221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1297438
"Thanh minh" của bác sĩ đề nghị Nguyễn Đức Nghĩa hiến xác
0
Article
null
'Thanh minh' của bác sĩ đề nghị Nguyễn Đức Nghĩa hiến xác
,

“Nếu Nghĩa đồng ý và được sự chấp thuận của pháp luật thì tôi nghĩ đó là điều hạnh phúc đối với Nghĩa. Bởi như vậy “Nghĩa chết mà không chết”, bác sỹ Khuất Duy Thái, tác giả bức thư đề nghị tử tù Nguyễn Đức Nghĩa hiến xác cho khoa học nói.

TIN LIÊN QUAN


Sáng 2/8, phóng viên đã có buổi trao đổi với ông Khuất Duy Thái, Phó chủ nhiệm khoa Ngân hàng Mô & Điều trị liền vết thương, Viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác về mục đích của việc đề nghị bị cáo Nguyễn Đức Nghĩa hiến mô, tạng cho ngành y.

- Thưa ông, dư luận thắc mắc rằng xuất phát từ động cơ nào khiến ông viết thư đề nghị bị cáo Nghĩa hiến xác?

Tôi khẳng định, ở đây hoàn toàn không có sự vụ lợi cá nhân hay bất cứ thứ gì được coi là vật chất.

Tôi nghĩ, bản thân vụ việc của Nghĩa đã gây ra nỗi đau rất lớn cho cả ba gia đình (nạn nhân, bị cáo Nghĩa và bạn gái của Nghĩa) và nó cũng đã trở thành cú sốc cho xã hội. Tuy nhiên, không vì thế mà tôi căm ghét Nghĩa, mà ngược lại tôi rất muốn Nghĩa được sống và cống hiến cho xã hội.

Bởi Nghĩa chết đồng nghĩa với việc gia đình và xã hội đã mất bao công sức nuôi dạy, đào tạo cậu ta. Ai cũng đều có phút giây bồng bột, nông nổi. Nhưng đó lại là chuyện của cơ quan pháp luật, ta không nên bàn đến.

Khi viết thư đề nghị này, tôi không chủ ý hay dã tâm khơi lại nỗi đau của gia đình nhà Nghĩa, không chủ đích là để lấy thi thể Nghĩa. Mà mục đích và mong muốn lớn nhất và duy nhất khi tôi viết đề nghị này là nhắm vào nhận thức của cộng đồng xã hội về việc hiến mô, tạng cho y học giúp cho ngành có cơ hội cứu chữa các bệnh nhân đồng thời cũng là điều cần được nhân rộng. Qua đó giúp ngành y phát triển hơn nữa.

d
Bác sỹ Khuất Duy Thái (Ảnh: N.P)

- Ông nghĩ thế nào khi phía gia đình bị cáo phản đối và có những lời gay gắt về đề nghị của ông?

Trước hết, tôi rất thông cảm và xin nhận mọi sự trách cứ của gia đình ông Nguyễn Đức Hùng (cha đẻ Nghĩa) về đề nghị của tôi. Tôi hiểu tâm trạng của ông Hùng cũng như gia đình ông.

Tuy nhiên, tôi nghĩ nếu đề nghị của tôi được chấp thuận thì tâm lý của gia đình cũng như tâm lý xã hội sẽ được giải toả. Từ đó các cơ quan chức năng có thể nghiên cứu và có sự quan tâm tới vấn đề này hơn.

Vì hiện tại Việt Nam đã có Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; nó đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2007, nhưng vấn đề tử tù hiến tạng thì chưa được đề cập tới.

Nếu Nghĩa đồng ý, gia đình cậu ta đồng ý và được sự chấp thuận của pháp luật thì tôi nghĩ đó là điều hạnh phúc đối với Nghĩa, dĩ nhiên, trong trường hợp Nghĩa không còn được khoan hồng tha chết. Bởi như vậy “Nghĩa chết mà không chết”.

Tức là, nếu một phần cơ thể, hay mô của Nghĩa được gắn trên cơ thể người khác, nó đồng nghĩa với việc một phần cơ thể của Nghĩa còn sống, còn tồn tại và như vậy cậu ấy đã vừa cứu giúp được người khác, đem lại sự sống cho người khác mặt khác cậu ta vẫn như còn sống. Vậy có nên làm hay không?

- Một số bạn đọc gửi thư tới TS thẳng thắn nói rằng: không cần đến mô, tạng của Nghĩa. Ông nghĩ sao về điều này?

Mỗi người có quyền nghĩ về việc này một cách khác nhau. Nhưng theo tôi, không nên nghĩ như vậy. Bởi như tôi đã nói ở trên, bất cứ ai cũng đều có những lúc bồng bột, sai lầm. Vậy nên chẳng có gì phải sợ hay ghê tởm cả.

Thêm nữa, cần lưu ý rằng, trong Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác quy định rất rõ rằng: người hiến và người nhận mô, tạng đều không được biết thông tin về người nhận và người cho. Hơn nữa, không phải giác mạc của người này được hiến thì ai cũng có thể nhận được vì để ghép mô cho bất cứ ai thì cần đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu về kỹ thuật. Điều này thì ngành y chịu trách nhiệm xác định.

- Đặt trường hợp là ông, hay người thân trong gia đình ông cần mô, tạng thì ông có sẵn sàng tiếp nhận mô, tạng của Nghĩa hay không?

Sẵn sàng quá đi chứ. Tại sao lại không nhỉ? Nếu được thì cũng đồng nghĩa rằng tôi được chữa khỏi bệnh, và cậu ấy cũng hãy còn sống. Tôi nghĩ, cái cần nhất là mình được chữa trị khỏi bệnh.

Tôi xin nói thêm rằng, ở Việt Nam hiện nay, việc hiến mô, hiến tạng sau khi chết còn rất hiếm. Chúng ta nên học các nước, nhất là Trung Quốc, việc tử tù hiến mô, hiến tạng được coi là nhiều nhất và đất nước sùng đạo Phật như Sri Lanka thì người dân hầu hết đều tự nguyện hiến mô, giác mạc sau khi qua đời.

Họ cho rằng đó là việc làm nhân đạo và giúp họ được siêu thoát. Bản thân tôi cũng như toàn thể cán bộ nhân viên trong Viện đều tình nguyện hiến toàn bộ cơ thể cho y học sau khi qua đời.

(Theo VTC)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,