221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1309849
GLTT: Ngăn bệnh "nhà giàu" đốt túi người nghèo
0
Article
null
GLTT: Ngăn bệnh 'nhà giàu' đốt túi người nghèo
,

- Hàng ngàn bạn đọc nghe chuyên gia đầu ngành tư vấn cách ngăn căn bệnh hiểm: Phát hiện sớm, điều trị, dinh dưỡng đúng cách và dùng thuốc bảo vệ, bảo tồn thận.

Theo thống kê chưa chính thức của ngành y tế, Việt Nam có khoảng gần 6 triệu người bị suy thận, trong đó 72.000 người đã chuyển sang suy thận giai đoạn cuối và phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận. Chỉ có 600 người được điều trị (chiếm 10%), 90% còn lại tử vong. 

Một điều nguy hiểm là có rất nhiều người chưa biết mình bị suy thận và cuộc sống bản thân đang bị đe dọa bởi căn bệnh giấu mặt này. Đa số người bệnh đi khám ở giai đoạn rất muộn, có trên 50% người bệnh bị chẩn đoán sai, 67% người bệnh thận đến viện phải lọc máu ngay nếu không sẽ tử vong.  

Quá trình suy thận diễn biến kéo dài, âm ỉ. Đến khi xét nghiệm thì bệnh thường đã ở giai đoạn cuối, thận đã bị suy nặng và việc chạy thận nhân tạo hay điều trị thay thận cũng chỉ là giải pháp tình thế giúp duy trì cuộc sống được ngày nào hay ngày đó.

Suy thận âm thầm tiến triển theo 5 giai đoạn, người bệnh có thể chỉ thấy các triệu chứng mệt mỏi, tiểu nhiều, tiểu ra máu, phù (chân, xung quanh mắt), tăng creatinin huyết hoặc protein niệu,… khi chuyển sang giai đoạn cuối (chức năng lọc và thải chất độc của thận chỉ còn 1/10 so với mức bình thường). Lúc này, bệnh nhân phải điều trị bằng các biện pháp thay thế hỗ trợ  lọc máu chu kỳ, lọc màng bụng liên tục ngoại trú hoặc ghép thận mới có thể kéo dài sự sống.
 
Theo thống kê của ngành y tế, phí điều trị một năm của một bệnh nhân suy thận mạn tính (STM) vượt trên khả năng kinh tế của nhiều gia đình: khoảng 100 triệu đồng. Một người bị bệnh suy thận phải lọc máu 3 lần/tuần (khoảng 1,5 triệu đồng) và phải duy trì việc này đến khi chết (thường kéo dài đến 20 năm). 
 
Ngoài vấn đề phí điều trị thì tình trạng quá tải cũng khiến số bệnh nhân được chạy thận nhân tạo khá ít ỏi. Ở BV Bạch Mai Hà Nội, 46 máy chạy thận nhân tạo phải chia ra 4 ca để chạy suốt ngày đêm, mỗi ca từ 3-4 giờ. Tại BV Chợ Rẫy TPHCM các máy cũng chạy hết công suất nhưng chỉ giải quyết được hơn 200 bệnh nhân/ngày. 

Một trong những biện pháp hữu hiệu là ghép thận hiện vẫn chưa phổ biến do nguồn thận ghép không có. Một số người có nhu cầu ghép thận thường phải ra nước ngoài với chi phí ghép chỉ dành cho "nhà giàu". 
 
Thuốc để điều trị suy thận thì rất đắt, nhiều người không đủ điều kiện sử dụng nên thường "buông xuôi" để bệnh ngày càng nặng, và từ giã cuộc sống rất nhanh. 
 
Một giải pháp Đông y mới, ít tốn kém là Ích Thận Vương (giúp bảo vệ, tăng cường chức năng thận, làm chậm tiến trình suy thận và ngăn chặn bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn) nhưng vẫn chưa có nhiều người biết đến.
 
Thực ra suy thận không đáng sợ nếu bạn phát hiện sớm và tìm được giải pháp điều trị phù hợp túi tiền mà vẫn hiệu quả.

Để chuyển tải thông tin liên quan suy thận đến đông đảo bạn đọc, giúp quý vị tự phát hiện sớm bệnh, tham khảo các giải pháp điều trị hiệu quả, ít tốn kém, VietNamNet tổ chức Giao lưu trực tuyến "Suy thận - Ngăn bệnh "nhà giàu" đốt túi người nghèo" vào lúc 9h ngày 28/9/2010.

Dự giao lưu có các chuyên gia y tế đầu ngành của Việt Nam:

-
PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi - Nguyên Trưởng Trung tâm Thận nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai 

-
PGS.BS Trần Văn Chất - Chủ tịch hội Thận học Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Tiết niệu - Thận học Việt Nam.

NỘI DUNG BUỔI GIAO LƯU TRỰC TUYẾN:

d
PGS. Nguyễn Nguyên Khôi (bìa trái) và PGS. Trần Văn Chất tại buổi giao lưu trực tuyến với bạn đọc VietNamNet. Ảnh:Lê Anh Zũng

Tiểu ít, xanh xao, mệt mỏi, phù nề, chán ăn: Xét nghiệm máu ngay

Nguyễn Văn Hải, Nam - 50 Tuổi

Xin giáo sư cho biết những triệu chứng ban đầu của suy thận?

PGS -Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi: Có thể nhận biết triệu chứng của suy thận cấp qua số lượng nước tiểu thải ra trong ngày. Nếu bệnh nhân không có nước tiểu, hoặc nước tiểu đi được có lượng dưới 100ml trong vòng 24g là dấu hiệu cho biết bị suy thận cấp. Ngoài ra, bệnh nhân còn có các dấu hiệu khác như phù, sưng mặt, sưng mi mắt do ứ nước trong cơ thể.

Triệu chứng của bệnh suy thận mãn lại kín đáo hơn. Bệnh nhân thường chỉ có triệu chứng mệt mỏi, chán ăn, không muốn ăn, thiếu máu (thận còn có chức năng tiết ra kích thích tố để sinh hồng cầu). Nếu không để ý, bệnh nhân sẽ không đi khám bệnh và bỏ qua các triệu chứng này.

Một số triệu chứng cụ thể có thể nói:  nước tiểu có đạm ure tăng dần. Đã viêm cầu thận bao năm. Có cao huyết áp, tiểu đường hay không? Thận là một cơ quan bài tiết của con người. Đơn vị cơ bản của thận được gọi là nephron. Mỗi một thận có >1triệu đơn vị thận. Khi suy thận, các đơn vị thận này bị mất chức năng của nó một cách dần dần. Do đó, suy thận là một tình trạng bệnh lý diễn biến từ từ cho nên triệu chứng không rõ ràng. Người ta chia suy thận làm 5 giai đoạn trên cơ sở mức lọc cầu thận và người ta gọi đó là giai đoạn suy thận.

Giai đoạn 1: mức lọc cầu thận >90ml/phút.

Giai đoạn 2: từ 89-60ml/phút

Giai đoạn 3: từ 59-30ml/phút

Giai đoạn 4: từ 29-15ml/phút

Giai đoạn cuối: <15ml/phút

Người ta có thể chẩn đoán bệnh thận rất sớm nếu người ta biết rằng bệnh thận là hậu quả của nhiều bệnh: tiểu đường, cao huyết áp, viêm cầu thận, các bệnh thận di truyền,... Những người này ngay khi biết mình bị bệnh phải xét nghiệm đầy đủ, mức lọc cầu thận. Dựa vào kết quả sẽ biết được mình ở giai đoạn nào để có điều trị thích ứng.  Nhưng tất cả cần kiểm tra mức lọc cầu thận vì suy thận diễn biến qua 5 giai đoạn, kéo dài 5-6 năm. Nếu phát hiện và chữa trị tốt có thể kéo dài hàng chục năm.

Nguyen Huy Minh, Nam - 29 Tuổi

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng suy thận nhanh và nhanh nhất. Có thể nhận biết bằng những biểu hiện nào? Xin cảm ơn các giáo sư.

PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi: Suy thận gồm có suy thận cấp và suy thận mạn. Suy thận cấp diễn biến rất đột ngột và nhanh. Biểu hiện chủ yếu là vô niệu hoặc thiểu niệu. Nguyên nhân thường do tắc đường tiết niệu hoặc ngộ độc thuốc. Cũng có thể do viêm cầu thận nhiễm trùng. Bạn cần đến bệnh viện ngay nếu có hiện tương vô niệu hoặc thiểu niệu. Suy thận cấp nếu điều trị tốt sẽ khỏi suốt đời.
 
Nếu bị suy thận mạn, cần được theo dõi điều trị bảo tồn. Nếu không bảo tồn tốt, suy thận cũng xảy ra đột ngột do dùng thuốc không đúng (uống thuốc Nam hoặc các thuốc gây độc cho thận). Do đó, những người suy thận mạn cần luôn luôn được thầy thuốc theo dõi và điều trị suốt đời trên cơ sở mức lọc cầu thận.

a
PGS. Nguyễn Nguyên Khôi. 
Ảnh: LAZũng

Phạm Hoàng Dũng, Nam - 50 Tuổi

Nguyên nhân của bệnh thận hư? Khi nào thì xác định được thận hư kháng corticoid? Cách hiệu quả nhất để chữa bệnh thận hư là gì?

PGS Trần Văn Chất: Hội chứng thận hư có 2 loại: nguyên phát và thứ phát với các biểu hiện: phù niệu, nước tiểu có protein > 3,5g/24h, Albumin máu giảm, mỡ máu tăng. Hội chứng thận hư nguyên phát thường gặp ở tuổi thiếu nhi và thanh niên. Hội chứng thận hư thứ phát cần lưu ý do bệnh đái tháo đường và bệnh luput ban đỏ hệ thống. Trong điều trị thận hư nguyên phát thường dùng corticoid, khi điều trị theo phác đồ tấn công trong hơn 1 tháng và theo dõi lâm sàng, cận lâm sàng không thay đổi so với trước thì là kháng thuốc.

Đỗ Hữu Nhưng, Nam - 54 Tuổi

Kính chào bác sĩ, tôi thấy báo chí sách vở khi thì nói là suy thận, khi là suy thận mạn, vậy 2 bệnh này khác nhau thế nào về triệu chứng? Cảm ơn bác sĩ!

PGS Trần Văn Chất: Suy thận có 2 loại: - Suy thận cấp tính là suy giảm chức năng thận một cách đột ngột, biểu hiện bằng đái ít, vô niệu và các sản phẩm của dị hóa protein trong máu tăng (ví dụ: ure, creatinin), rối loạn điền giải, rối loạn toan kiềm đe dọa đến tính mạng người bệnh. - Suy thận mạn tính: là suy giảm chức năng thận 1 cách từ từ, ngày càng nặng và không hồi phục. Bệnh tiến triển qua 5 giai đoạn từ nhẹ đến nặng, giai đoạn cuối.

Lô Hằng, Nữ - 30 Tuổi

Chú tôi 46 tuổi trông cao lớn khỏe mạnh nhưng sau 1 lần tình cờ đến bệnh viện xét nghiệm bác sĩ lại kết luận là suy thận giai đoạn 1. Chính chú tôi cũng ngạc nhiên không hiểu vì sao. Xin bác sĩ cho biết vì sao người khỏe lại bị suy thận? Bệnh này có xảy ra với người trẻ tuổi và nhất là trẻ em?

PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi: Trong cơ thể thận đóng vai trò hết sức quan trọng: điều hòa điện giải, điều hòa lượng nước, lọc bỏ chất độc, điều hòa huyết áp, tạo máu…Đồng thời thận có khả năng bù trừ rất lớn. Thận được cấu tạo bởi các tiểu đơn vị chức năng thận. Trong suy thận, khi số lượng đơn vị chức năng thận giảm chỉ còn khoảng 20%, thận vẫn đảm nhiệm được vai trò của mình, người bệnh hoàn toàn bình thường khỏe mạnh. Do đó, vấn đề khám sức khỏe định kỳ đóng vai trò hết sức quan trọng trong chẩn đoán sớm suy thận.

Nguyễn Hằng Thư, Nữ - 43 Tuổi

Tôi được biết suy thận tiến triển âm thầm và chia làm 5 giai đoạn, đến giai đoạn cuối thì chỉ còn nước chạy thận nhân tạo, không theo được thì chết rất nhanh. Vậy theo bác sĩ suy thận có đáng sợ như ung thư và làm thế nào để phát hiện sớm bệnh này?

PGS Trần Văn Chất: Bệnh suy thận mạn luôn tiến triển theo chiều hướng xấu và dù y học thế giới hiện nay rất phát triển nhưng cũng không điều trị khỏi suy thận mạn, bệnh nhân không phục hồi được. Bệnh tiến triển âm thầm, khi biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài thì suy thận đã chuyển sang giai đoạn nặng. Đến giai đoạn cuối bệnh nhân bắt buộc phải dùng phương pháp điều trị thay thế: chạy thận, ghép thận để kéo dài sự sống nếu không bệnh nhân sẽ tử vong. Tuy vậy, nếu bệnh nhân suy thận tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt, thuốc men kết hợp với chạy thận (theo chỉ định) thì thời gian sống có thể kéo rất dài. Khám sức khỏe định kỳ đóng vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán sớm suy thận.

Hoàng Hải Phương, Nam - 28 Tuổi

Tôi nghe nói bệnh thận là bệnh di truyền có đúng không?

PGS Trần Văn Chất: Có một số bệnh thận di truyền. Ví dụ: + Hội chứng Alport là viêm cầu thận mạn kèm điếc di truyền. + Đa nang thận là di truyền theo gen trội ở người lớn và gen lặn ở trẻ em ở nhiễm sắc thể 16 và 4. + Bệnh ống kẽ thận mãn tính - hội chứng Fanconi.

Hoàng Phước Sang, Nam - 26 Tuổi

Đọc báo mới thấy suy thận mạn nguy hiểm chẳng khác ung thư, đã bập vô là chỉ có nước chết. Xin bác sĩ giúp chúng tôi, bày cách phòng ngừa căn bệnh đáng sợ này. Cảm ơn bác sĩ!

PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi: Để phòng ngừa suy thận cũng như các bệnh lý khác nói chung cần có chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh: Uống nhiều nước, chế độ ăn cân bằng, hạn chế ăn quá nhiều đạm, nên ưu tiên đạm chất lượng cao, ít ăn mỡ, đồ nướng, rán, không nên ăn quá mặn…, chế độ lao động làm việc vừa sức. Khám sức khỏe định kỳ có vai trò rất quan trọng trong chẩn đoán phát hiện bệnh sớm.

a
Ảnh: Bình Dương

Nguyễn Văn Tài, Nam - 42 Tuổi

Trẻ em có thể mắc bênh bẩm sinh liên quan tim, não, bộ phận sinh dục... Vậy bệnh thận có nằm trong số này? Xin bác sĩ cho biết cách phòng ngừa suy thận cho con cháu chúng ta?

PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi: Có bệnh thận bẩm sinh ở trẻ em: như hội chứng thận đa nang, Alport, Cystinosis… Để phòng ngừa các bệnh thận bẩm sinh ở trẻ em cũng như các bệnh bẩm sinh khác cần đề cao vấn đề chăm sóc, theo dõi thai nhi từ trong bụng mẹ. Theo dõi và khám thai định kỳ.

Nguyễn Hải Trầm, Nam - 30 Tuổi

Tui nghe nói thận ảnh hưởng nhiều đến cơ quan sinh sản, và đàn ông bị thận nguy hiểm hơn đàn bà, thường bị vô sinh. Xin hỏi bệnh thận ảnh hưởng thế nào đến đàn ông và phụ nữ?

PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi: Theo YHCT, thận có chức năng tàng tinh, chủ về sinh dục. Do đó khi thận yếu ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản ở đàn ông, Bệnh thận theo y học hiện đại là bệnh lý thuộc hệ tiết niệu: - Có chức năng ngoại tiết, quan trọng nhất: + Đào thải các chất cặn bã trong quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể (ure, creatinin, acid uric...) xem như các chất độc nội tại. + Đào thải các chất độc từ ngoài vào (chất độc ngoại lai): thuốc ngủ, thuốc an thần... + Góp phần cân bằng nước, các chất điện giải, toàn kiềm... - Chức năng nội tiết: + Tiết renin, tham gia vào hệ renin - angiotensin - aldosteron (RAAs) gây tăng huyết áp. + Tiết erythropoietin có vai trò trong cấu tạo hồng cầu. Trong suy thận mạn, vì thiếu erythropoietin nên người bệnh bị thiếu máu. + Sản xuất 1,25 dihydrocalciferol để tăng hấp thụ calci ở ruột non, góp phần cân bằng photpho - calci. "Chuyện ấy" chỉ bị ảnh hưởng trong suy thận nặng. Ngoài ra trên thận có tuyến thượng thận tiết androgen là tiền hormon testosterol ở nam giới - có thể giải thích cho lý luận YHCT về vấn đề suy thận ảnh hưởng tới vấn đề sinh sản nam giới.

Đặng Huyền Anh, Nữ - 35 Tuổi

Xin bác sĩ cho biết nước tiểu (lượng nước, màu sắc, mùi, số lần đi tiểu trong ngày) có phản ánh được tình hình sức khỏe không? Nước tiểu thường xuyên vàng sậm và có mùi khó chịu liệu có phải là mắc bệnh thận?

PGS Trần Văn Chất: Nước tiểu có thể gợi ý những điều bất thường hoặc bình thường của cơ thể. VD nước tiểu của người bình thường là trong, số lượng nhiều, không có cặn lắng, màu vàng nhạt, không có hiện tượng tiểu buốt, dắt, đau khi đi tiểu... Ngược lại là có hiện tượng bất thường cần đi xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm tiết niệu... hoặc khám bác sĩ chuyên khoa để phát hiện sớm là bệnh gì. Nước tiểu thường xuyên vàng đậm, mùi khó chịu có thể là biểu hiện của viêm nhiễm đường tiết niệu; hiện tượng nước tiểu màu vàng đậm cũng có thể xảy ra ở các bệnh lý khác như về gan, vỡ hồng cầu, do dùng thuốc…Vì vậy bạn nên tới cơ sở chuyên khoa thận tiết niệu để khám và làm các xét nghiệm khác để chẩn đoán.

Hùng Hậu, Nam - 44 Tuổi

Con trai tôi năm nay 9 tuổi, gần đây cháu hay buồn ói, xanh xao, vài lần tiểu ra máu. Liệu con tôi có bị suy thận mạn? Tôi phải làm gì? Cảm ơn bác sĩ nhiều!

PGS Trần Văn Chất: Cách phát hiện sớm nhất là chị nên đưa cháu đi xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm xem hiện tượng đi tiểu ra máu do đâu. Có thể do sỏi thận, viêm tiết niệu... Hoặc phát hiện suy thận sớm từ những kết quả xét nghiệm trên. Cách phòng ngừa suy thận: Bạn phải uống nhiều nước trong ngày, không ăn thực phẩm quá mặn, quá cay nóng, không được ăn nhiều đạm, chất béo và nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng để phát hiện bệnh thận và các bệnh khác nếu có.

Nguyễn Hoài Bắc, Nam - 40 Tuổi

Tôi là nhân viên văn phòng, thường phải ngồi nhiều, ít vận động. Ba tháng nay tôi thấy người rất yếu, lúc nào cũng mệt mỏi, thèm ngủ, ăn mất ngon thỉnh thoảng chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, đêm đi tiểu nhiều. Xin hỏi, có phải tôi bị suy thận?

PGS Trần Văn Chất: Những triệu chứng mà cháu kể gặp ở trong nhiều bệnh. Cần phải làm xét nghiệm máu (số lượng hồng cầu, bạch cầu, urê, creatinin, điện giải đồ), xét nghiệm nước tiểu (tổng phân tích, lắng cặn), siêu âm hệ tiết niệu để biết cháu có bị bệnh thận hay không.

Nguyễn Tiến Chấn, Nam - 27 Tuổi

Bị suy thận nhưng đã điều trị khỏi, xét nghiệm thấy các chỉ số đều bình thường thì bao nhiêu lâu phải đi xét nghiệm lại? Xin chân thành cảm ơn!

PGS Trần Văn Chất: Trong trường hợp này, bạn bị suy thận cấp tính. Khi đã điều trị khỏi thì hết phù, hết khó thở hết tăng huyết áp. Trong xét nghiệm máu Ure, Creatinin trở về bình thường, bạn cần kiểm tra hàng tháng trong 3 tháng. Nếu ổn định thì 6 tháng kiểm tra 1 lần.

Khi nào phải chạy thận, ghép thận?

Mô tả ảnh.
PGS Nguyễn Nguyên Khôi trả lời trực tuyến bạn đọc. Ảnh:LAZũng

Tran Huy Tiep, Nam - 52 Tuổi

Tôi xin hỏi thuốc mới điều trị suy thận độ I, độ II là những loại thuốc nào. Bệnh nhân phải sử dụng thuốc như thế nào cho đúng và an toàn.

PGS Trần Văn Chất: Suy thận là một hội chứng do nhiều bệnh gây nên và tiến triển qua nhiều giai đoạn, do vậy cần điều trị nguyên nhân và điều trị triệu chứng. Tùy nguyên nhân và triệu chứng mà chúng ta áp dụng các phương pháp điều trị và loại thuốc khác nhau.

Nguyễn Thanh Hải, Nam - 36 Tuổi

Thưa bác sỹ, điều trị bệnh hội chứng thận hư bằng thuốc tây loại nào là tốt nhất?

