221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1295870
Chuyện buồn một “gái điếm” không thể hoàn lương
0
Article
null
Chuyện buồn một “gái điếm” không thể hoàn lương
,

Tôi hỏi rất nhiều cô gái sau khi được phóng thích, ra khỏi trại phục hồi nhân phẩm rằng ra khỏi đây em sẽ làm gì. Họ thẳng thắn trả lời sẽ lại đi bán mình. Tôi đắng đót quay đi, biết là không thể dễ dàng biến một cô gái đã biến chất thành người lương thiện. Sa ngã có ba bảy đường, đường nào dẫn cô về với con đường sáng?

Cô gái chịu ảnh hưởng của... mất đất

Sinh năm 1982, Thuỷ là con út của một bà mẹ mất chồng, em của hai chị gái mồ côi. Cô khá mặn mà, dù đã trải qua 3 năm hành nghề. Những ngày đầu năm 2008 cô lâm bệnh, mẹ cô cũng liểng xiểng ốm. Trong khi cô đã thực sự rất chán con đường nhơ nhớp mà mình đã chọn một cách mù quáng.

Cô muốn tìm một đường thoát thân. Những ngày này, tủi hổ dâng lên, cô đã dám cãi lại cả má mỳ, cãi lại khách và trong tất cả mọi tình huống thường tìm cách phá bĩnh. Điều khiến cô còn lưỡng lự là không thể tìm đâu ra tiền để giải quyết cái khó khăn mà cả cô và mẹ đang vướng phải. Hai chị gái đã lấy chồng, sinh con, cuộc sống cũng nheo nhóc cùng cực.

Tôi là một gã “bảo kê” non nớt trong nghề. Lúc rảnh rỗi, cả bảo kê và nhân viên nữ lên ngồi chơi, nói chuyện. Tôi thấy mình nói chuyện hợp với Thuỷ, nên có nhiều đêm tôi chủ động gọi cô ra ngồi để tâm sự. Về chuyện cô đã đi làm điếm thế nào, và vì sao không thể hoàn lương

Mô tả ảnh.

Nhìn vào khuôn mặt hơn 20 tuổi đời của Thuỷ, vốn đã bị chai sạn bởi thời gian, bởi những “cuộc hành xác” đầy nước mắt, tôi biết cô đang có những suy nghĩ động trời, trong đó có con đường hoàn lương. (Ảnh minh họa - Nguồn internet)

Dù không muốn phơi bày một thân phận vốn đã bị đày đọa phũ phàng như thế. Nhưng vì cô là người dân cũng có hoàn cảnh như dân tôi đang bị đô thị hoá.

Và vì cô cũng giống như một cô gái từng ngoan hiền là bạn tôi. Tôi tự hỏi, có phải vì sự đô thị hoá nên cô và mẹ cô mất đất và đó là hậu quả “mở đường” cho cô đi làm nghề này, hay đó chỉ là một sự bao biện cho một sự buông thả không thể nào cưỡng nổi.

Tôi cũng đã đến những xã dọc quốc lộ 5 đi qua đất Hưng Yên, nhận thấy sự thay đổi chóng mặt nơi đây. Nếu nói sự đô thị hoá, sự ra tăng của các công ty một cách chóng mặt là hạn chế hết thì không phải. Không có sự hứa hẹn nào với người nông dân mà được thực thi một cách thoả đáng cả.

Người dân mất đất thiệt thòi vẫn thiệt thòi. Họ cứ nghĩ có công ty về thì họ được đổi đời, con cháu họ có công ăn việc làm. Cứ nhìn vào hoàn cảnh của Thuỷ khắc rõ.

Xóm Thuỷ, còn có 3 cô gái nữa cũng bị xua đi làm nghề điếm vì cơn gió thiếu tiền. Sinh ra đã không có điều kiện học hành tử tế, chấp nhận ở nhà để đợi có người đến hỏi là cưới, rồi trung thành với ruộng đồng, sinh con đẻ cái.

Ai ngờ, “nhà em còn mấy ruộng đâu mà làm”, Thủy chua chát nói. Quê tôi giờ cũng hoàn toàn bị cướp mất vẻ bình yên ngày xưa. Một vài cô gái ngày trước tôi quen, thậm chí muốn lấy làm vợ giờ cũng làm điếm và lang bạt tận nơi nào.

Lại còn chuyện chuẩn bị biến thành người dân của thủ đô. Và khi đó, không biết người dân quê tôi có mở mày mở mặt, hay lại càng làm tăng thêm những cô điếm đang hoạt động ngoài kia, những con phố heo hút Hà thành?

Cô xúc động: “Em không ngờ nó lại tai hại đến thế. Giờ đây người quê em cũng kêu giời kêu đất. Đói nghèo vất vả đã xua em đi thế này, chắc các anh khinh bọn con gái như em lắm. Nhiều lúc nghĩ cũng thấy tủi cực, nhưng biết làm thế nào hả anh. Ai bảo trời sinh ra chúng em làm con gái, lại để chúng em khổ?!”

Tôi biết, đối với cộng đồng, sự thay đổi nào cũng để lại hậu quả. Đô thị hoá là nhu cầu của xã hội, và ở thời điểm này, nó chỉ làm giàu cho một số đối tượng người, còn khi không còn đất đai, vốn đã gắn bó với người nông dân thì họ chả còn gì để sinh sống...

Nhìn vào khuôn mặt hơn 20 tuổi đời của Thuỷ, vốn đã bị chai sạn bởi thời gian, bởi những “cuộc hành xác” đầy nước mắt, tôi biết cô đang có những suy nghĩ động trời, trong đó có con đường hoàn lương.

