'Người giàu nhất Quảng Ninh' không biết... chơi!
Cập nhật lúc 13:37, Thứ Ba, 07/09/2010 (GMT+7)
Khác với đại đa số các "ông trùm" khi đã có thế lực trong giới giang hồ, Phương "Ninh Hột" không ham mê chơi bời. Chuyện cờ bạc hay những cuộc ăn chơi thác loạn đều được "ông trùm" vùng biên Đông Bắc tránh xa. Với y, kiếm tiền làm giàu là đam mê số một. Việc làm giàu của Phương "Ninh Hột" có rất nhiều thăng trầm với những câu chuyện bi hài. Có chuyện thật một trăm phần trăm nhưng ít ai có thể tin được.
Thuở hàn vi
Chúng tôi trở lại địa bàn vùng biên Đông Bắc - đất làm ăn của "ông trùm" Phương "Ninh Hột" khi việc tu sửa tuyến đường "chỉ nghe đã thấy sợ" (gần 200 km từ Hạ Long đến Móng Cái) đã cơ bản hoàn thành. Trời đã sang thu nhưng không thấy những tia nắng hanh hao mà bắt đầu những ngày mưa tầm tã. Có người bảo đó là quy luật của tháng Ngâu.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Thuở hàn vi
Chúng tôi trở lại địa bàn vùng biên Đông Bắc - đất làm ăn của "ông trùm" Phương "Ninh Hột" khi việc tu sửa tuyến đường "chỉ nghe đã thấy sợ" (gần 200 km từ Hạ Long đến Móng Cái) đã cơ bản hoàn thành. Trời đã sang thu nhưng không thấy những tia nắng hanh hao mà bắt đầu những ngày mưa tầm tã. Có người bảo đó là quy luật của tháng Ngâu.
Người lại bảo đó là mưa "rong" bão, bởi vừa có một cơn bão đi qua địa đầu Tổ quốc. Đường vắng teo, chỉ quán xá là đông đúc và chỗ nào cũng có tiếng ì xèo về việc "ông trùm" Phương "Ninh Hột" bị bắt, hiện đang phải đối mặt với án tử hình. Nhiều người thở vắn than dài vì trời mưa đã gây khó khăn cho họ, nhất là những người làm ăn buôn bán hay dịch vụ vận chuyển, bốc xếp hàng hoá.
Với chúng tôi, đó lại là điều may mắn, bởi bên những điểm dừng chân, chúng tôi đã nghe được vô số câu chuyện xung quanh cuộc đời Phương "Ninh Hột" từ chính những người đã từng làm việc cho Phương cũng như những người được chứng kiến hoạt động của y trong suốt một thời gian dài.
Nguyễn Tiến Phương sinh ra trong một gia đình thành phần cơ bản tốt. Bố y là công nhân Xí nghiệp Sứ Quảng Yên, mẹ làm nội trợ. Nhà có sáu chị em, Phương thứ hai. Năm 1980, cả gia đình Phương chuyển đến cư trú tại khu tập thể sứ Quảng Yên, huyện Yên Hưng, Quảng Ninh - nơi bố Phương làm việc. Học hết lớp 7 thì y nghỉ học.
Sông Ka Long, một trong những điểm hàng hoá của ông trùm Phương “Ninh Hột” đi qua. |
Năm 1977 Phương nhập ngũ, thuộc Trung đoàn 356 và xuất ngũ đầu năm 1980. Mặc dù bố mẹ là những người hiền lành chất phác, nhưng Phương và cậu em trai Nguyễn Tiến Chung lại ngang tàng.
Phương thích phiêu lưu với lối sống hiện đại ở nước ngoài và luôn mơ ước trong tay có thật nhiều tiền. 25 tuổi, ước mộng đổi đời bên xứ người tan tành khi cuối năm 1982, Phương bị đuổi về Việt Nam sau gần 2 năm trốn đi nước ngoài. Phương cũng mất liên lạc với vợ là Đoàn Thị Giang và con gái Nguyễn Thị Thu Ba mới tròn một tuổi ở cùng trại tị nạn với Phương.
Trở về Việt Nam, Nguyễn Tiến Phương bị Công an tỉnh Quảng Ninh đưa đi tập trung giáo dục cải tạo đến năm 1986. Khi đó, gia đình Phương lại chuyển về xã Ninh Dương, huyện Hải Ninh (nay là phường Ninh Dương, thành phố Móng Cái). Trở về địa phương, Nguyễn Tiến Phương lấy vợ hai là Đặng Thị Mai và sinh được hai con, một trai, một gái.
