221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1297936
Bàn tròn trực tuyến: Lối đi nào cho game online?
0
Article
null
Bàn tròn trực tuyến: Lối đi nào cho game online?
,

9h30 sáng hôm nay thứ năm ngày 5/8/2010, Báo VietNamNet tổ chức bàn tròn trực tuyến với chủ đề "Lối đi nào cho game online?"

Trong những ngày qua, mục Tranh luận Onlines trên báo VietNamNet xoay quanh đề tài về game online đã và đang thu hút sự quan tâm theo dõi và tranh luận của đông đảo bạn đọc xa gần.

[video(19479)]


Nhằm tiếp tục cung cấp cho bạn đọc các ý kiến khách quan để làm rõ hơn hoặc về sự tác động của game online đối với cuộc sống xã hội, vào lúc 9 giờ 30 sáng thứ năm 5.8, Báo VietNamNet tổ chức bàn tròn trực tuyến với chủ đề Lối đi nào cho game online?

Khách mời của bàn tròn trực tuyến gồm có: PGS, Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình - Viện xã hội học, ông Trần Vĩnh Sa - Phó phòng Thông tin điện tử, Sở Thông tin & truyền thông,TP.HCM, ông Nguyễn Ngọc Dũng – Trưởng đại diện VP phía Nam Hiệp hội thương mại điện tử VN, ông Trần Vũ Hải – Luật sư, và một số game thủ tại Hà Nội và TP. HCM.

Mô tả ảnh.

Bàn tròn trực tuyến về Lối đi nào cho game online tại đầu cầu TP HCM. Nhà báo Đức Liên (giữa) và các khách mời, cùng nhóm biên tập trực tuyến

Nội dung trực tuyến:

Nhà báo Đức Liên (TP HCM): Thời gian qua, một trong những mối quan tâm lớn của dư luận cũng như game thủ là sẽ tạo điều kiện cho phát triển hay cấm game online? Tòa soạn VietNamNet đã nhận được rất nhiều ý kiến, phản ánh của bạn đọc về vấn đề này.

Nhằm tìm lối đi tích cực nhất cho ngành công nghiệp giải trí này, Báo VietNamNet đã mời các vị khách mời là chuyên gia, quản lý hiệp hội, và một số game thủ đại diện, để góp tiếng nói khách quan, nhằm rộng đường dư luận xung quanh vấn đề phát triển hay cấm game online.

Ông Trần Vĩnh Sa, Phó phòng Thông tin – điện tử (Sở TT& TT, TP HCM): Thưa các quý vị, Nhà nước không có những quy định cực đoan, như cấm game online. Gần đây có những thông tin là cấm game online nhưng không chính xác, vì chưa có quyết định nào cấm game online cả.

Theo khảo sát, số lượng game online phát triển từ năm 2006 chỉ là 2 game, nhưng hiện này đã là 65 game, tăng 30 lần.

Mô tả ảnh.
Ông Trần Vĩnh Sa: Nhà nước không cấm game online như một số ý kiến đề xuất gần đây

Thông tư 60 ra đời giúp tăng cường kiểm tra và quản lý game. Thời gian qua ở Tp.HCM đã có 8 cuộc thanh tra và xử lý 4 doanh nghiệp sau đó tiến hành kiểm tra rất nhiều đại lý Internet khác.
Chúng ta thừa nhận, game online có 4 tác hại: kích động bạo lực; cờ bạc – trá hình; khiêu dâm kích dục; gây ảnh hưởng đến việc học hành của học sinh.

Theo đánh giá tháng 5/ 2010 của Bộ Giáo Dục, khảo sát nhóm học sinh trong nhóm nghiện game nhận thấy nhóm đối tượng này có sức khoẻ và hạnh kiểm yếu kém.

Vì vậy, việc hạn chế số lượng trò chơi, nhằm bỏ các game bạo lực, thẩm định các nội dung game, cắt đường truyền chơi game từ 23h – 6h sáng hôm sau là hợp lý.