PGS Trần Văn Chất: Cần phân biệt hội chứng thận hư nguyên phát hay hội chứng thận hư thứ phát. Trong trường hợp hội chứng thận hư nguyên phát, ngoài chế độ ăn hạn chế muối, hạn chế mỡ và tạng động vật cần tăng đạm động vật để bù lại đạm mất trong nước tiểu, các thuốc điều trị gồm:

- Thuốc lợi tiểu nhóm Furosemid

- Nhóm Corticoids: Predniron, Prednisolon, Methyl prednisolon

- Nhóm ức chế miễn dịch: Cycrophosphamid, Imuran, Ciclosporin A (Sandimum), Cell cept.... Tùy theo thể trạng người bệnh và tổn thương mô học của bệnh mà chọn các thuốc trên hoặc đơn thuần hoặc phối hợp. Không có thuốc nào đáp ứng tốt chung cho mọi người. Trong hội chứng thận hư thứ phát, cần phối hợp điều trị nguyên nhân và điều trị triệu chứng. Trong trường hợp hội chứng thận hư do đái tháo đường không được dùng nhóm Corticoids.

Nguyễn Thu Hà, Nam - 41 Tuổi

Nếu ghép thận thì thời guan quả thận có tuổi thọ trung bình là bao nhiêu năm thưa các bác sỹ?

PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi: Trung bình là 15 năm nếu được theo dõi và được điều trị thường xuyên.

Võ Thanh Liêm, Nam - 22 Tuổi

Cho tôi hỏi sau khi ghép thận mình có thể sử dụng quả thận mới được thời gian lâu nhất là bao nhiêu năm ạ?

PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi: Sau ghép thận, trường hợp kéo dài nhất là 38 năm (ghép thận 2 người sinh đôi cùng 1 trứng).

Nguyễn Hồng Nhung, Nữ - 38 Tuổi

Hàng xóm nhà tôi thay thận ở Trung Quốc 2 năm nay, nhưng mặt anh ấy lúc nào cũng thâm đen. Xin hỏi: Khi thay thận rồi thì cuộc sống có trở lại bình thường không? Tình hình sức khỏe bị ảnh hưởng thế nào? Bệnh tình có khỏi hoàn toàn không ạ?

PGS Trần Văn Chất: Sau khi ghép thận, nếu người nhận được một quả thận khỏe mạnh và dung nạp tốt thì tiên lượng rất khả quan, có thể khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên chi phí ghép thận rất lớn, sau khi ghép thận phải dùng thuốc chống thải ghép suốt đời, chi phí cho thuốc này cũng khá lớn (6-8tr/tháng), đồng thời để bảo vệ quả thận ghép cần tuân thủ chế độ ăn uống, vận động hợp lý.

Nguyễn Văn Quát, Nam - 56 Tuổi

Tôi là bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối. Hiện đang lọc máu tại BV Đa khoa tỉnh Hải Dương đã được 8 năm. Tôi xin hỏi các chuyên gia một vấn đề sau: tôi có triệu chứng tê các đầu ngón tay và tê buốt, nóng rát, buồn bực 2 bàn chân liên tục suốt ngày đêm gây khó chịu và mất ngủ. Xin các chuyên gia cho biết nguyên nhân tại sao? Biện pháp điều trị? Cần dùng những loại thuốc đặc trị nào không? Tôi hy vọng sẽ sớm nhận được câu trả lời của các chuyên gia. Xin trân trọng cảm ơn.

PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi: Bạn chạy được 8 năm tại Hải Dương và có những biến chứng như bạn nói là đúng. Thời gian chạy thận càng lâu, tích luý lại trong cơ thể các phân tử trung bình ví dụ: Beta2 microglobulin. Bạn cần đến khoa thận nhân tạo bệnh viện Bạch Mai để tiến hành kĩ thuật thẩm tách siêu lọc máu. Thuốc sử dụng sẽ do bác sĩ chỉ định để hạn chế photpho tăng trong máu và uống canxi.

Nguyễn Văn Hỉ, Nam - 44 Tuổi

Má tôi năm nay 65 tuổi, bị tiểu đường và biến chứng sang suy thận mạn. Hiện tại, bác sĩ chỉ định là chạy thận nhưng tôi không biết sức má tôi có chịu nổi không? Ngoài chạy thận, má tôi có thể kết hợp thêm phương pháp điều trị nào khác? Cảm ơn bác sĩ!

PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi: Một trong những hậu quả của bệnh tiểu đường là gây tổn thương các mạch máu trong đó có các vi mao mạch cầu thận, lâu ngày dẫn tới suy thận. Vì suy thận đến giai đoạn nặng cần phải chạy thận: lúc đó chạy thận sẽ giúp bệnh nhân cân bằng lại hệ thống điện giải, nước, lọc bỏ các chất độc trong cơ thể, kéo dài sự sống cho bệnh nhân rất khả quan. Vì vậy, mẹ chị cần tuân thủ chỉ định của bác sỹ đồng thời điều trị bệnh tiểu đường là nguyên nhân dẫn tới suy thận. Kết hợp với chế độ ăn uống, vận động hợp lý, bổ sung vitamin, calci, erythropoietin.

Hải Điệp, Nữ - 37 Tuổi

Chồng tôi bị suy thận mạn tính và đã sang Trung Quốc ghép thận được 1 năm. Chồng tôi đã khỏe hơn nhưng tôi rất lo quả thận ghép sẽ yếu đi theo thời gian. Xin bác sĩ cho biết, chồng tôi có ghép thận lần hai được không? Có phương pháp nào làm duy trì quả thận ghép được lâu hơn không?

PGS Trần Văn Chất: Trước hết, bạn là người quá lo xa, chồng bạn ghép thận là phương pháp tốt nhất rồi. Bạn nên theo dõi kiểm tra hàm lượng thuốc trong máu thường xuyên đúng theo lịch hẹn của bác sĩ, kết hợp chế độ ăn uống, làm việc phù hợp thì thời gian sống của quả thận còn kéo dài. Nếu có sự cố có thể ghép lần 2 hoặc chuyển sang chạy thận nhân tạo, bệnh nhân vẫn có cuộc sống ổn định, bạn đừng lo lắng quá.

Ích Thận Vương - giải pháp bảo vệ, bảo tồn thận

a
PGS Trần Văn Chất: Nên xét nghiệm máu để phát hiện sớm suy thận. Ảnh:LAZũng

Khổng Văn Vĩnh, Nam - 51 Tuổi

Tôi đang điều trị suy thận mạn giai đoạn 1 ở bệnh viện tỉnh bằng thuốc tây hoàn toàn, khoảng 1 tháng nay nghe một bác sĩ đông y khuyên, ông dùng cả thuốc Tây và thuốc sắc. Xin bác sĩ cho biết như vậy có nguy hiểm? Xin bác sĩ tư vấn: bệnh của ba tôi có nên điều trị kết hợp đông tây y như vậy?

PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi: Bạn có thể kết hợp tây y và đông y để chữa suy thận mạn. Nhưng cần tìm đến các cơ sở y tế tin cậy, cũng như các bác sĩ đông y có trình độ. Có rất nhiều bài thuốc tùy theo mức độ bệnh, cũng như các thể loại bệnh theo phân loại của y học cổ truyền.

Hậu, Nam - 25 Tuổi

Mẹ cháu năm nay 54 tuổi, mẹ cháu bị suy thận 2 năm rồi, giờ thỉnh thoảng mẹ hay kêu đau đầu, chán ăn. Mẹ cháu chưa phải chạy thận ạ. Vừa rồi bác sỹ có bảo mẹ cháu uống thêm thuốc Ích Thận Vương. Cháu thấy mẹ cháu có vẻ nhanh nhẹn hơn, khỏe hơn trước đây. Vậy giờ mẹ cháu chỉ uống mỗi Ích Thận Vương có được không ạ? Cháu cảm ơn bác sĩ!

PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi: Mẹ cháu có thể tiếp tục uống Ích Thận Vương. Tuy nhiên, mẹ cháu cần xét nghiệm mức lọc cầu thận và các xét nghiệm khác để xác định mức độ suy thận và điều trị bảo tồn lâu dài bằng các loại thuốc khác nếu thấy cần thiết. Vì Ích Thận Vương chỉ là thực phẩm chức năng.

Nguyễn Kim Dung, Nữ - 45 Tuổi

Cách đây 5 tháng do thấy người có một số triệu chứng bất thường chồng tôi đã đến BV Bạch Mai để khám. Kết quả là chồng tôi bị suy thận mãn tính (độ II) do viêm cầu thận mãn tính. Cuối tháng 8 chồng tôi lại phải điều trị bệnh viêm loét dạ dày và hiện nay vẫn đang điều trị cả hai bệnh trên. Tới giữa tháng 9 vừa qua chồng tôi đi kiểm tra thì bệnh suy thận đã chuyển sang giai đoạn IIIa (craetnin là 338, Ure là 9.6, Hồng cầu 3.94. Huyết sắc tố 228...). Hiện nay tôi thấy trên thị trường có quảng cáo thực phẩm chức năng của CTy dược phẩm Á-Âu có tên "Ích Thận Vương" hỗ trợ điều trị bệnh suy thận mãn tính , nhưng tôi có hỏi bác sỹ chuyên khoa thì bác sỹ trả lời không dùng được vì nó là sản phẩm của Đông y. Vậy nhờ chương trình tư vấn cho tôi về thông tin trên và tôi mong nhận những pháp đồ điều trị tốt nhất của chương trình.Tôi xin chân thành cảm ơn.

PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi: Chồng bạn đã được bác sĩ kết luận độ 3. Cần phải theo dõi điều trị bảo tồn lâu dài để bệnh biến chuyển chậm hơn. Bạn có thể dùng Ích Thận Vương nồ như là 1 loại thực phẩm chức năng để bảo tồn tốt thận của bạn. Không có chống chỉ định Ích Thận Vương vì đã được xét nghiệm kali ở nồng độ rất thấp.

Hồng Phong, Nam - 43 Tuổi

Xin được hỏi thêm các Bác sĩ. Thuốc Ích Thận Vương, có thể dùng kèm với thuốc tây trong điều trị bệnh thận được không. Phương pháp sử dụng cùng lúc 2 loại thuốc. Thành thật cám ơn.

PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi: Ích Thận Vương là một loại thực phẩm chức năng có tác dụng bảo tồn tốt tình trạng của thận. Do đó, vẫn phải kết hợp với các loại thuốc khác để điều trị: thuốc hạ áp, thuốc điều trị tiểu đường... Có thể sử dụng chung 2 loại này theo ý kiến của thầy thuốc.

Nguyễn Anh Tú, Nam - 35 Tuổi

Tôi không bị bệnh gì về thận, uống Í́ch Thận Vương có tốt cho thận không và ngăn ngừa nguy cơ về bệnh suy thận không? Xin trân trọng cám ơn!

PGS Trần Văn Chất: Ích Thận Vương là một thực phẩm chức năng có tác dụng tăng cường chức năng thận đã được chứng minh không có hại cho cơ thể. Vì vậy bạn có thể dùng Ích thận vương khi không bị bệnh nhưng cần theo dõi về lâm sàng: lượng nước tiểu hàng ngày, huyết áp và cận lâm sàng (máu và nước tiểu).

