221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1309864
Bộ Y tế: Bọ xít hút máu không truyền bệnh!
1
Article
null
Bộ Y tế: Bọ xít hút máu không truyền bệnh!
,

- Gần đây, một số thông tin đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng về xuất hiện bọ xít hút máu và có nguy cơ truyền bệnh, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, đến thời điểm này, chưa có thông tin, tài liệu và nghiên cứu nào thông báo có các loài bọ xít lây truyền bệnh ở Việt Nam.

TIN LIÊN QUAN:

>> Bọ xít hút máu tấn công khu đô thị ở TP HCM

>> Bà già 77 tuổi là "chủ nhân" ổ bọ xít ngàn con

>> Hà Nội: Lại phát hiện ổ bọ xít hút máu khổng lồ

Trên thế giới có khoảng 3.000 loài bọ xít khác nhau, trong đó có một số loài hút máu động vật, trong quá trình tồn tại và phát triển của loài này, người có thể là đối tượng ngẫu nhiên bị bọ xít đốt.

Cục Y tế dự phòng cho biết: Ở Việt Nam, bọ xít hút máu đã xuất hiện từ lâu. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có thông tin, tài liệu và nghiên cứu nào thông báo có các loài bọ xít lây truyền bệnh ở Việt Nam.

Mô tả ảnh.
Bọ xít hút máu được tìm thấy tại Hà Nội (Ảnh: VNN)

Theo báo cáo của các Viện Sốt rét- Ký sinh trùng- Côn trùng hiện thu thập được một số bọ xít ở các địa phương được các chuyên gia phân loại bọ xít của Viện Sinh thái - Tài nguyên sinh vật định loại là Triatoma rubrofassiata (khác với loài bọ xít Triatoma dimidiata phổ biến ở Trung Mỹ và loài Triatoma infestans phổ biến ở vùng Nam Mỹ có thể gây truyền bệnh Chagas - còn gọi là bệnh ngủ, bệnh lưu hành ở một số nước vùng Trung Mỹ và Nam Mỹ).

Cho đến nay, chưa có tài liệu nào công bố có bệnh Chagas ở Việt Nam. Đồng thời, chưa có tài liệu nào công bố giống bọ xít Triatoma tại Việt Nam có khả năng truyền bệnh Chagas.

Kết quả xét nghiệm 19 mẫu máu của 19 người ở 19 hộ gia đình bị bọ xít đốt không phát hiện ký sinh trùng gây bệnh Chagas.

Hiện nay, loài bọ xít hút máu này khi đốt chỉ gây cảm giác khó chịu, đau rát và ngứa tại vết đốt, đặc biệt là đối với người có cơ địa dị ứng.

Cục Y tế dự phòng khuyến cáo: Người bị bọ xít đốt nên rửa ngay vết đốt bằng xà phòng, tránh không gãi tại chỗ vết đốt, nếu vết đốt sưng nề cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị chống dị ứng và nhiễm trùng.

Ở vùng đã phát hiện có bọ xít hút máu: nên thường xuyên ngủ màn, mắc màn cẩn thẩn để bọ xít không thể chui vào màn đốt người. Khi phát hiện bọ xít nên tắt đèn và dùng đèn pin soi tìm và diệt.

Thường xuyên vệ sinh nơi ở, sinh hoạt, khi phát hiện bọ xít, côn trùng cần phun diệt bằng các sản phẩm hóa chất diệt côn trùng đã được Bộ Y tế cấp đăng ký lưu hành.

Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng mọi người dân hãy thực hiện tốt các biện pháp phòng bọ xít đốt như: thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, gầm giường, phòng ngủ, vệ sinh môi trường, thông thoáng ánh sáng nơi ở, nơi làm việc. Gia đình có thể dùng các bình xịt hóa chất diệt muỗi, gián để xịt và diệt bọ xít theo hướng dẫn của y tế địa phương.

TT- Huế: 14 phường, xã bị bọ xít hút máu tấn công

Ngày 23/9, ông Nguyễn Võ Hinh, Giám đốc Trung tâm Phòng chống sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, bọ xít hút máu người đã có mặt tại 14 phường, xã trên địa bàn tỉnh, 5 trường hợp bị bọ xít cắn.

Ông Hinh cho biết, bọ xít hút máu đã có mặt tại 12 phường của TP Huế và hai xã Phú Mỹ (huyện Phú Vang) và Lộc Bổn (huyện Phú Lộc). Người dân các địa phương trên đã giao nộp 36 con bọ xít hút máu người và có 5 trường hợp bị côn trùng này cắn.

Các con bọ xít tại TP Huế được xác định giống 100% những con bọ xít hút máu người được phát hiện tại Hà Nội và khẳng định đó là bọ xít hút máu.

Trước tình trạng trên, Trung tâm Phòng chống sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng tỉnh đã cử cán bộ đến từng người bị bọ xít hút máu người cắn, tiến hành xét nghiệm máu để theo dõi và chưa phát hiện một ca biến chứng xấu nào.

Nguyên Bình

  • Cẩm Quyên
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,