Nhìn rộng ra, chúng ta có quy định như không khuyến khích dùng thuốc lá, rượu bia, những quy định nào có ích và phù hợp với đời sống, được xã hội đồng tình và chấp thuận.

Theo tôi, không đề nghị cấm game online, chỉ đề nghị các hạn chế các game bạo lực . phát triển các game sạch, hướng tới nội dung lịch sử, văn hoá Việt Nam.

Hiện nay chưa có văn bản chính thức từ Bộ TTTT về việc cắt đường internet của các đại lý.
Thống kê cho thấy, 80% game thủ sử dụng internet tại nhà.

Chúng tôi cũng đề xuất quản lý game thủ bằng cách sử dụng CMND điện tử, kết hợp với chia độ tuổi của game thủ.

Mô tả ảnh.

Nhà báo Hải Yến đầu cầu Hà Nội đặt câu hỏi cho TS Trịnh Hòa Bình, Viện Xã hội học về tính bạo lực trong game online


Nhà báo Hải Yến: Thưa TS Trịnh Hoà Bình, quan điểm của anh một nhà nghiên cứu xã hội, thế nào là game bạo lực, thế nào không? thế nào là game có yếu tố khiêu dâm? Và làm thế nào đảm bảo được thuần phong mĩ tục Việt Nam trong lĩnh vực game?

TS. Trịnh Hoà Bình: Trong lĩnh vực game online, có thể nói gần đây điều chúng ta chưa đạt đến sự thống nhất mà gây tranh cãi chính là tinh thần của thông tư liên tịch 60 quy định cấm các game kích động bạo lực, kích động truỵ lạc dâm ô, vi pham thuần phong mĩ tục Việt Nam.

Chúng tôi quan niệm game là một cuộc chơi, là giải trí, nên không thể tránh khỏi những yếu tố bạo lực nhưng yếu tố bạo lực với kích động bạo lực là hoàn toàn khác nhau. Sau khi xem và thưởng thức một tác phẩm văn học, tham gia một cuộc chơi có những hình chém giết, nó nhấm nháp làm người chơi, người diện kiến thấy bị đắm mình trong không gian bạo lực và muốn tham gia thực hiện hành vị bạo lực.

Trong các quảng cáo ngắn dài hàng ngày chúng ta vẫn thấy, những hình ảnh sex không thiếu. Song các hình ảnh sex trong game không có nhiều và không nó tác động khiêu gợi hối thúc con người ta hành xử theo dục vọng thấp hèn.

Đây là lĩnh vực nhạy cảm đòi hỏi có sự đánh giá sự xem xét có cơ sở khoa học xung quanh câu chuyện phản văn hoá, chúng ta trao đổi hàng ngày hàng giờ. Còn cảm giác cuối cùng của người chơi sau khi bị đắm mình trong cuộc chơi, không bị thôi thúc thực hiện các hành vi bạo lực, hay cái gì đó xấu xa thấp hèn, và nó giữ cho người ta cuộc sống lành mạnh thì không đáng bị tẩy trừ. Tương tự như vậy những hành vi bạo lực được thực hiện trong game rất có thể là hành vi chiến đấu bảo vệ cái đẹp kết thúc là cái thiện thắng cái ác và con người ta vẫn hành xử theo quy lụât của cái đẹp thì điều đó cần được khuyến khích.

Nhà báo Hải Yến: Thưa TS Trịnh Hoà Bình, nếu được như anh nói thì game online quả thực quá lí tưởng. Nhưng chúng ta phải nhìn vào sự thật, nhiều game online không kiểm soát được chất lượng. Trong thế giới ảo đó người chơi có quyền bắn giết thậm chí một số game thì có thể hồi sinh sau khi bị giết, hoặc những game có hình ảnh phản cảm về người phụ nữ, ví dụ cứ mỗi bàn người thắng thì nhân vật nữ trong game phải cởi bớt 1 món đồ trên người cho đến khi thoát y hoàn toàn. Như vậy không thể nói là không có những yếu tố kích động bạo lực hay kích động dục vọng?