Trà Quang Doan, Nam - 51 Tuổi

Tôi muốn hỏi Thầy thuốc Nhân dân rằng : Bệnh suy thận mãn tính có thể chữa khỏi bằng thuốc Nam không? Tôi thấy rằng, mẹ của tôi có thể hái một số lá cây,đào rễ một số cây ( sung,ngái,cau,dừa,chuối,...) và một số dây leo thuộc họ bìm bìm, thêm vào đó còn có cây tầm gửi,... sao vàng ,khử thổ cho người bị bịnh thận suy sắc uống trong một thời gian ngắn thì khỏi bệnh (Có một số trường hợp BV trả về,cũng khỏi) Đây là bài thuốc gia truyền, theo tôi nhận xét là rất hiệu nghiệm . Nếu thầy cho rằng có thể chữa bệnh bằng thuốc Nam, tôi sẽ theo dõi cách lấy thuốc của bà và cung cấp cho thầy nghiên cứu -để cứu người! Tôi gửi ý kiến nầy không nhằm quảng cáo gì cả ( Vì mẹ tôi không lấy tiền bán thuốc, chỉ cho thuốc cứu người)

PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi: Bệnh suy thận mạn không có bất kì loại thuốc nào chữa khỏi được. Các loại thuốc là để điều trị các biến chứng xảy ra trong quá trình bệnh. Thuốc Nam không có khả năng điều trị bệnh, nhưng có khả năng điều trị bảo tồn. Tuy nhiên, khi dùng thuốc Nam nếu không được cân nhắc cẩn thận sẽ có tình trang kali trong máu cao gây ngừng tim. Hiện nay, có sản phẩm Ích Thận Vương là một loại thực phẩm chức năng bao gồm các loại thuốc Nam cần thiết đã sử dụng từ trước đến nay. Bạn có thể sử dụng thường xuyên để điều trị bảo tồn.

Nguyễn Văn Sớm, Nam - 47 Tuổi

Chào bác sĩ! tôi đang uống thuốc điều trị bệnh lao, nghe nói thuốc này rất độc đối với thận, vậy tôi có nên uống Ích Thận Vương để thải bớt độc tố của thuốc tây?

PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi: Bạn có thể dùng Ích Thận Vương để hỗ trợ và bảo vệ thận. Vì trong Ích Thận Vương có nhiều vị thuốc bổ huyết, bổ khí, và bổ thận, tăng cường loại bỏ các chất độc như hoàng kỳ, đan sâm; tăng cường sức đề kháng cơ thể, như Linh chi đỏ - bảo vệ gan, thận, chống oxy hóa, mã đề, râu mèo lợi tiểu, tiêu viêm...

Phan Bá Ất, Nam - 55 Tuổi

Tôi bị tiểu đường xét nghiệm Creetinin 127. Tôi xin hỏi như vậy tôi có bị suy thận không? Độ mấy? Uống thuốc gì thích hợp. Bác sĩ bảo suy thận và cho thuốc Avandia 4mg và Beejetil 150mg nhưng tôi thấy tờ hướng dẫn dùng đều cảnh báo suy thận. Vậy có nên uống không? Xin cảm ơn!

PGS Trần Văn Chất: Bạn bị đái tháo đường và xét nghiệm máu có nồng độ Creatinine 127 micormol/lit thì đã có suy thận nhẹ. Bạn cần điều trị theo chuyên khoa để khống chế không tăng huyết áp,huyết áp ở mức 130/80 mmHg và nồng độ Glucose dưới 7,1 mmol/lit, HbA1C dưới 6%.

Duong Thu Thuy, Nữ - 35 Tuổi

Em bị suy thận mãn đã 5 năm nay, do phát hiện kịp thời nên em chưa phải chạy thận, hiện nay em vẫn đi làm bình thường và đang điều trị tại bệnh viện 115, hàng tuần đều đi tiêm thuốc tạo máu và uống các loại thuốc theo chỉ định của bác sỹ. Mặc dù em đã thực hiện chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt và tập Yoga đều đặn nhưng chỉ số Creatinin vẫn có tăng nhẹ theo thời gian. Em xin bác sỹ tư vấn cho em làm cách nào để bệnh không tiến triển nặng hơn, phương pháp Ích Vương là gì? và em có thể làm theo phương pháp này như thế nào? Với khoa học ngày càng tiến bộ, theo bác sỹ thì có thể nào trong tương lai y học có thể chữa khỏi bệnh suy thận được không? có thể dùng thuốc tái tạo các mô thận bị hỏng không? Hay là những người như em sẽ sống chung với bệnh suốt đời? Xin cảm ơn bác sỹ.

PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi: Bệnh suy thận không chữa khỏi được. Tuy nhiên, những việc cháu đang làm và đang được bác sĩ điều trị sẽ kéo dài cuộc sống của bạn. Nếu chúng ta điều trị bảo tồn tốt thì đến năm 50-60 tuổi mới phải lọc thận. Hiện nay chưa có phương pháp gì kể cả phương pháp sinh sản vô tính cũng chưa chữa được bệnh suy thận. Ích Thận Vương là thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ điều trị bảo tồn, cháu có thể sử dụng lâu dài nếu có điều kiện kinh tế.

Chẩn bệnh từ xa

a
PGS. Trần Văn Chất. Ảnh: LAZũng

Đào Hồng Khánh, Nữ - 39 Tuổi

Mẹ tôi đã 70 tuổi và bị sỏi thận 2 năm nay, nay mẹ tôi có dấu hiệu suy thận mạn như sưng phù, tiểu khó. Xin bác sĩ tư vấn: mẹ tôi nên làm những xét nghiệm nào? Nên làm ở bệnh viện tỉnh hay đến bệnh viện Bạch Mai Hà Nội?

PGS Trần Văn Chất: Bệnh nhân bị sỏi thận đã biến chứng suy thận ta phải xác định sỏi thận ở vị trí nào và đã giải quyết chưa. Nếu giải quyết nguyên nhân càng sớm thì chức năng thận sẽ được hồi phục. Nếu đã quá lâu mà chức năng thận suy, bạn nên làm những xét nghiệm sau để đánh giá mức độ suy: xét nghiệm sinh hóa máu: urê, creatinnine, axituric, điện giải đồ... và làm mức lọc cầu thận để xác định suy thận độ mấy. Ngoài ra, bạn phải làm xét nghiệm huyết học: số lượng hồng cầu, Hb, Hct... Tổng phân tích nước tiểu và siêu âm thận 2 bên thì mới đánh giá bệnh nhân ở suy thận giai đoạn mấy. Hiện nay, dựa vào mức lọc cầu thận xác định suy thận từ độ 1 đến độ 5 (trên thế giới), từ độ 1, độ 2, độ 3a, 3b và độ 4 (ở Việt Nam). Từ 3b đến độ 4 (hay thế giới là độ 5) gọi chung là suy thận giai đoạn cuối có 3 phương pháp điều trị ghép thận, lọc màng bụng và thận nhân tạo. Bệnh nhân có thể tới Bệnh viện đa khoa tỉnh để khám, làm xét nghiệm hoặc nếu có điều kiện thì tốt nhất đưa Bệnh nhân tới các Bệnh viện trung ương như BV Bạch Mai.

Trịnh Thu Hằng, Nữ - 39 Tuổi

Mẹ tôi 51 tuổi, bị suy thận mạn giai đoạn 2. Đầu năm 2010, mẹ tôi phải nằm viện một tháng để điều trị, nay sức khỏe đã khá hơn, mẹ tôi không còn buồn nôn chóng mặt, dù vẫn tiểu khó. Xin bác sĩ cho biết, suy thận có thể khỏi hoàn toàn được không? Có cách nào giúp mẹ tôi hạn chế sự phát triển của suy thận?

PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi: Suy thận mạn cho đến nay chưa có biện pháp nào điều trị khỏi hoàn toàn được trừ khi Bệnh nhân được ghép thận. Nếu chuẩn đoán chính xác là suy thận giai đoạn 2 có nghĩa là bạn còn được điều trị bảo tồn lâu dài nếu biết đúng cách. Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và thuốc men. Tôi chưa rõ bạn suy thận do nguyên nhân gì nên tôi chưa trả lời bạn phương pháp điều trị bảo tồn như thế nào là tốt nhất, chỉ khuyên bạn nên về Hà Nội, đến khoa thận niệu kiểm tra lại và bác sĩ sẽ cho hướng điều trị bảo tồn tốt nhất. Còn hiện nay, nếu sử dụng các loại kháng sinh, bạn nên thận trọng, hãy đọc kỹ xem thuốc đó có độc với thận hay không. Điều này vô cùng quan trọng, vì nếu thận đã có tổn thương mà sử dụng những thuốc độc với thận, kể cả thuốc nam sẽ làm cho thận đang suy từ độ 2 xuống độ 4 rất nhanh mà phải điều trị thay thế thận sẽ rất tốn kém.

VĂN NAM, Nam - 38 Tuổi

Hồi còn bé tôi đã uống 01 bát nước mắm sau đó đi tiểu ra máu, lớn lên tôi có bị ảnh hưởng tới thận và đã chữa khỏi. Hiện tôi thỉnh thoảng bị đau (mỏi ở lưng, đau nội tạng) và đi tiểu rất nhiều 6-7 lần/đêm. Xin bác sĩ tư vấn!

PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi: Hiện nay bạn nghi ngờ bị bệnh thận, bạn cần đến bệnh viện để khám và xét nghiệm. Việc tiểu ra máu lúc còn trẻ của bạn đã được chữa khỏi nên không ảnh hưởng gì.

Trần Đăng Quang, Nam - 24 Tuổi

Cách đây 6 tháng, tôi có đi siêu âm, bác sĩ cho biết tôi bị sỏi thận bên trái, kích thước 11mm. Do tính chất công việc hay đi tiếp khách, phải bia rượu nhiều nên tôi rất lo lắng và sợ suy thận. Mong được tư vấn điều trị phù hợp! Xin chân thành cảm ơn!

PGS Trần Văn Chất: Trong trường hợp của bạn, cần biết đài bể thận trái đã giãn chưa, kích thước thận trái đã to chưa và chức năng thận có giảm không để có phương pháp điều trị thích hợp: Hoặc dùng Kim tiền thảo, Rovatinex để bào mòn và tống sỏi Hoặc tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua nội soi, tán sỏi qua da theo chỉ định của thầy thuốc niệu khoa. Hoặc mổ nội soi, hoặc mổ mở.

Lương Kim Bình, Nam - 29 Tuổi

Tôi cao 1m69, 65 kg, thường xuyên đi tiểu nước vàng, thỉnh thoảng đau thắt lưng, cao huyết áp (100 và 140), hay đi tiểu ban đêm. Mẹ tôi cho tôi biết thì từ hồi còn nhỏ là đi tiểu đã như vậy rồi. Vậy tôi có bị hiện tượng suy thận không? Và có phải do di truyền (mẹ và chị gái tôi cũng bị bệnh về thận) không? Cách chữa trị như thế nào là hợp lý? Mong nhận được hồi âm Xin cảm ơn chương trình và các bác sĩ.

PGS Trần Văn Chất: Như vậy là bạn bị tăng huyết áp tối thiểu, cần làm xét nghiệm nước tiểu, máu, siêu âm hệ tiết niệu, điện tim đồ để tìm nguyên nhân. Muốn biết suy thận cần thử creatinin máu, bình thường creatinin máu dưới 120 micromol/lit. Bệnh thận di truyền hay gặp: đa nang thận. Các bệnh dị tật bẩm sinh khác của hệ tiết niệu như: thiểu sản thận, niệu quản đôi, thận móng ngựa ít gặp hơn. Hội chứng Alport (viêm cầu thận kèm điếc) là bệnh thận gia đình thường truyền cho con trai.

