– Bão Megi đã vào biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 700km về phía Đông. Hiện bão đang mạnh cấp 14,15 (tức 150-183km/h), giật trên cấp 16. Theo các chuyên gia khí tượng, diễn biến của bão rất khó lường.
TIN LIÊN QUAN
>> Cứu trợ khẩn cấp đồng bào miền Trung
>> Miền Trung ngày thảm họa
>> Hình ảnh lũ “siêu tốc” tại miền Trung
>> Miền Trung “run lẩy bẩy” đón siêu bão
30-40% khả năng bão vào Việt Nam
Các bản tin dự báo gần nhất cho thấy siêu bão Megi vẫn có xu hướng đi thẳng sau khi đổ bộ vào Philippines. Song bắt đầu từ rạng sáng nay (19/10), bão có xu hướng đi chếch lên phía đảo Hải Nam (Trung Quốc).
Trong cuộc họp trực tuyến của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương tổ chức chiều 18/10, báo Tuoitre đưa tin ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết khoảng 30-40% khả năng bão sẽ đi vào Việt Nam, 60-70% còn lại khả năng bão sẽ đi thấp, bên dưới đảo Hải Nam (Trung Quốc) và có ảnh hưởng đến Việt Nam.
Bão Megi đã vào biển Đông. Hiện bão đang mạnh cấp 14,15 giật trên cấp 16, diễn biến của bão rất khó lường (Anh: NCHMF) |
Theo kinh nghiệm, các cơn bão cực mạnh sau khi đi từ tây Thái Bình Dương vào biển Đông thường có xu hướng đi tiếp theo hình parabol, hướng lên phía Hồng Kông, Đài Loan. Tuy nhiên, không thể loại trừ các khả năng có thể xảy ra bởi năm 2007, siêu bão Xangsane cũng mạnh cấp 15, đi vào biển Đông và hướng thẳng Đà Nẵng, Việt Nam chứ không đi theo hình parabol.
Tính tới thời điểm này, mọi thông tin về vị trí và thời gian đổ bộ cụ thể của bão chưa được cơ quan khí tượng của Việt Nam đưa ra.
Về vị trí cơn bão hiện tại: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho biết hồi 10h trưa nay (19/10), bão Megi đang ở trên khu vực phía Đông biển Đông, Sức gió mạnh nhất ở vùng gần bão mạnh cấp 14, cấp 15 (tức là từ 150 đến 183 km một giờ), giật trên cấp 16.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15km. Đến 10 giờ ngày 20/10, vị trí tâm bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 400km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, cấp 15 (tức là từ 150 đến 183 km một giờ), giật cấp 16, cấp 17. Tính từ tâm bão, vùng gió mạnh nguy hiểm từ cấp 10 trở lên có bán kính khoảng 200 km, từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 400 km.
Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km. Đến 10 giờ ngày 22/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,9 độ Vĩ Bắc, 113,3 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 370km về phía Bắc Đông Bắc.
Lúc này, bão vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (tức là từ 167 đến 183 km một giờ), giật cấp 16, cấp 17.
Dân sẽ đi đâu?
Ngay trong chiều 18/10, Thủ tướng đã có công điện khẩn yêu cầu các địa phương nằm trong khu vực có thể bị ảnh hưởng của bão (từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa) cần gấp rút chuẩn bị đầy đủ các điều kiện và phương án để đối phó với bão, sau đó là lũ.
Một vấn đề được quan tâm hơn cả là sơ tán dân thế nào cho an toàn? Trong các trận bão, lũ trước đây, dù đã chủ động sơ tán dân xong thiệt hại về người vẫn không ngừng gia tăng. Cuộc họp trực tuyến chiều 18/10 của Ban chỉ huy phòng chống lụt bão TW đã dành thời gian mổ xẻ vấn đề này.
Theo đó, năm 2007, khi bão Xangsane (mạnh cũng gần tương tự bão Megi) đổ bộ Việt Nam, các nhà thô ở trong khu vực bão quét qua đều bị bão cuốn sập. Nếu sơ tán đến những nơi kiên cố mà bão vẫn đánh sập được thì sẽ tiếp tục di chuyển dân đến đâu?
Di dời dân thế nào là cả một vấn đề không dễ (Ảnh: DT) |
Vì vậy, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát chỉ đạo: “Sơ tán dân vào đâu, các địa phương phải tính kỹ và có phương án chi tiết“.
Công điện khẩn của Thủ tướng cũng đã yêu cầu lãnh đạo các địa phương lên kế hoạch cụ thể cho việc di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
Tính đến 6h ngày 19/10, có 60.551 tầu/233.149 lao động được thông báo về vị trí và diễn biến của bão số 6 (bão Megi) để chủ động vào bờ. Hiện nay, ở khu vực Hoàng Sa, Trường Sa có 368 tàu/4.016 LĐ của Việt Nam đang hoạt động, trong đó có 12 tàu/174 lao động Quảng Ngãi ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, hiện 3 tầu đang trên đường về đảo Lý Sơn. Số lượng tàu hoạt động ở khu vực khác và neo đậu tại bến: 60.183 tầu/229.133 lao động.