TS. Trịnh Hoà Bình: Những điều chị vừa nói tôi hoàn toàn đồng ý. Tuy nhiên, tôi biết chắc chắn các cơ quan có thẩm quyền chưa bao giờ xét phát hành cho những game như vậy. Người ta xét rất kĩ trang phục các nhân vật, trong quá trình nhập vai trực tuyến các cảnh chém giết sau này đã bị cấm và kiểm duỵêt, các cảnh đầu rơi máu chảy không qua được cửa kiểm duyệt.

Các nhà duyệt game, theo tôi được biết thì đã yêu cầu những gươm dài, giáo nhọn đã được thay bằng dao găm, đánh nhau bằng dải lụa hay quạt, cảnh chết của nhân vật trong game không còn giãy dụa để tạo cảm giác nhấm nháp thưởng thức như trước đây, cái đó chỉ tính điểm thôi. Yếu tố bạo lực trong game chắc chắc là có, nhưng đã bị lược bỏ tối đa.

Mô tả ảnh.

Gam thủ Phan Anh: "tôi thấy việc các cơ quan chức năng có cơ chế phù hợp quản lý về độ tuổi người chơi game là cần thiết"


Nhà báo Hải Yến: Gần đây có một số vụ án đáng tiếc đã xảy ra liên quan tới game, cuối tháng 4/2010, VietNamNet đã từng đưa tin về một trường hợp ở Tiền Giang, Phạm Quốc Thái mới 16 tuổi đã giết chính ông ngoại của mình. Khai với cơ quan pháp luật, sát thủ tuổi teen này nói rằng tại anh ta cứ nghĩ giống như trong game người bị giết xong có thể sống lại nên không thể ngờ rằng nhát dao oan nghiệt của cậu đã làm ông ngoại phải ra đi vĩnh viễn.

Trong bàn tròn trực tuyến “Lối đi nào cho game online?” hôm nay có sự tham gia của hai đại diện cho giới game thủ Việt Nam. Qua sự việc trên, các bạn nghĩ thế nào về những tác động tiêu cực của game với lớp trẻ?

Game thủ Phan Anh (Hà Nội): Bản thân tôi là một người đã có kinh nghiệm tham gia vào những
trò chơi trực tuyến đã lâu. Thường tôi nhận thấy những hành vi bạo lực, bức xúc thiếu kiềm chế do ảnh hưởng của game online chỉ xảy ra ở những em nhỏ, chưa đủ tuổi để tự chủ.

Còn đối với những người chơi game đã đủ trưởng thành thì gần như không có chuyện đó. Vì thế, tôi thấy việc các cơ quan chức năng có cơ chế phù hợp quản lý về độ tuổi người chơi game là cần thiết. Trường hợp phạm tội kể trên chỉ là cá biệt, không thể đại diện cho cả giới game thủ. Vì thế, tôi nghĩ không nên cấm game mà cần có quy chế quản lý phù hợp hơn.

K20D1440.jpg
Ông Hồ Vĩnh Khánh: Tôi có ý kiến về sự việc xảy ra liên quan đến game thủ. Định nghĩa nghiện game như nghiện ma túy khiến người nghiện có nhu cầu đòi hỏi không chính đáng, có thể đưa đến những hành vi bạo lực, tất cả đều do sự nghiện, tuy nhiên vấn đề ở đây là một sự việc xảy ra không đại diện cho tất cả những người chơi game. Theo tôi bất kể lĩnh vực giải trí nào mếu không có sự tiếp nhận và ứng xử hài hoà cũng có thể xảy ra sự cố đáng tiếc. Sự quản lý, nội dung và mục đích của game thủ trong trò chơi chưa chắc đã phải là lý do chính dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Nhà báo Hải Yến: Việc download một phần mềm chơi game online của nước ngoài từ internet có quá khó khăn với người chơi không? Giả định chúng ta có quy định cấm chơi game online, thì một ngày không game đối với các game thủ sẽ như thế nào?