Nguyễn Ngọc Hân, Nam - 30 Tuổi

Mẹ tôi bị suy thận hiện đang điều trị bằng cách lọc màng bụng chu kỳ ngoại trú. Hàng tháng về khám và lấy dịch lọc màng bụng tại bệnh viện Bạch Mai. Đến nay đã được 5 năm. Xin các bác sĩ cho biết đến khi lọc màng bụng không còn tác dụng nữa phải chuyển sang lọc máu (chạy thận nhân tạo) thì mẹ tôi có thể kéo dài sự sống thêm được khoảng bao nhiêu năm nữa. Xin cảm ơn!

PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi: Mẹ bạn lọc màng bụng kéo dài được 5 năm, còn có thể kéo dài hơn nữa đến 8 hoặc 10 năm. Khi không còn khả năng lọc mang bụng tiếp tục thận nhân tạo thêm hàng chục năm nữa nếu được theo dõi cẩn thận, điều trị tốt và chuyển thời gian đúng

Thu Ha, Nữ - 23 Tuổi

Xin bác sĩ cho biết: vào bữa ăn tối tôi chỉ cần ăn 1 chút canh hoặc uống 1 cốc nước. Đến 10h trước khi đi ngủ tôi phải đi vệ sinh nhưng trong đêm tôi vẫn phải dậy đi vệ sinh tiếp. Sáng tôi phải dậy lúc 5-6h vì bụng căng cứng để đi vệ sinh tiếp. Chiều cao và cân nặng của tôi lần lượt là 155cm, 46kg .Nhưng trông mặt rất béo, mặt như giữ nhiều nước vậy. Tình trạng sức khỏe của tôi như vậy có nói lên điều gì đối với thận của tôi không? Rất mong BS giải đáp giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn !

PGS Trần Văn Chất: Bạn muốn biết có bệnh thận hay không cần phải đi xét nghiệm: - Nước tiểu: để biết có protein, hồng cầu, bạch cầu, trụ hình hay không - Máu: để biết ure, creatinin, acid uric có tăng hay không. - Siêu âm hệ tiết niệu để biết kích thước, hình dáng đài bể thận, tuyến tiền liệt và các tổn thương khác kèm theo. - Trong một số trường hợp phải làm thêm Xquang niệu đồ tĩnh mạch, chụp cắt lớp vi tính thận theo chỉ định của thầy thuốc.

Hoàng Ngọc Nhi, Nữ - 28 Tuổi

Mẹ tôi 59 tuổi bị suy thận giai đoạn 4 từ năm 2009. Từ đó đến nay,mẹ tôi phải đi chạy thận ở bệnh viện Bạch Mai tuần 3 lần, mỗi lần 4 giờ. Nhưng mẹ tôi mỗi ngày một yếu đi. Xin bác sĩ nói thật: Liệu mẹ tôi có cơ hội cải thiện sức khỏe? Có cách nào khác để mẹ tôi khỏe lên? Xin bác sĩ cho lời khuyên về việc ăn uống cho người chạy thận như mẹ tôi.

PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi: Hiện nay bệnh nhân thận nhân tạo ở Việt Nam còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết vì điều kiện kinh tế nước ta còn nghèo, bảo hiểm y tế chi trả còn hạn chế. Do đó, sự hiểu biết và đóng góp của gia đình là vô cùng quan trọng. Tôi chưa biết điều kiện của anh chị ra sao nhưng đứng về chuyên môn tôi chỉ có lời khuyên, điều trị chống thiếu máu đủ liều epo, sắt, canxi, vitamin, đạm thận và điều quan trọng là lọc máu đầy đủ, có nghĩa là tuần chạy 3 lần, mỗi lần 4 tiếng với quả lọc có diện tích màng từ 1m2 trở lên, hệ số siêu lọc (uf >10) càng cao càng tốt, nhất là đối với màng hòa hợp sinh học. Tốc độ máu từ 250-300ml/p. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam có loại máy 5008S-online của Đức là lọc máu tối ưu cho bệnh nhân suy thận mãn tùy theo điều kiện kinh tế, mỗi tuần có thể lọc 1 lần thay vào buổi lọc máu bình thường hoặc 1 tháng/lần. Loại máy và quả lọc này sẽ lọc được những chất độc có phân tử trung bình và những chất mà chạy thận nhân tạo bình thường không lọc được như phospho, beta2... gây đau xương và loãng xương. Như vậy, người ta gọi là lọc máu tối ưu sẽ cải thiện chức năng sống cho người bệnh và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân lọc máu. Hiện nay ở Việt Nam mỗi lần lọc là 2 triệu, trong thời gian tới có thể TP.HCM sẽ có máy này. Bạn liên hệ với hãng Presenus (Đức) tại TP.HCM.

Hoàng Nhất Anh, Nam - 27 Tuổi

Em năm nay 27 tuổi trước khi cưới 1 tháng em đi khám phát hiện chỉ có một thận phải. Em muốn hỏi liệu em có con được không? Em từng có thời gian đi tiểu bị buốt và ra chất cặn màu trắng đục, điều trị viêm đường tiết niệu đã khỏi? Xin bác sĩ bày cho em cách giữ thận khỏe mạnh, có thuốc bổ để uống/tiêm càng tốt.

PGS Trần Văn Chất: Như thế là cháu bị dị tật số lượng của thận: 1 thận. Đây là một bệnh lý cần được quan tâm: tránh va chạm mạnh vào vùng thận có thể gây vỡ thận, chế độ ăn uống hợp lý (ít calci) để phòng sỏi tiết niệu. Bệnh này không ảnh hưởng tới chức năng sinh sản. Để giữ cho thận khỏe mạnh cần có chế độ ăn uống, vận động hợp lý: hạn chế ăn mặn, ăn quá nhiều đạm, mỡ, uống nhiều nước, lao động vừa sức.

Phan Thị Ngân Hà, Nữ - 38 Tuổi

Mẹ tôi chạy thận nhân tạo đã 6 năm (hiện đang chạy thận chu kỳ tại bệnh viện Bạch Mai, ngoài ra mẹ tôi còn bị u tuyến giáp dạng nhiều nhân, từ khi chạy thận thì u tuyến giáp càng phát triển nhanh, cho đến thời điểm này u rất to, gây cản trở cho việc thở và ăn uống. Liệu mẹ tôi có phẫu thuật được không? Và phẫu thuật ở bệnh viện nào thì thuận lợi nhất? Tôi cũng tham khảo về u tuyến giáp như của mẹ tôi, nếu là người không phải chạy thận nhân tạo thì việc mổ là không phức tạp.

PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi: U tuyến giáp của mẹ cần được điều trị bằng nội khoa hoặc ngoại khoa. Trước mắt, bạn cần xin ý kiến của bác sĩ chạy thận nhân tạo về chuyển hoá canxi, photpho của mẹ bạn để điều trị nội khoa tốt. Về lâu dài cần giải quyết bằng phẫu thuật để cắt bỏ u tuyến giáp.

a
PGS. Nguyễn Nguyên Khôi trả lời trực tuyến. Ảnh: LAZũng

Lữ Thế Liêm, Nam - 64 Tuổi

Tôi bị bệnh tiểu đường 20 năm, đang điều trị bằng insulin. Xét nghiệm chức năng thận creatinine 106umol/L và không có protein trong nước tiểu. Vậy có phải là suy thận không thưa bác sĩ? Xin cám ơn

PGS Trần Văn Chất: Theo những thông tin mà bạn cung cấp thì bạn bị đái tháo đường nhưng chưa ảnh hưởng đến thận vì protein niệu âm tính và creatinine máu chưa tăng.

Bảo Khánh, Nam - 31 Tuổi

Tôi bị suy thân cấp từ năm 2005, chữa khỏi sau 3 tháng. Từ 2005 đến nay, thỉnh thoảng bị ra protein, nhưng sau khi tăng liều lượng Prednisolon lên thì chấm dứt. Hiện tại vẫn uống 1/2 viên Prednisolon 5mg hàng ngày, và ko còn ra protein được hơn 2 năm. Xin hỏi bệnh tôi liệu có khỏi hẳn và bao giờ thì ko cần uống thuốc nữa?

PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi: Bạn mắc hội chứng thận hư, điều trị lâu dài như vậy rất tốt. Hiện nay vẫn phải uống thuốc duy trì (nửa viên Prednisolon/ ngày). Việc uống đến bao giờ do bác sĩ điều trị của bạn cho ý kiến.

Nguyễn Thị Hồng Hoa, Nữ - 39 Tuổi:

Tôi bị hội chứng thận hư từ 1999, qua điều trị tay y, thuốc nam, bỏ dở điều trị một thời gian và điều trị lại liên tục từ 2007 đến nay bằng tây y. Hiện nay Protein trong nước tiểu là 0,3g/l(ngày tiểu 1,7 đến 1,85 lít), siêu âm hai thận bình thường, nhu mô hai thận tăng nhẹ Eco. Từ hơn sáu tháng trở lại đây, Protein trong nước tiểu của tôi cứ đứng ở mức 0,4g/lit, rồi 0,6g/lit, rồi lại xuống 0,3g/lit.. mà không về (khó về) âm tính, bác sỹ bảo do tôi đáp ứng thuốc kém.Tôi đã từng dùng các thuốc: Pressnozolon, Endoxan, Sandimum Neoral, Mêdxa và hiện đang dùng Cortancyl (1,5 viên/ngày)cùng các thuốc: Exfoger 5/80 (hạ huyết áp), Bonky, Q10 và thuốc bổ Vitamin. Định kỳ tôi đi khám, xét nghiệm và lấy toa thuốc của bác sỹ hai tháng một lần (nếu bệnh tiến triển xấu thì một tháng/lần) Tôi xin hỏi: Bệnh của tôi có chữa về âm tính được không? Cho tôi địa chỉ cụ thể, tin cậy. Chế độ ăn uống,làm việc, luyện tập phù hợp. Có thể kết hợp thuốc tây y với thuốc bắc trong điều trị bệnh hội chứng thận hư của tôi hay không? Xin cảm ơn BS!

PGS Trần Văn Chất: Chuyên môn cần biết tổn thương mô bệnh học ở cầu thận thuộc loại nào để đánh giá tiến lượng. Ví dụ tổn thương tối thiểu thì có thể điều trị khỏi, nhưng tổn thương màng và tăng sinh tế bào ngoại mạch thì rất khó điều trị khỏi bệnh mặc dù các thầy thuốc đã áp dụng các phác đồ điều trị theo chuyên khoa. Ở Hà Nội, bạn có thể đến các cơ sở y tế có chuyên khoa thận tiết niệu sau đây để khám, xác định chẩn đoán và điều trị: bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Thanh Nhàn, bệnh viện Thận Hà nội, bệnh viện quân y 108, bệnh viện quân y 103.

Minh Long, Nam - 45 Tuổi

Tôi bị đi tiểu rất nhiều, khoảng 10-14 lần một ngày, nước tiểu màu đục như nước vo gạo. Xin hỏi như vây có phải bị suy thận không?

PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi: Bạn đi tiểu nhiều, nước tiểu đục như nước vo gạo, bạn cần xét nghiệm protein và dưỡng chấp trong nước tiểu. Bạn chưa có hiện tượng suy thận.

Chử Hải Ngọc, Nữ - 31 Tuổi

Tôi bị suy thận 2 năm nay, các chỉ số xét nghiệm AST(GOT): 83.6; ALT(GPT): 150.7; GGT: 97.4; URE máu: 9.4; Creatinin máu: 171.6; Uric acid máu: 440.7; Tổng phân tích nước tiểu: Tỉ trọng: 1.015 PH: 5.0 Protein nước tiểu: 30 Hồng cầu: 200 Cặn nước tiểu: TB biểu mô (+) Hồng cầu (+++). Tôi muốn hỏi các chỉ số xét nghiệm của tôi như thế thì tôi có thể chữa khỏi bằng đông y không? Tôi bị độ mấy và có khả năng chữa khỏi hẳn không? Bác sĩ có thể cho tôi 1 thực đơn cụ thể dành cho người suy thận không? Tôi có thể uống viên Ích Thận Vương không? Xin trân trọng cảm ơn.

PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi: Các chỉ số xét nghiệm của bạn có thể suy thận giai đoạn 2. Bạn cần làm mức lọc cầu thận để xác định giai đoạn suy thận. Bạn có thể sử dụng Ích Thận Vương là 1 thực phẩm chức năng để hỗ trợ điều trị lâu dài. Về chế độ ăn theo nguyên tắc chung là: Giảm đạm, giảm muối, giảm kali, giảm photpho. Chế độ cụ thể cho từng loại thức ăn, từng bữa ăn cần gặp nhà dinh dưỡng.

Minh, Nữ - 27 Tuổi

Chú cháu mới phải điều trị lọc thận 3 lần/1 tuần gần 1 năm nay. Tình hình sức khỏe có tiến triển tốt hơn, tuy nhiên hiện giờ chú của cháu hay bị nhức mỏi xương (dẫn đến không ngủ được), đặc biệt là khớp gối dù đã uống và tiêm thuốc bổ sung canxi nhưng hiện trạng càng ngày càng nặng. Ngoài ra, huyết áp của chú cháu vẫn rất cao khoảng 200-220. Vậy xin kính mong quý bác sỹ giải thích về tình trạng mỏi và đau đầu gối và có cách nào chữa trị tình trạng trên. Xin chân thành cám ơn.

PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi: Chú cháu bị cao huyết áp đang được điều trị. Hiện tượng đau các khớp có thể do ứ trệ các phân tử trung bình (Beta2 microglobulin). Chú cháu cần đến bệnh viện Bạch Mai để tiến hành kĩ thuật thẩm tách, siêu lọc máu.

Nguyen Hoang Phuong, Nam - 70 Tuổi

Tôi bị tai biến, liệt tay trái, chân trái (70%) và cách đây 10 năm hàng ngày vẫn uống thuốc do bác sĩ kê toa gồm Tpiracetam 800mg ngay 2v.Nifedipin hasan 20 retard ngay 2v.Fenbrat 300mg ngay 1v.Aspirin 81mg ngay 1v. Tôi đã uống thuốc 7-8 năm nay, nay tôi có hiện tượng đi tiểu 3-4 lần đêm, chân trái bị phù quanh mắt cá chân, thỉnh thoảng bị đỏ da mặt do tác dụng phụ cuả thuốc Nifediphin. Liệu tôi có bị suy thận không.

PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi: Bạn đang điều trị cao huyết áp. Bệnh cao huyêt áp có thể dẫn đến suy thận. Bạn cần làm mức lọc cầu thận để xác định có suy thận không và suy thận ở độ nào.

Thu Vân, Nữ - 35 Tuổi

Tôi bị thận ứ nước độ 2 được phát hiện năm 1998 cách đây 12 năm bác sĩ chuẩn đoán do bị hẹp ống niệu quản bẩm sinh , và nay qua 2 đợt phẫu thuật năm 2004, và năm 2007 nhưng kết quả vẫn không thay đổi nghĩa là vẫn ứ nước độ 2. Hiện sức khỏe tôi vẫn bình thường , chỉ thỉnh thoảng nghe đau lưng thôi . Xin hỏi thận của tôi ứ nước lâu ngày có bị hư thận không ( tôi chỉ bị 01 bên thận trái ) Có dẫn đến bị suy thận không ? Xin bác sĩ cho tôi lời khuyên về cách điều trị hiệu quả. Tôi xin chân thành cảm ơn!

PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi: Bạn chỉ ứ nước thận 1 bên, bên kia vẫn khoẻ mạnh. Bạn sẽ không bị suy thận. Tuy nhiên, cần bảo vệ thận bên phải thật tốt.

Tran Ke Thuan, Nam - 41 Tuổi

Khi tôi 10 tuổi (1979), bác sĩ kết luận tôi bị thận nhiễm mỡ và nói rằng đây là bệnh mãn tính. Tôi đã ăn hoàn toàn thức ăn không muối. Bây giờ tôi đã 41 tuổi và có vợ cùng con gái 7 tuổi. Thỉnh thoảng tôi bị phù nhẹ (khi ăn hơi mặn và làm việc nặng, tôi phải uống thuốc lợi tiểu. Xin hỏi, tôi cần phải làm gì, ở đâu để xác định chính xác hiện trạng sức khỏe của tôi. Khám sức khỏe định kì bác sĩ không chuyên khoa nên không tư vấn được gì cả. Xin chân thành cảm ơn.

PGS Trần Văn Chất: Trong bệnh thận chế độ ăn giảm muối hoàn toàn chỉ thực hiện khi bị suy thận cấp, thiểu niệu, phù to. Khi bệnh đã ổn định, chế độ ăn cần có ít nhất 5g muối ăn hằng ngày, nếu thiếu natri người bệnh sẽ bị mệt mỏi, chương lực cơ giảm. Bạn ở phía Nam có thể đến khám chuyên khoa thận tiết niệu ở bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Bình Dân, bệnh viện 115, bệnh viện 175 là những nơi có kinh nghiệm chẩn đoán bệnh thận và tiết niệu. 

a
GS. Nguyễn Nguyên Khôi. Ảnh:LAZũng

phamthihuyentrang, Nữ - 27 Tuổi

Cháu bị bệnh viêm cầu thận-hội chứng thận hư từ năm 2004 đến nay vẫn chưa khỏi. Hiện tại cháu đang dùng thuốc Mêdrol 4mg/ngày. Xin hỏi bệnh này có khỏi được không ạ và phải điều trị như thế nào? Khi nào thì phải chạy thận? Xin chân thành cảm ơn!

PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi: Bạn đang điều trị đúng. Bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc khác khi có yêu cầu. Hiện nay, bạn chưa phải chạy thận. Cần làm mức lọc cầu thận để xác định giai đoạn suy thận.

Nguyen Ngoc Minh, Nam - 37 Tuổi

Xin được nhờ các bác sĩ tư vấn giúp cho người nhà đang bệnh thận, đã phát hiện bệnh từ cuối năm 2008 thông qua kiểm tra sức khỏe định kỳ (chỉ số creatinin lúc đó là 3.0). Do không được tư vấn và chữa trị kịp thời, một thời gian sau bệnh trở nặng và các bác sĩ tây y yêu cầu lọc thận. Tuy nhiên, gia đình quyết định điều trị theo phương pháp đông y, không đi lọc thận nhưng vẫn đều đặn kiểm tra thử máu thì nhận thấy chỉ số creatinin trong thời gian qua có lúc lên đến 12, sau đó giảm xuống 6, và thời gian gần đây tăng lên 10. Bệnh nhân vẫn sinh hoạt bình thường, không có các dấu hiệu suy kiệt, có thể chơi thể thao nhẹ ngày 1 tiếng. Vậy xin phép được hỏi các bác sĩ: 1. Chỉ số creatinin đóng vai trò như thế nào khi theo dõi sự tiến triển của bệnh thận và nếu creatinin cứ duy trì ở mức cao (>10) trong khoảng thời gian bao lâu thì sẻ ảnh hưởng đến sức khoẻ bệnh nhân? 2. nếu gia đình chúng tôi vẫn tiếp tục chữa trị theo đông y, nhưng vẫn muốn dùng các phương pháp xét nghiệm để kiểm tra và theo dõi mức độ hồi phục của thận, xin các bác sĩ tư vấn các xét nghiệm mà chúng tôi cần làm. 3. Xin bác sĩ cho biết, theo thống kê về chữa trị và theo nghiên cứu y khoa, một quả thận sau khi đã bị suy thận mãn tính, sau 2 năm, thì có thể hồi phục được không? Hay nhất định phải thay thận thì mới đảm bảo sức khoẻ cho bệnh nhân? 4. xin hỏi bác sĩ, ở nước ta độ tuổi tối đa được cho thận là bao nhiêu tuổi? Người cho thận nên làm gì để duy trì sức khoẻ sau khi cho thận? Xin chân thành cảm ơn các bác sĩ!

a
PGS Nguyễn Nguyên Khôi. Ảnh: LAZũng 
PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi: Bạn không nói rõ đơn vị tính creatinin của bạn theo mg phần trăm hay phần nghìn. Tuy nhiên, xét nghiệm cơ bản để xác định độ suy thận là tính mức lọc cầu thận. Bạn cần đến khoa Thận nhân tạo bệnh viện Bạch Mai để xác định mức lọc cầu thận. Bạn gặp trực tiếp tôi tại khoa Thận nhân tạo để trả lời trực tiếp.

cachiusa, Nam - 39 Tuổi

Tôi bị sỏi thận, vậy có nguy cơ suy thận không? Lúc 15 tuổi tôi bị bệnh thận nhiễm mỡ 3 năm, sau đó bớt luôn tới giờ, xin hỏi có nguy cơ bi suy thận không và cách nào phòng ngừa? Hiện giờ sức khỏe tôi rất tốt, chỉ siêu âm có sỏi nhưng chưa có đau đớn gì nên chưa cần mổ. Trân trọng cảm ơn!

PGS Trần Văn Chất: Sỏi thận và hệ tiết niệu là một nguy cơ của suy thận, cần điều trị sớm và đúng hướng, kịp thời. Bạn cũng đã bị bệnh thận nhiễm mỡ, điều trị đỡ, bạn nên được theo dõi máu, nước tiểu, siêu âm hệ tiết niệu để đánh giá tình trạng chức năng và nhu mô thận hiện nay của bạn.

Nguyen Ngoc Nam, Nam - 33 Tuổi

Gần đây tôi luôn cảm thấy căng bụng, đi tiểu nhiều, mỗi lần tiểu ít và cảm thấy mệt mỏi. Hay bị đau vùng sau gáy và hơi đau nhức vùng bụng dưới xin bác sỹ cho biết có phải triệu chứng của bệnh thận không? (Tôi bị gan nhiễm mỡ và đại tràng).

PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi: Bạn chưa có triệu chứng rõ rệt về suy thận. Mệt mỏi của bạn có thể do bị gan nhiễm mỡ và đại tràng. Tuy nhiên, vẫn cần đến khám bệnh viện để xác định bệnh lý chính: thận hay gan.

Trần Văn Đức, Nam - 37 Tuổi

Tôi bị suy thận độ 3a, mỗi ngày phải đi 20 km cả đi lẫn về, việc đi làm như thế có ảnh hưởng đến việc bệnh nặng lên không? Nếu muốn sinh con có ảnh hưởng gì không? Quan hệ tình dục mỗi tuần 1 lần có làm bệnh nặng hơn không? Xin BS cho biết. Rất cảm ơn.

PGS Trần Văn Chất: Chúng tôi đã có bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối đang lọc máu chu kỳ ở xa hàng ngày đi lại làm việc hơn 20 km và lập gia đình vẫn có con bình thường.

Trần Văn Hiển, Nam - 54 Tuổi

Chị tôi lúc nhập viện (cao huyết áp, Urê 65 đơn vị; Creatinine 647 đơn vị) được bác sĩ kết luận là suy thận. Điều trị tại bệnh viện 1 tuần (Urê tăng lên 84 và Creatinine tăng lên hơn 800 đơn vị) và chỉ định chạy thận nhân tạo. Tuy nhiên vì không có tiền chi trả viện phí nên chị tôi không chạy thận mà về nhà ăn kiêng như sách vở chỉ bảo. Nay huyết áp bình thường không cao nữa, Urê giảm xuống còn 27,3 đơn vị; Creatinine 1326 đơn vị), chị tôi không bị phù, không có triệu chứng đau đầu, buồn nôn như trước. Vậy bệnh trạng của chị tôi còn nguy hiểm không? Xin chân thành cám ơn!

PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi: Bạn thân mến, chị bạn suy thận mạn do cao huyết áp đã ở giai đoạn cuối cần được điều trị thay thế thận ngay. Có thể bạn không có điều kiện đến bệnh viện chạy thận nhân tạo thì chọn phương pháp lọc màng bụng tại nhà, BHYT vẫn chi trả và đỡ tốn kém cho bạn. Bạn không nên để chị ở nhà bởi nếu không điều trị sẽ dễ bị tai biến mạch máu não, tràn dịch màng tim, màng phổi. Tôi chân thành khuyên bạn đưa chị đến cơ sở thận niệu hoặc thận nhân tạo để có tư vấn điều trị tốt nhất. Chúc gia đình ổn định, vui khỏe, hạnh phúc!

Nguyễn Hưng Hải, Nam - 52 Tuổi

Tôi bị sỏi thận bên trái, kích thước 12 mm, nằm gần đường tiểu, bị ức nước độ I, thỉnh thoảng bị đau lưng. Bác sĩ cho uống FONCITRIL nhưng cũng không khỏi. Xin hỏi có phải mổ nội soi không? Hay tiếp tục điều trị cho ra viên sỏi?

PGS Trần Văn Chất: Bạn bị sỏi thận ở niệu quản, bạn chưa cho biết là siêu âm niệu quản đã bị giãn chưa. Ngoài điều trị thuốc làm tan sỏi mà không hiệu quả bạn nên sử dụng phương pháp tán sỏi bằng laze sẽ đơn giản hơn là mổ rất nhiều. Tôi khuyên bạn đi tán sỏi càng sớm càng tốt.

Phạm Hà Anh, Nữ - 45 Tuổi

Tôi bị suy thận đã hơn 3 năm. Vừa rồi, tôi thử máu kiểm tra thì chỉ số creatinin lên tới 180Mmol/lit, tình trạng sức khỏe bình thường. Xin bác sĩ cho biết chỉ số creatinin như vậy đã phải chạy thận hoặc thay thận chưa. Có thể kết hợp phương pháp nào khác không? Xin cảm ơn!

PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi: Chỉ số creatinine của bạn mới chỉ đánh giá 1 phần bạn bị suy thận ở mức độ 1, còn rất nhiều chỉ tiêu bác chưa cho biết, như urê, lượng nước tiểu trong 24h, và cao hơn là phải làm mức lọc cầu thận thì mới đánh giá được chính xác mức suy thận ở mức nào. Ngoài ra, phải siêu âm thận xem ranh giới tủy vỏ thận, làm xét nghiệm huyết học, số lượng hồng cầu, Hb, Hct và tổng phân tích nước tiểu thì mới đánh giá được chức năng thận của bạn ở mức độ nào và cần điều trị bảo tồn ra sao.

Trần Phương Anh, Nữ - 47 Tuổi

Thận ứ nước có chữa khỏi được không? Tôi đang dùng Ích Thận Vương có tốt không?

PGS Trần Văn Chất: Thận ứ nước là một bệnh lý cần được tìm nguyên nhân: sỏi, dị tật, nang, u nhờ các biện pháp siêu âm thận - tiết niệu, x-quang, niệu đồ tĩnh mạch, chụp cắt lớp vi tính bụng. Thận ứ nước có nhiều mức độ 1,2,3 Sau khi biết nguyên nhân, thầy thuốc sẽ có phương án điều trị thích hợp cho từng loại bệnh. Trong trường hợp thận ứ nước do sỏi dùng Ích Thận Vương rất tốt.

Lê Văn Dũng, Nam - 51 Tuổi

Cách đây khoảng 4 năm, tôi siêu âm và phát hiện một trái thận bị ứ nước. Nhưng do điều kiện kinh tế gia đình và nơi ở cách xa nơi khám bệnh nên tôi không tiếp tục đi khám nữa. Nay tôi thấy mình về đêm đi tiểu nhiều, người hay mệt mỏi. Vậy có phải bệnh thận nặng thêm không. Xin bác sĩ chỉ cho cách uống thuốc ngừa bệnh! Thành thật cảm ơn.

PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi: Bạn cần xem lại thận còn bị ứ nước hay không? Ứ nước tại thận có thể do tắc đường bài niệu hoặc có nang nước trong thận. Bạn cần đến bệnh viện để xác định chẩn đoán và điều trị bằng ngoại khoa hoặc nội khoa. Hiện bạn có những triệu chứng của suy thận, bạn cần đến bệnh viện để xác định giai đoạn suy thận, điều trị bảo tồn lâu dài, tránh các biến chứng nặng có thể phải chạy thận nhân tạo!

Đình Duy, Nam - 30 Tuổi

Anh cháu bị suy thận độ 4, đang chạy thận tại bệnh viện Bạch Mai được 2 năm, đến năm thứ 2 thì xét nghiệm bị virus viêm gan B và C. Vậy xin hỏi GS về khả năng ghép thận là bao nhiêu phần trăm và việc điều trị virus viêm gan kia có quá khó không ạ! Xin cảm ơn bác sĩ!

PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi: Viêm gan B rất hay gặp ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo do lây nhiễm qua đường máu. Anh trai bạn cần tiêm chủng vắcxin viêm gan B. Hiện nay chưa có thuốc điều trị khỏi viêm gan B đã mắc. Vấn đề ghép thận của anh bạn vẫn có thể tiến hành sau khi đã được hội chẩn của tập thể các GS- bác sĩ tiến hành ghép thận.

Nguyen Thi Lan, Nữ - 41 Tuổi

Tôi có tiền sử sỏi thận, sau khi uống thuốc đông y đã ra sỏi. Hiện nay tôi hay bị đau mỏi thắt lưng, nước tiểu đục, xin hỏi thận của tôi có vấn đề gì không? Muốn phòng chống suy thận thì có thể dùng thuốc gì?

PGS Trần Văn Chất: Bạn bị sỏi thận đã điều trị bằng thuốc đông y đỡ nhưng vẫn còn đau mỏi thắt lưng, nước tiểu đục, bạn cần được khám và làm các xét nghiệm cần thiết như: - Máu: Số lượng máu ngoại vi, nồng độ ure và creatinin - Nước tiểu: Tổng phân tích chú ý protein và bạch cầu - Siêu âm: hệ tiết niệu để biết còn sỏi thận, sỏi niệu quản hay sỏi bàng quang hay không. Để phòng chống suy thận, bạn cần uống nước nhiều hàng ngày và có thể dùng nước sắc lá Kim tiền thảo, râu ngô, bông mã đề, rễ cỏ tranh.

Trần Thị Thanh, Nữ - 47 Tuổi

Tôi bị hội chứng suy thận cách đây 2 năm. Tôi đã điều trị tại bệnh viện Bạch Mai. Theo kết quả xét nghiệm và khám, bác sỹ bảo tôi đã hoàn toàn khỏi bệnh không phải điều trị nữa. Vậy, bác sỹ cho tôi hỏi: Liệu bệnh của tôi nguy cơ tái phát như thế nào? Tôi có nên uống thuốc nam không? Rất mong bác sỹ cho tôi lời khuyên. Cảm ơn bác sỹ!

PGS Trần Văn Chất: Như vậy là bạn đã bị suy thận cấp cách đây 2 năm, các xét nghiệm đã trở về bình thường. Tuy nhiên bạn cần kiểm tra máu, nước tiều và siêu âm thận 6 tháng 1 lần. Ích thận vương là 1 thực phẩm chức năng có thể có ích cho bạn trong quá trình theo dõi và điều trị bệnh.

Khổng Thị Ngân Hà, Nữ - 42 Tuổi

Tôi năm nay 28 tuổi, 2 tháng nữa tôi làm đám cưới. Các đây 2 tuần bác sĩ kết luận tôi bị suy thận giai đoạn 3a (creatinin máu là 418.5Mmol/lit; ure là 19.2Mmol/lit), mặc dù tôi thấy sức khỏe bình thường. Bác sĩ nói chưa cần chạy thận và cho tôi đơn thuốc uống trong một tháng. Xin bác sĩ cho lời khuyên: Tôi có nên lấy chồng, mang thai và sinh con? Tôi nên làm gì để bệnh không nặng thêm?

PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi: Cháu nên tới khám và điều trị tại chuyên khoa bệnh thận để được làm đầy đủ các cận lâm sàng cần thiết (xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm thận, x-quang tim phổi, điện tâm đồ, phục vụ cho việc chẩn đoán giai đoạn bệnh. Biện pháp điều trị bảo tồn hoặc điều trị thay thế sẽ được các thầy thuốc chuyên khoa hội chẩn, chỉ định và tư vấn cho cháu về việc xây dựng gia đình.

Nguyễn Thị Hà, Nữ - 23 Tuổi

Chú tôi năm nay 44 tuổi đi khám tại bệnh viện Việt Đức phát hiện bị suy thận độ 3. Xin hỏi nếu kiêng kỵ tốt điều trị theo đúng yêu cầu của bác sĩ thì chú tôi có thể kéo dài thời gian chuyển từ suy độ 3 sang độ 4 là mấy năm? Có phải cứ chuyển sang suy thận độ 4 là phải lọc máu không?

PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi: Ở Việt Nam chia suy thận làm 4 giai đoạn. Thế giới chia làm 5 giai đoạn. Nếu suy thận ở độ 3, bạn luôn luôn chuẩn bị mọi điều kiện để chạy thận nhân tạo. Tuy nhiên, nếu điều trị bảo tồn tốt bao gồm: chế độ ăn uống thích hợp, sử dụng thuốc đúng thì có thể kéo dài giai đoạn 3, nhưng không thể xác định được bao nhiêu năm. Bởi vì, suy thận của chú bạn có thể do nguyên nhân: tiểu đường, cao huyết áp thì những biến chứng khác của hệ tim mạch có thể cướp mất cuộc sống của chú bạn bất kì!

xuananh_20032003, Nữ - 35 Tuổi

Con gái tôi năm nay cháu 8 tuổi cháu nặng 32kg, cháu phát triển và sinh hoạt bình thường nhưng cháu rất hay đi tiểu tiện khoảng 15-20 phút cháu lại đi một lần và ngày nào cũng thế. Xin hỏi bác sỹ đó có phải là dấu hiệu của bệnh thận không?

PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi: Chưa đủ cơ sở để xác định đấy là bệnh thận. Bạn cần cho cháu khám để xác định có bị viêm bàng quang hay không? (đài nhiều lần, đái buốt, đái giắt).

Suy thận kiêng muối, bia, việc nặng và... "chuyện ấy"?

Bảo Anh, Nữ - 28 Tuổi

Xin hỏi tại sao người bị suy thận lại bị phù và ăn kiêng muối?

PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi: Trong trường hợp bị bệnh thận mạn tính mà bị phù là vì ứ trệ natri ở trong máu và chịu tác dụng của hệ renin-angiotensin-aldosteron. Vì thế, người bệnh cần giảm natri và dùng thuốc lợi tiểu. Trong muối có hàm lượng natri cao nên người bị thận cần kiêng ăn muối.

Hồ Phước Si, Nam - 48 Tuổi

Ba tui bị suy thận 3 năm, xét nghiệm mới đây cho thấy vẫn là giai đoạn 2 (như lúc phát hiện bệnh). Ba tui rất tuân thủ chế độ ăn uống mà bác sĩ chỉ dẫn: Kiêng đồ biển, dưa cà, rau muống, thường xuyên ăn nhạt và ăn miến, khoai mì thay cơm. Ngoài ăn uống kiêng khem, ba tui được chỉ định tiêm erythropoietin (EPREX) hàng tuần để chống thiếu máu. Vậy đây có phải là lý do khiến bệnh ba tui không nặng thêm? Xin cảm ơn!

PGS Trần Văn Chất: Trong chiến lược điều trị suy thận. Chế độ ăn uống hợp lý kết hợp thuốc men điều trị kết hợp với chạy thận (nếu đến giai đoạn nặng) sẽ làm giảm đáng kể tiến trình suy thận sang giai đoạn nặng hơn.

Hoàng Anh , Nữ - 37 Tuổi

Tôi nghe nói uống nước gạo lứt và nước râu bắp sẽ ngăn ngừa được bệnh thận, có đúng không?

PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi: Nếu nói là ngăn ngừa không mắc bệnh thận thì chưa đủ cơ sở để nói không mắc bệnh thận nữa. Tuy vậy, uống nước gạo lứt và một chế độ ăn uống hợp lý cho bệnh thận và nhiều loại bệnh khác như rối loạn lipit máu, rối loạn đường máu... Nước râu bắp có tác dụng lợi tiểu tốt đối với bệnh thận, đào thải Urê, Kali, máu thậm chí cả cặn sỏi...Nhưng ngăn ngừa tới đâu thì cần phải có những nghiên cứu khoa học tiếp.

Hải Phúc San, Nữ - 32 Tuổi

Chồng tôi chiều nào cũng đi nhậu. Mỗi lần tôi phản đối rằng sẽ rước bệnh tật thì anh bảo, uống bia lợi tiểu, tốt thận. Xin hỏi bia có tốt cho thận không?

PGS Trần Văn Chất: Bia là chất kích thích giãn mạch và lợi niệu. Nếu bạn uống mỗi ngày 1 vài cốc bia là tốt cho sức khỏe nói chung không riêng gì thận. Tuy nhiên, bạn không được uống quá nhiều và say. Điều đó sẽ làm hại cho sức khỏe và cả thận nữa.

Nguyễn Phi Hùng, Nam - 32 Tuổi

Tôi sợ uống bia vì mỗi lần uống, bụng tôi rất khó chịu, có cảm giác như đang chứa nhiều nước mà không thể đi tiểu được. Nhiều lần, tôi cứ chạy vào nhà vệ sinh để đi tiểu cho bụng đỡ khó chịu, nhưng lại không có nhu cầu và không thể đi được. Liệu có phải thận của tôi yếu không?

PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi: Bia là một thức uống có tính chất lợi niệu. Một số trường hợp uống bia vào sẽ gây ra giãn mạnh, tim nhịp nhanh gây khó chịu. Thận yếu là một từ dân gian không đánh giá được chức năng thận. Muốn biết chức năng thận cần xét nghiệm ure, creatimin trong máu. Từ đó, suy ra mức lọc cầu thận. Nếu mức lọc cầu thận dưới 90ml/phút/1,73m2 thì bắt đầu có suy thận.

Vinh, Nam - 27 Tuổi

Xin giáo sư cho biết bệnh tiểu đường có ảnh hưởng hay liên quan gì đến bệnh suy thận không? Tôi đi tiểu lâu ngày nước tiểu hay bị đóng cặn màu trắng như vôi, liệu đó có phải là biểu hiện của bệnh thận. Mong các bác sỹ giải đáp giúp.

PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi: Bệnh tiểu đường là nguyên nhân chính của suy thận. Đái nước đục màu trắng như vôi cần xét nghiệm để xác định loại gì.

Dang Thi Giao, Nữ - 32 Tuổi:

Thưa giáo sư, khoảng 1 năm trở lại đây, cháu thường xuyên đau ở thắt lưng, đêm thì hay tiểu nhiều (4 lần/đêm). có những lúc đi tiểu cháu có cảm giác toàn mùi kháng sinh mặc dù cháu không uống thuốc. Xin hỏi giáo sư đây có phải là triệu chứng của bệnh thận không? Xin cảm ơn giáo sư!

PGS Trần Văn Chất: Như vậy là chức năng cô đặc nước tiểu của thận bạn bị ảnh hưởng do tuyến hạ khâu não. Bạn cần khám chuyên khoa thận tiết niệu để đánh giá chức năng thận còn bình thường hay đã bị giảm sút.

Trần Văn Lương, Nam - 50 Tuổi

Tôi hay đau thắt lưng khi làm mệt đi tiểu đoạn đầu có nước đục trắng triệu chứng như vậy có phải bị đau thận không? Làm gì để biết minh bị viêm thận mạn.

a
Ảnh: Bình Dương
PGS Trần Văn Chất: Đây là những triệu chứng hay gặp ở nam giới. Muốn biết bị bệnh thận hay không phải biết huyết áp và làm xét nghiệm: - Nước tiểu (tổng phân tích) để biết có protein, hồng cầu, bạch cầu, trụ hình hay không. - Máu để biết nồng độ ure, creatinine bình thường hay tăng. - Siêu âm hệ tiết niệu để biết kích thước thận, hình dáng đài bể thận và những thay đổi bệnh lý hệ tiết niệu khác.

Nguyễn Ngọc Huân, Nam - 31 Tuổi

Tôi bị chẩn đoán suy thận cấp vào 06/2002, chữa 1 thời gian đã thuyên giảm, lập gia đình và có 1con trai 4 tuổi. Tôi thấy thường xuyên đau lưng,trí nhớ giảm,ngủ hay mộng mị.Xin hỏi bác sĩ: Bệnh của tôi có cách chữa trị và chế độ ăn uống, sinh hoạt như thế nào? Cảm ơn bác sĩ nhiều.

PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi: Suy thận cấp nếu đã chữa khỏi bạn hoàn toàn yên tâm. Còn việc giảm trí nhớ, hay mộng mị cần đến khám khoa thần kinh để giải quyết giấc ngủ bạn tốt hơn.

Huynh Thanh, Nam - 50 Tuổi

Tôi bị teo một quả thận , vậy có khả năng bị suy thận?Có khả năng khôi phục quả thận teo như cũ không?

PGS Trần Văn Chất: Teo 1 thận là một yếu tố nguy cơ dẫn đến suy thận. Nếu đã bị teo thận thì không có thuốc và hoặc phương pháp nào để phục hồi kích thước thận. Muốn biết suy thận hay không cần biết nồng độ creatinine ở trong máu. Nếu trên 120 micromol/lit thì bắt đầu có suy thận.

Nguyễn Xuân Việt, Nam - 55 Tuổi

Bố tôi 85 tuổi, hiện đang chạy thận tại bệnh viện 115, HCM. Bản thân tôi hay đau ngang thắt lưng, hay tiểu nhiều. Siêu âm kết quả không sỏi, không ứ nước, chủ mô bình thường, phổ màu phong phú. Tuy nhiên, tôi luôn cảm thấy lo sẽ bị bệnh suy thận mãn. Mong bác sĩ cho biết liệu tôi có nguy cơ suy thận như bố tôi không?

PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi: Hiện nay bạn chưa có triệu chưng suy thận. Tuy nhiên, vẫn cần đến bệnh viện để khám bác sĩ vì bạn vẫn có hiện tượng đau ngang thắt lưng và hay đi tiểu nhiều.  

Ngo Khue, Nữ - 49 Tuổi

Tôi bị suy thận đã lâu với mức creatinin huyết là 2.95, cơ thể chưa bị phù nhưng thường bị đau lưng, huyết áp cao, phải uống thuốc HA hàng ngày. Vậy tôi nên ăn uống như thế nào để creatinin đừng tăng nữa. Hiện nay tôi đã giảm tối đa việc ăn mặn. Mong các giáo sư chỉ cho tôi loại thuốc hay phương pháp để chặn tiến trình suy thận. Xin cảm ơn các giáo sư.

PGS - Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Nguyên Khôi: Bạn đang điều trị suy thận bằng thuốc. Để giải quyết huyết áp cao trong suy thên bạn nên sử dụng loại thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể. (cần xin ý kiến của bác sĩ điều trị)

Phạm Đức Hùng, Nam - 42 Tuổi

Thưa Bác sĩ! Tôi năm nay 42 tuổi, mắc chứng bệnh run tay với cường độ mạnh  chỉ tay phải, có người thì bảo đấy là bệnh Packison, Thầy lang thì bảo là do thận yếu. Tôi đã đi xét nghiệm thì kết quả cho thấy thận bình thường. Vậy xin bác sỹ cho biết thực trạng bệnh của tôi, có giải pháp gì để điều trị Xin cảm ơn.

PGS Trần Văn Chất: Đó là quan niệm của y học cổ truyền về suy thận. Trong y học hiện đại suy thận là suy giảm chức năng bài tiết và nội tiết của thận được đánh giá bằng có protein trong nước tiểu và nồng độ creatinine máu tăng, mức lọc cầu thận giảm. 

Do thời gian giao lưu có hạn, lượng câu hỏi bạn đọc gửi đến quá lớn, nên nhiều thắc mắc của bạn đọc chưa được các khách mời giải đáp. VietNamNet đã chuyển các câu hỏi còn lại của quý vị đến các chuyên gia. Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị!

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,