Khởi nghiệp từ kẻ "cống sìn"
Thời điểm những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, khi quan hệ Việt Nam - Trung Quốc bình thường hóa trở lại, vấn đề giao thương giữa hai nước được mở rộng, mong ước làm giàu nung nấu trong đầu gã thanh niên vốn chất lưu manh Nguyễn Tiến Phương đã có cơ hội thực hiện.
Khởi nghiệp từ kẻ "cống sìn"
Đi tù vẫn kiếm được tiền! Phải nói ngay rằng, một trong những cái "được" của Phương "Ninh Hột" là kể cả sau này, mặc dù đã có trong tay nhiều trăm tỷ đồng và tạo được chỗ đứng khá vững chãi trong xã hội, nhưng Phương không buông mình vào những thú chơi đốt tiền. Y cũng không tỏ ra ngông nghênh hay có lối sống lập dị mà ngược lại trở nên rất điềm đạm, nói năng dễ khiến người ta tin. Phương đã từng gay gắt và "thiết quân luật" với chính em trai mình là Nguyễn Tiến Chung trong nhiều năm khi phát hiện Chung có dính dáng đến thú chơi ma tuý. Bài bạc, rượu chè, ăn chơi thác loạn với Phương không hề dính đến. Y chỉ biết kiếm tiền. Có những khi Phương nhiều tiền đến mức phải cho vào bao tải quẳng trong gầm giường, nhưng tuyệt nhiên Phương không chi tiêu phung phí. Chính Phương đã kể cho các đệ tử và nhiều người câu chuyện có một không hai rằng trong thời gian tập trung cải tạo ở huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh, Phương vẫn kiếm được tiền. Ngày ngày khi được giao việc lên rừng lấy củi, Phương thường chặt gỗ và mang vác gấp đôi gấp ba số củi mà trại yêu cầu. Phương tìm một chỗ kín đáo trong rừng giấu củi, gỗ, sau đó bán cho những người chuyên thu mua và vì vậy lúc nào trong túi y cũng rủng rỉnh tiền, thậm chí còn gửi về nhà giúp bố mẹ nuôi các em ăn học. |
Thời điểm những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, khi quan hệ Việt Nam - Trung Quốc bình thường hóa trở lại, vấn đề giao thương giữa hai nước được mở rộng, mong ước làm giàu nung nấu trong đầu gã thanh niên vốn chất lưu manh Nguyễn Tiến Phương đã có cơ hội thực hiện.
Nắm được nhu cầu tiêu thụ hải sản ở phía Trung Quốc rất lớn, hơn nữa lại có quan hệ với một số chủ thu mua bên đó, Nguyễn Tiến Phương bắt đầu khởi nghiệp bằng việc nhận hải sản của các chủ hàng Việt Nam để đưa sang biên giới ăn hoa hồng. Hình thức làm công hưởng tiền tức thì này được người Trung Quốc gọi là "cống sìn".
Nhưng ngày ngày, nhìn dòng người hối hả chuyển hàng đi, khuân hàng về xoành xoạch qua biên giới, rồi trải bao đếm tiền, trong lòng Phương càng sôi sục ý định phải làm giàu hơn và không muốn làm "cống sìn" nữa.
Nhưng ngày ngày, nhìn dòng người hối hả chuyển hàng đi, khuân hàng về xoành xoạch qua biên giới, rồi trải bao đếm tiền, trong lòng Phương càng sôi sục ý định phải làm giàu hơn và không muốn làm "cống sìn" nữa.
Phương xoay sang thu gom hải sản, ép các chủ hàng phải bán hải sản cho mình với giá rẻ. Phương buộc người ta giao hàng cho mình rồi thích trả bao nhiêu do Phương tự quyết.
Phương cũng lôi kéo một nhóm đối tượng đầu gấu hoạt động ở khu vực biên giới làm hậu thuẫn xử lý những người, những việc Phương thất ý. Nếu ai phản đối không giao hàng qua y, lập tức bị đám đàn em đe dọa.
Không ít chủ hàng bị bọn Phương dùng thuốn sắt chọc vào các lồ đựng hàng gây hư hỏng hải sản. Thậm chí có người bị bọn Phương dội nước sôi vào hàng hải sản hoặc bị cướp trắng mà không dám hé răng kêu lấy một lời.
Không ít chủ hàng bị bọn Phương dùng thuốn sắt chọc vào các lồ đựng hàng gây hư hỏng hải sản. Thậm chí có người bị bọn Phương dội nước sôi vào hàng hải sản hoặc bị cướp trắng mà không dám hé răng kêu lấy một lời.