Game thủ Phan Anh: Giả sử một ngày không có game online thì tất cả các game thủ đều trở về thời kỳ "đồ đá" game offline những năm 1998-2000, thường những phòng máy người ta cài đặt trực tiếp đĩa trong máy, các cơ quan chức năng rất khó quản lý, mà nội dung của game offline thì bạo lực không kém, hơn nữa phần lớn nội dung game offline cũng phát triển từ game online. Vì thế không nên cấm đoán mà nên có những phương thức quản lý phù hợp cho game online.

Bởi việc download và mua những phần mềm game online từ nước ngoài không phải quá khó và xa lạ trong thời đại công nghệ thông tin ngày nay. Nếu cấm game online trong nước thì người chơi rất có thể dễ dàng chuyển sang chơi ở những sever nước ngoài.

Luật sư Trần Vũ Hải

Luật sư Trần Vũ Hải

Luật sư Trần Vũ Hải: Chúng tôi thử thống kê 10 vụ vi phạm pháp luật gần đây nhất đăng tin trên các báo thì nguyên nhân không liên quan tới game.

Theo ước tính, hiện nay số lượng game thủ VN là 12 triệu người, chiếm khoảng 30% thanh thiếu niên. Có ý kiến cho rằng game online ảnh hưởng đến bạo lực học đường, nhưng thật ra không có chứng minh nào chỉ rõ được nguyên nhân trực tiếp liên quan đến game online. Vì vậy, khẳng định chưa có đủ căn cứ để nói game online là nguyên nhân của bạo lực. Nếu có, đó là những hiện tượng nhỏ lẻ.

Nhà báo Đức Liên: Vấn đề là chúng ta cần thận trọng khi đánh giá nguyên nhân tác động của game online đối với đời sống…

Cần xây dựng những tiêu chí rõ ràng về mức độ bạo lực, hành vi bạo lực và hành vi kích động bạo lực trong game. Nếu làm game về đề tài chiến tranh lịch sử, xây dựng cho người chơi nhập vai thì tính tích cực, tiêu cực không rõ ràng. Việc xét duyệt nội dung game đã giao cho cục phát thanh truyền hình. Chúng ta nên khuyến khích sản xuất trò chơi trực tuyến, trò chơi mang tính giáo dục, tránh tình trạng game nước ngoài lấn át.

Ông Nguyễn Ngọc Dũng

Ông Nguyễn Ngọc Dũng

Ông Nguyễn Ngọc Dũng, Trưởng đại diện VP phía Nam, Hiệp hội thương mại điện tử VN: Báo chí đã viết rất nhiều. Nhưng khi cơ quan Nhà nước ra quyết định thì vẫn có nhiều luồng dư luận.

Nếu tôi ở vị trí phụ huynh HS tôi sẽ có phản ứng khác, nhưng tôi đang kinh doanh thì phản ứng sẽ khác nữa.

Những bức xúc, mong muốn của những người liên quan trông chờ vào tính nghiêm minh và phù hợp với thực tế của những quyết định của cơ quan quản lý.

Chúng ta cũng cần xem xét để thông tin như thế nào là khách quan, bởi doanh nghiệp thì quan tâm nhưng người khác thì bàng quan. Quan trọng là người duyệt, như thế nào thì gọi là bạo lực. Nếu không có những yếu tố hấp dẫn thì không có người chơi.

Theo tôi, đối với vấn đề quản lý game nhập, nếu các game VN sản xuất đủ hấp dẫn thì chưa chắc game thủ đã chơi game nước ngoài.

Luật sư Trần Vũ Hải: Thực ra các game nhập đã được Việt hóa. Hiện nay Vina game có 1.000 nhân viên, VTC game có 1.100 nhân viên, ngành dịch vụ game online mang lại rất nhiều việc làm.

Chỉ khuyến khích các game nội do sản phẩm của ta chưa có chỗ đứng. Nếu chúng ta hạn chế, ngay lập tức game nước ngoài nhảy vào để Việt hóa, có lẽ chúng ta sẽ sập bẫy. Lúc đó có thể sẽ vẫn có đại lý và đại lý lậu, nguồn lợi nhuận sẽ chảy về đâu? Các nhà quản lý phải có tầm nhìn xa, phải nhìn thấy lợi ích của đất nước, nếu chúng ta không có chính sách phù hợp, thì DN nước ngoài sẽ lấn tới.