Hà Tĩnh: Lật thuyền trên sông Ngàn Phố, 4 người thoát chết Khoảng 7h30 sáng 19/10, Đội cứu hộ của Công an huyện Hương Sơn do Trung tá Trần Kim Anh làm tổ trưởng đi trên 2 xuồng máy xuôi theo sông Ngàn Phố thì gặp một chiếc thuyền bị nạn. Chiếc thuyền gỗ có gắn máy trên đó có 2 người đang bị lật và mắc vào cầu tràn nối thị trấn Phố Châu và xã Sơn Giang (huyện Hương Sơn). Ngay khi đó có 3 người đi trên một thuyền gỗ khác lao vào ứng cứu. Hai người từ trên thuyền mới đến nhày xuống cứu người thì cùng bị dòng nước cuốn xiết vào dưới cầu tràn. Cả 4 người phải bám vào chiếc thuyền bị lật đang mắc kẹt dưới cầu, giữa dòng nước chảy xiết. Đúng lúc đó, đội cứu hộ của Công an huyện Hương Sơn phát hiện và kịp thời đến cứu. Nhờ có hai xuồng máy của đội cứu hộ, 4 người bị mắc kẹt giữa dòng đã được cứu thoát. 4 nạn nhân này chưa rõ danh tính, là người ở xã Sơn Giang, huyện Hương Sơn - (Quang Cường) Những ngư dân này gặp nạn lúc 7h sáng 19/10. Ngay sau đó, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn (PCLB và TKCN) huyện Lý Sơn xác nhận đang triển khai các biện pháp cần thiết để cứu 15 ngư dân này. Tàu gặp nạn mang số hiệu Hòa Hải-QNg-0106 đã bị vỡ (chưa rõ nguyên nhân) tại tọa độ 06022’ độ Vĩ Bắc, 113014,06’ độ Kinh Đông. Ngay sau khi nhận được nguồn tin, Ban Chỉ huy PCLB và TKCN huyện Lý Sơn đã đề nghị Đồn Biên phòng 328 liên lạc với các tàu ở khu vực trên để tổ chức ứng cứu tàu bị nạn. Tuy nhiên, đến 15 giờ chiều 19/10 các phương tiện cứu nạn vẫn chưa tiếp cận được tàu bị nạn. Ban Chỉ huy PCLB và TKCN huyện Lý Sơn cũng đã đề nghị UBND tỉnh và Ban Chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh hỗ trợ cứu nạn khẩn cấp để đảm bảo tính mạng cho 15 lao động trên tàu - (Vũ Trung) |
· Ngọc Anh
TIN LIÊN QUAN
>> Cứu trợ khẩn cấp đồng bào miền Trung
>> Miền Trung ngày thảm họa
>> Hình ảnh lũ “siêu tốc” tại miền Trung
>> Miền Trung “run lẩy bẩy” đón siêu bão
Miền Trung cần lắm những tấm lòng
Lũ chồng lên lũ. Hàng trăm ngôi nhà bị ngập, hàng trăm xã bị cô lập. Hơn bao giờ hết, người dân miền Trung đang cần sự chung tay giúp đỡ của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, để họ có thể vuợt qua cơn bĩ cực đầy thương đau này. 2 cơn lũ liên tiếp ập đến, dải đất nghèo miền Trung vật lộn với cảnh thiếu đói, nhà cửa tan hoang, nhiều vùng bị cô lập. Cả một dải đất chẳng còn gì ngoài mênh mông biển nước. Người dân phải nhịn đói qua ngày chờ con nước xuống. Hàng trăm đôi tay vẫy vùng, ánh mắt ngơ ngác tuyệt vọng nhìn thủy thần nhấn chìm làng mạc, nhà cửa, cuốn phăng đi những tài sản có giá trị mà họ chắt chiu dành dụm, tần tảo cả mấy năm trời. Những bàn thờ được lập vội trong những góc nhà nước còn ngập; những chiếc thuyền chênh vênh, chở những người xấu số bị lũ cuốn trôi, những vành tang trắng trên khôn mặt trẻ thơ, những cánh tay vẫy vùng trong tuyệt vọng, khi bốn bề chỉ còn mênh mông nước… mãi là một hình ảnh nhức nhối tâm can. Hơn bao giờ hết, người dân miền Trung đang cần sự chung tay giúp đỡ của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, để họ có thể vuợt qua cơn bĩ cực đầy thương đau này. Một gói mì, một bánh luơng khô…. chắc sẽ làm người dân nơi rốn lũ này cảm thấy ấm lòng hơn, vơi bớt nỗi buồn đau. Mọi sự đóng góp, xin gửi về: Chuyển khoản: - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bạn đọc giúp đỡ qua toà soạn xin liên hệ: Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 51 Trương Định, Quận 3, TP.HCM. |