Từ kiểu làm ăn mánh khoé, chụp giật, Phương trở thành đại ca thâu tóm toàn bộ hàng hải sản tại cửa khẩu Móng Cái. Biệt danh Phương "Ninh Hột" xuất hiện từ lúc này, khẳng định cái riêng, luật riêng của Phương tại cửa khẩu Móng Cái.
"Cửa khẩu" vô hình
Trước sự ngạo mạn của Phương "Ninh Hột", có một số đối tượng từng thử sức tranh đua với Phương, nhưng đều bị Phương và đàn em xử lý, gạt ra khỏi cuộc đua. Sau các cuộc hỗn chiến giành ngôi vị, Phương đã khẳng định được thế lực của mình, trở thành trùm thống soái việc kinh doanh những mặt hàng chủ lực tại khu vực biên giới Đông Bắc sầm uất.
"Cửa khẩu" vô hình
Trước sự ngạo mạn của Phương "Ninh Hột", có một số đối tượng từng thử sức tranh đua với Phương, nhưng đều bị Phương và đàn em xử lý, gạt ra khỏi cuộc đua. Sau các cuộc hỗn chiến giành ngôi vị, Phương đã khẳng định được thế lực của mình, trở thành trùm thống soái việc kinh doanh những mặt hàng chủ lực tại khu vực biên giới Đông Bắc sầm uất.
Tất cả các chủ hàng dù tức tím ruột bầm gan, nhưng không ai bảo ai, đều răm rắp chuyển hàng qua tay Phương. Cái tên Phương "Ninh Hột" như chiếc barie, "cửa khẩu" vô hình án ngữ đường biên, khiến chủ buôn nào muốn được yên thân, muốn hàng của mình được suôn sẻ thì phải cúi đầu trước barie đặc biệt này. Tuy nhiên, hầu như Phương chỉ đứng sau chỉ đạo đàn em chứ ít khi ra mặt trừng trị đối thủ và những ai dám chống lại luật lệ riêng của ông trùm.
Khoảng năm 1995, khi đã có trong tay số vốn khá lớn và gây dựng được mối quan hệ rộng rãi với chủ hàng cũng như cán bộ quản lý vùng biên phía Trung Quốc, Phương "Ninh Hột" mở rộng phương thức làm ăn. Ngoài thống soái việc bao hàng hải sản qua tay mình, Phương trực tiếp đánh (buôn) hàng động vật hoang dã, quý hiếm. Mặt hàng quý hiếm mà Phương buôn đương nhiên là hàng lậu và lợi nhuận cứ theo cấp số nhân chui vào túi y.
Khoảng năm 1995, khi đã có trong tay số vốn khá lớn và gây dựng được mối quan hệ rộng rãi với chủ hàng cũng như cán bộ quản lý vùng biên phía Trung Quốc, Phương "Ninh Hột" mở rộng phương thức làm ăn. Ngoài thống soái việc bao hàng hải sản qua tay mình, Phương trực tiếp đánh (buôn) hàng động vật hoang dã, quý hiếm. Mặt hàng quý hiếm mà Phương buôn đương nhiên là hàng lậu và lợi nhuận cứ theo cấp số nhân chui vào túi y.
Năm 1998, khi cả Việt Nam và Trung Quốc siết chặt quản lý đường biên, đặc biệt là Việt Nam cấm xuất khẩu động vật hoang dã, quý hiếm, nhiều chủ buôn phá sản. Lợi dụng tình thế này, Phương "Ninh Hột" đã lôi kéo một số người có đầu óc kinh doanh cũng như kinh nghiệm thương trường về làm việc cho mình.
Đúng như mong muốn của Phương, những đệ tử này đã đưa hoạt động kinh doanh của Phương sang một hướng phát triển mới. Năm 1998, trong khi một căn nhà tại trung tâm Thủ đô Hà Nội chỉ đáng giá khoảng vài ba trăm triệu đồng thì Phương "Ninh Hột" đã có trong tay gần hai chục tỷ đồng.
Trời vùng biên Đông Bắc vẫn xầm xì trước những cơn mưa bão. Câu chuyện về cuộc đời ông trùm chúng tôi nghe kể chuyển sang một giai đoạn mới. Giai thoại của việc Phương “Ninh Hột” cưới vợ lần ba và những lời đồn về người đẹp hội Lim...
Trời vùng biên Đông Bắc vẫn xầm xì trước những cơn mưa bão. Câu chuyện về cuộc đời ông trùm chúng tôi nghe kể chuyển sang một giai đoạn mới. Giai thoại của việc Phương “Ninh Hột” cưới vợ lần ba và những lời đồn về người đẹp hội Lim...
(Theo Đời sống & Pháp luật)
,