Ngành công nghiệp game có thể xuất khẩu được, VTC đã xuất khẩu game. Nhiều nước chưa phát triển game online và vẫn có nhu cầu sử dụng, thì chúng ta sẽ có lợi thế xuất khẩu. Tôi cho rằng sẽ là tội lỗi nếu ta bỏ mất nguồn lợi đó.

Nhà báo Đức Liên: Vấn đề game trở thành tâm điểm quan tâm của công chúng. Cũng có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề này. Theo anh nó đã thực sực khách quan chưa?

Ông Nguyễn Ngọc Dũng: Thời gian vừa qua báo chí đề cập nhiều. Mỗi khi cơ quan Nhà nước có quyết định, báo chí với vai trò là phản biện, mở rộng đường dư luận.

Vấn đề báo chí có khách quan hay không? Tôi không nhận định có khách quan hay không? Nhưng những DN có nhiều yếu tố chủ quan. Nếu đảm bảo tiêu chí không kích dục cờ bạc, bạo lực thì quan trọng là người duyệt game. Nếu chơi game không có tính hấp dẫn thì họ cũng không chơi.

Ông Trần Vĩnh Sa: Từ sáng tới giờ tôi nhận 3 cuộc điện thoại đề nghị các cơ quan quản lý cần

Ông Trần Vĩnh Sa
Ông Trần Vĩnh Sa

tăng cường đấu tranh chống lại tác hại của game online. Họ đề cập đến cơ quan quản lý cấp phép.

Hiện tại chúng ta có nhiều thanh thiếu niên bị tác động bởi game mình cần có số lượng rõ để xác định bên nào quan trọng. Nếu hạn chế game trong nước thì tạo thuận lợi cho game nước ngoài. Đối với game không được cấp phép thì đó là game lậu. Nhà nước phải quản lý chặt game này. Nếu chúng ta thẩm định cấp phép game trong nước thì phải quản lý game nước ngoài cũng như những loại hàng hóa khác vào VN.

Sở quản lý chặt đối với nhà phát hành chứ không phải người sử dụng. Sở có đề cập đến phân loại độ tuổi cho rõ ràng.



Nhà báo Đức Liên: Xin mời khách mời hiến kế cho cơ quan chức năng. Mời LS. Trần Vũ Hải tiếp tục cho ý kiến.

Luật sư Trần Vũ Hải: Hiện nay các em chơi nhiều, nhưng chúng ta tưởng tượng rằng nếu mai không còn game các em trẻ sẽ chơi cái gì? Tôi nghĩ sẽ phức tạp hơn cả khi không có game onlne. Việc game phát triển mạnh mẽ là do Nhà nước không quan tâm. Nhà nước phải tạo nhiều sân chơi lành mạnh cho các em chơi. Game dù phụ huynh không muốn nhà quản lý không muốn nó vẫn tồn tại.

Tôi có cảm tưởng nhiều người chưa hiểu game online đang tham gia nói về vấn đề đó thì chắc chắn sẽ sai lầm.

Còn chuyện can thiệp về mặt kỹ thuật, ta có làm được không và làm như thế nào vẫn chưa đưa ra. Phụ huynh luôn muốn giao con mình cho nhà trường, vì còn bận làm ăn, mà không quan tâm đến các em. Như thế không đủ, vấn đề là phụ huynh phải tìm hiểu và định hướng được cho các em.

Bên cạnh đó, các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật cần tìm giải pháp hạn chế cho các em các game có ảnh hưởng xấu.

Game online là một vấn đề xã hội toàn cầu. Game gián tiếp và trực tiếp truyền bá internet cho VN.

Hiện nay việc tạm dừng, cấm nhập là trái pháp luật. Nếu không có giải pháp căn cơ 5 năm nữa chúng ta vẫn còn những câu hỏi dạng này đặt ra.