Nhưng hoàn lương thế nào, ai chấp nhận cho cô hoàn lương, cô sẽ làm gì sau khi trở về cuộc sống bình thường, là một người lương thiện? Có những lúc vì thấy tôi và Thuỷ khá thân, tay chủ nhà nghỉ đưa tôi vào một tình thế khó xử.

Hắn nói: “Mày với cái Thủy đã quấn quýt như vậy thì cưới nhau đi”. Có Thủy ở đó, mặt tôi đỏ lên. Thì đó, trên tầng tum, chính Thuỷ lại hỏi tôi trước: “Anh khó xử vì lời của anh D. phải không? Anh không cần nghĩ ngợi gì, em chỉ là một con điếm, tự biết thân phận mình”

Không còn câu lạc bộ “hậu gái điếm”

Đã có thời gian Câu lạc bộ “hậu gái điếm” hoạt động tốt. Nói là câu lạc bộ cho oai chứ thực ra đó là là những buổi họp mặt của những người đã từng làm nghề này.Họ đã “rửa tay gác kiếm”, lấy chồng có người lấy được chồng “sạch” hẳn hoi. Giờ những người đó không còn hoạt động nữa, họ đã đoàng hoàng sống bên chồng con của họ, với cuộc sống bộn bề nhiều nỗi lo toan, chỉ thi thoảng gặp nhau hỏi han tình hình chứ không còn tổ chức tiệc tùng như trước.

Mô tả ảnh.
Một ổ mại dâm bị phát hiện (Nguồn Internet)
Thủy cũng là cô gái từng có thời gian hoạt động với những cô gái đã hoàn lương. Nhưng cô không thể hoàn lương như họ. Cô không có điều kiện bằng họ, vì mẹ ốm, vì cô không thể tìm được một người ưng ý, và vì cô không muốn đi làm thuê với một đồng lương ít ỏi.

Thủy thẳng thắn chứ không chối bỏ, công nhận mình đã vì tiền, cần tiền mà không thể nào từ bỏ con đường này. Cô đã vuốt nước mắt khi những người bạn của mình gọi điện hỏi han, giới thiệu cho người này người nọ để nếu hợp thì cưới.

Cô nói nhiều lúc không hiểu nổi mình, tại sao không thể chấp nhận một người đàn ông. Nếu cô đồng ý thì giờ cô đã làm vợ, làm mẹ.

Cô đã có một gia đình như bao cô gái khác. Khi câu lạc bộ hoạt động sôi nổi thì cô đứng bên lề, quan sát họ, đôi khi dè bỉu. Cô không còn đủ niềm tin vào đàn ông, bởi vì cô đã nhìn thấy những tấm gương lù lù trước mặt. Nhiều cô gái đã muốn hoàn lương, lấy chồng, cuối cùng vẫn đi làm điếm.

Vì sao? Vì người chồng của cô, vì cuộc sống cùng quẫn. Cho nên cô không muốn mạo hiểm. Chính tôi là người đặt tên cho đó là câu lạc bộ “hậu gái điếm”. Một cái tên gây cười, nhưng tất cả những cô gái điếm đã có chồng con đó vui vẻ chấp nhận. Rồi tôi lại là người chứng kiến nó lịm dần, không còn rôm rả nữa. Chỉ tiếc Thủy đã không thể “rửa tay gác kiếm” như họ, để đến giờ vẫn chênh vênh.

Ngoài những lúc ngồi trên sân thượng, tôi và Thủy thi thoảng còn đi uống nước, ăn chè thập cẩm với nhau. Nhiều lúc tôi nhắc đến chuyện Thuỷ nên bỏ nghề, cô lúc lắc đầu, lúc cười ứa nước mắt.

“Giá mà em không mồ côi bố, biết đâu em được học hành tử tế. Mẹ em chẳng đủ sức lo cho ba chị em”. Rồi cô lại nói: “Mà cũng chả biết đâu được, nhiều đứa con gái là sinh viên cũng đi làm điếm như thường, em là người trong nghề em biết. Sao xã hội lại sinh ra loại người như em nhỉ?”

Câu trả lời dành cho tất cả mọi người trong xã hội. Tại sao mỗi ngày những ổ chứa mọc nhiều hơn, nhà nghỉ mọc chi chít ngoài đường phố, ngoài bãi biển? Những “kỹ xảo” hoạt động của đối tượng này ngày càng tinh vi lọc lõi. Tôi đã nghĩ đến những câu trả lời từ lương tri, từ trách nhiệm của xã hội, từ tính nhân văn của con người.

Những cô gái đi làm nghề này không phải tất cả đều biến chất, đều đã hỏng cả. Tôi được biết có cô gái bị bố đẻ đẩy đi làm nghề, có cô làm việc cho Công ty dấm bên Ngô Thì Nhậm (Hà Nội) được mẹ làm tạp vụ ở nhà nghỉ gọi sang chơi rồi ép làm điếm vì thấy những cô gái điếm làm được rất nhiều tiền. Đúng, những người cha người mẹ hãy nhìn lại mình.

Xin đừng ai hỏi cô là ai, cô không muốn ai tìm gặp mình, cũng không muốn thân phận của mình bị phơi lên mặt báo. Nhưng tôi đã viết ra đây rồi, chỉ mong mọi người hiểu những thổn thức của tôi về một cô gái điếm.

Đừng hỏi cô là ai, mọi người có thể tìm thấy những người như cô đang đau đớn sống ở ngóc ngách nào đó của cuộc đời này.

Theo Pháp Luật


,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,