bạn
,
,
,
,