-Nhà báo Đức Liên: Xin cám ơn LS. Hải đã chứng minh được những điểm tốt và xấu của game. Thực ra, nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa gameonline và gameoffline. Mà nhiều gameoffline còn có tính bao lực hơn cả gameonline, lại rất khó quản lý?

-LS. Trần Vũ Hải: Game offline là tiền đề của game online vấn đề quản lý ta đã có quy chế của nhà nước về vấn đề này. Còn vấn đề duyệt cụ thể thế nào thì chưa thấy. Theo tôi nghĩ những game này là game lậu. Các game đó do không quản lý được là do hai bên. Đại lý tìm cách tải và nhập từ ngoài về để đáp ứng nhu cầu người chơi. Nếu cấm hẳn game online thì game offine thì rất khó quản lý.

Trong trường hợp hạn chế cấm mà không đem lại hiệu quả thì phải xem xét lại thậm chí nó còn nguy hiểm hơn. Tôi cho rằng game online có thể quản lý được.

-Ông Hồ Vĩnh Khánh: Tôi đến với game online trong 5 năm ban đầu chỉ là hình thức giải trí. Thời gian sau tôi thấy có một số anh em đang chơi và xem đó như xã hội ảo mọi người có thể giao lưu được với nhau để chia sẻ kinh nghiệm sống.

Nếu nhìn game online theo khía cạnh tích cực, chúng ta sẽ có cơ hội làm được nhiều việc có ích tác động đến thế giới trẻ. Tôi đồng ý quan điểm làm thế nào quản lý game. Tôi nghĩ cần một sự hợp tác cả 3: DN và người chơi và gia đình. Nếu không cha mẹ sẽ không biết nhiều về game. Nếu mình biết con cái chơi gì mình có thể quan tâm và ngăn chặn những hành động đáng tiếc. Công nghiệp game cũng nhưng công nghiệp IT.

Nếu nhà nước nhìn vào góc cạnh ngăn cấm sản phẩm nhập vào thì tôi nghĩ nên chọn lọc sản phẩm nào được nhập thì đúng hơn. Vấn đề là gắn thêm trách nhiệm lành mạnh hóa về nội dung đối với DN kinh doanh game. Ví dụ Vina game tổ chức thi toán vào buổi tối tôi cho đó là hoạt động thú vị.


Mô tả ảnh.

TS Trịnh Hòa Bình: "Bài toán đặt ra là chúng ta không thể cấm nhập mà yêu cầu doanh nghiệp có định hướng sao có lợi cho bầu không khí của xã hội chúng ta".

Nhà báo Hải Yến: Thưa các vị khách mời, đầu cầu Hà Nội TS. Trịnh Hoà Bình xin có ý kiến phản biện. Vậy xin mời TS. Hoà Bình.

TS Trịnh Hoà Bình: Tôi hoan nghênh quan điểm của Sở Thông tin & Truyền thông Tp.Hồ Chí Minh là không cấm game nhưng tiến tới không cho nhập game. Xung quanh quan điểm này cũng có cái đáng bàn như ý kiến anh Dũng đã nói, không cho doanh nghiệp nhập game cũng là đánh đố vì các DN làm game của Việt đang chập chững, chúng ta đã thấy bài học game Thuận Thiên Kiếm của Vinagame rất vất vả rồi mãi mới ra được. Như vậy bài toán đặt ra là chúng ta không thể cấm nhập mà yêu cầu doanh nghiệp nhập có định hướng sao có lợi cho bầu không khí của xã hội chúng ta.

Mô tả ảnh.
TS.Trịnh Hoà Bình

Nếu cấm nhập là đánh đố. Và như ý kiến của anh Dũng đã nói, chúng ta còn phải hội nhập, nên phải học hỏi tiến tới mới sản xuất được.

Còn vấn đề trong ý kiến của anh Dũng đã nói thì đằng sau game là lợi ích của nhóm xã hội, nhóm của nhà doanh nghiệp nhập game như thế nào, trách nhiệm của giới quản lý ra sao, hoặc nhóm phụ huynh cũng như những người đang cảm thấy bức xúc về game ảnh hưởng đến cuộc sống của con trẻ... Đương nhiên có bộ phận rất lớn là những người đang bàng quan. Ở đây cần thiết có sự suy xét, chúng tôi thấy là báo chí, truyền thông có công lao rất lớn trong công cuộc đổi mới hội nhập nhưng tôi có cảm giác là trong thời gian vừa qua có một làn sóng ý kíến mang màu sắc chủ quan. Có rất nhiều không hiểu về game những đang nói về game như là khởi nguồn của tội lỗi chúng tôi nghĩ rằng cần phải khách quan trong đánh giá.

Ở đây tôi có chia sẻ ý kiến của bạn game thủ Phan Anh. Tuy nói chưa rành rẽ rõ ràng nhưng bạn đã đề cập đến khâu quản lý và độ bền vững của mỗi cá thể có thể chịu đựng áp lực ảnh hưởng xấu độc đến đâu. Đó là câu chuyện của giáo dục quản lý, là câu chuyện của mỗi gia đình để chúng ta xây dựng một xã hội mới mà vẫn duy trì được vấn đề đạo đức, đạo lý của người Việt Nam.

Nói về lợi ích của các nhóm thì nói thực là tôi không có lợi ích gì với game, chỉ bình luận. Xét về lợi ích của doanh nghiệp game mới chỉ có Vinagame còn các doanh nghiệp khác mới chỉ tham gia xung quanh nội dung số, truyền thông. Chúng ta làm sao để cho các doanh nghiệp đó xây dựng một ngành công nghiệp game Việt Nam là một câu chuyện mà cần có lộ trình. Với trách nhiệm nhà quản lý, những người quan tâm đến vấn đề này cần phải vạch ra lộ trình, tạo điều kiện cần và đủ cho doanh nghiệp có thể phát triển được với các game Việt đáp ứng được tiêu chí mà xã hội mong muốn.

Ông Trịnh Vĩnh Sa: Tôi đồng ý với ý kiến của ông Bình. Cần đánh giá lại việc cấp phép của Bộ TT&TT và đánh giá trách nhiệm của Bộ TTTT. Đây cũng là vấn đề lãnh đạo Sở TTTT đã từng có phát biểu yêu cầu chấn chỉnh, tăng cường thông tin thẩm định cấp phép của bộ TT&TT, đảm bảo game lành mạnh được tiếp cận nhiều hơn với người chơi. Đại lý cũng cần được đánh giá, vì có những quy định như đăng ký người chơi dưới 14 tuổi hoặc tên người chơi điều đó làm cho công tác quản lý địa phương rất khó khăn.

Ông Nguyễn Ngọc Dũng: Doanh nghiệp VN đang gặp khó khăn nhiều mặt chứ không chỉ là kinh doanh thương mại điện tử. Cơ quan Nhà nước phải có dịch vụ dừng lại cảnh báo hoạt động của DN nếu họ vượt quá quy định cũng như có chính sách phù hợp quy định pháp luật.

Chắc chắn chúng ta không đủ lực lượng nghiên cứu xã hội học về tác động của game online. Cơ quan Bộ và Sở nên có thống nhất rõ ràng. Tôi cảm giác dường như có gì đó chưa thống nhất ý kiến. Đối với DN kinh doanh, bài toán doanh số là quan trọng nhất, họ không thể bù đắp được chi phí trong thời gian khủng hoảng này. Nhiều lúc DN cũng nhìn thấy game có yếu tố bạo lực nhưng nó phải hấp dẫn mới hút được người chơi. Khi tung ra một game không có người chơi vì không có tính hấp dẫn sẽ ảnh hưởng đến nhiều vấn đề. Tất cả DN làm game đang rất lo lắng.

Chúng tôi đã khảo sát các tiệm game về suy nghĩ có nên truyền thông về game không? Cha mẹ khi ra tiệm game thấy các em chơi thì thấy đau lòng nên có phản ứng nhất thời gửi đơn thư đến các cơ quan chức năng rút giấy phép tiệm game này tiệm game kia. Chúng ta phải nhìn nhận lại hiện trạng và tác động của game như thế nào trong đời sống xã hội.

Chia sẻ thêm với qúy vị, doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh game không “chết”, mà hiện nay đã có một làn sóng Việt hóa. Việc cấm chỉ tác hại đến những DN trong nước đang hoạt động. Chúng ta nên có những chuyên gia đánh giá lại vấn đề này một cách toàn diện. Người chơi game có khả năng phát sinh tâm lý “càng cấm càng chơi”.

Nhà báo Hải Yến: Thưa TS.Trịnh Hoà Bình, ông nghĩ thế nào về tính khả thi của các biện pháp quản lý?

TS. Trịnh Hoà Bình: Tôi thấy nỗ lực của cơ quan quản lý Nhà nước mỗi ngày có thắt chặt hơn. Nhìn nhận thông tư 60, nhiều ý kiến cho rằng bất cập cho đến bây giờ đã bộc lộ ở mức độ nhất định. Như ý kiến của các game thủ đã nói, sau 3h chơi còn 50%, sau 4h chơi còn 25% sau 5h thì hết. Tuy nhiên mọi người vẫn nói có thể lách bằng biện pháp này khác, có lẽ tới đây phải quản lý bằng các biện pháp kĩ thuật.

Như bạn Phan Anh đã nói tới chuyện quản lý bằng chứng minh thư, nhiều ý kiến gặp nhau ở chỗ cần quản lý bằng chứng minh điện tử để siết chặt. Tôi cho rằng bất cứ một giải pháp gì đều không thể thay đổi cho giải pháp quan trọng là giáo dục của gia đình, mỗi cá nhân phải chịu các hành vi của mình trước pháp luật và cái này gắn kết với các giải pháp kỹ thụât.

Chúng tôi cũng bình luận không phải chúng ta thấy cái gì xấu, cái gì khó không quản lý mà lại cấm, phải để cho quyền giải trí của con người được thừa nhận. Công nghiệp giải trí game online một thành tựu của CNTT cần được phát triển trong một môi trường lành mạnh.

Tôi cho rằng, từ nhà cung cấp đến đại lý đều chưa làm đúng trách phận của mình, các doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm với xã hội. Năm 2006-2007 Vinagame phối hợp các chuyên gia bàn phương sách về con đường giải nghiện.

Nhà báo Đức Liên: Thưa các vị khác mời và bạn đọc VietNamNet, 2 tiếng trôi qua, chúng ta đã cùng nhau chia sẻ nhiều chiều và có những đánh giá khách quan, đúng mức về game online. Nhiều ý kiến không tán thành nhận định cho rằng game online là một “tệ nạn xã hội”.

Nếu chúng ta biết “gạn đục khơi trong” thì game online vẫn mang lại những yếu tố tích cực. Về công tác quản lý, trong bàn tròn trực tuyến này đại diện Sở TT&TT TP.HCM đã khẳng định không cấm game online mà chỉ tăng cường quản lý, hạn chế những game có tính bạo lực, khiêu dâm. Các ý kiến cũng đề nghị nên có cách quản lý tốt, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát triển lành mạnh, tránh sự lợi dụng, thao túng của các nhà sản xuất game nước ngoài.

Các ý kiến tại bàn tròn trực tuyến mong muốn cần có một đề án nghiên cứu khoa học về game online để từ đó Nhà nước sẽ ban hành chính sách khả thi đối với hoạt động game online.

VietNamNet xin chân thành cảm ơn các quý vị khách mời và bạn đọc đã quan tâm theo dõi và chia sẻ các ý kiến với bàn tròn "Lối đi nào cho game online?". Do thời gian giao lưu có hạn, với các đóng góp của bạn đọc gửi đến, VietNamNet xin đăng tải tiếp trong những bài viết tiếp theo dòng sự kiện đang được xã hội quan tâm này.

  • VietNamNet



,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,