Những nông dân bỏ đồng áng đi mừng Đại lễ
Cập nhật lúc 07:30, Thứ Sáu, 01/10/2010 (GMT+7)
- Trong không khí Đại lễ, Hà Nội lúc nào cũng đông nghịt người. Khu vực Hồ Hoàn Kiếm, phố cổ lúc nào cũng đông đúc khách tham quan. Mỗi người đến từ một nơi, mỗi người một tâm sự, một lòng thành hướng về Thủ đô nghìn tuổi...
Hướng về Hà Nội
Tất tả tay nải, ba lô, túi xách, chồng đi trước, vợ đi sau, ít ai nghĩ ông bà Nguyễn Thị Chung - Nguyễn Văn Mạnh (huyện Yên Định, Thanh Hóa) đang tranh thủ đi… ngắm Tháp Rùa.
“Tôi bị đau mắt hơn hai tuần rồi, hôm nay định ra Viện Mắt TW khám khám xét cho tử tế xem thế nào. Chỉ có hai vợ chồng dắt díu nhau đi thôi. Nhân thấy người ta quảng cáo Hà Nội nghìn năm rầm rộ , rủ bà nhà tôi lên ngắm Tháp Rùa một nhoáng rồi hẵng vào bệnh viện” - ông Mạnh vui vẻ cho biết.
Rồi ông lại hồ hởi kể thêm: “Bà nhà tôi thích quá, miệng thì bảo tôi lẩm cẩm, lo chữa mắt trước không lo nhưng cũng ủng hộ… nhiệt tình. Chúng tôi được người ta chỉ cho đi xe bus lên đây, tiện mà rẻ thật!”.
“Hà Nội đẹp quá! Nghe ti vi, nghe đài nói nhiều về chuẩn bị Đại lễ nghìn năm, đúng là hoành tráng, to đẹp quá! Lần đi này của tôi đúng là đáng lắm!” - ông cười khà khà. Còn bà cũng cười theo, hạnh phúc rạng ngời trên nét mặt.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Hướng về Hà Nội
Tất tả tay nải, ba lô, túi xách, chồng đi trước, vợ đi sau, ít ai nghĩ ông bà Nguyễn Thị Chung - Nguyễn Văn Mạnh (huyện Yên Định, Thanh Hóa) đang tranh thủ đi… ngắm Tháp Rùa.
“Tôi bị đau mắt hơn hai tuần rồi, hôm nay định ra Viện Mắt TW khám khám xét cho tử tế xem thế nào. Chỉ có hai vợ chồng dắt díu nhau đi thôi. Nhân thấy người ta quảng cáo Hà Nội nghìn năm rầm rộ , rủ bà nhà tôi lên ngắm Tháp Rùa một nhoáng rồi hẵng vào bệnh viện” - ông Mạnh vui vẻ cho biết.
Rồi ông lại hồ hởi kể thêm: “Bà nhà tôi thích quá, miệng thì bảo tôi lẩm cẩm, lo chữa mắt trước không lo nhưng cũng ủng hộ… nhiệt tình. Chúng tôi được người ta chỉ cho đi xe bus lên đây, tiện mà rẻ thật!”.
“Hà Nội đẹp quá! Nghe ti vi, nghe đài nói nhiều về chuẩn bị Đại lễ nghìn năm, đúng là hoành tráng, to đẹp quá! Lần đi này của tôi đúng là đáng lắm!” - ông cười khà khà. Còn bà cũng cười theo, hạnh phúc rạng ngời trên nét mặt.
Trong không khí nhộn nhịp của Đại lễ, đặt chân đến Thủ đô Hà Nội càng trở thành ý nguyện tha thiết của rất nhiều người, không riêng gì hai ông bà Chung - Mạnh đến từ xứ Thanh.
Gia đình chị Vượng nghỉ ngơi bên Hồ Gươm. |
Từ sáng, gia đình chị Nguyễn Thị Vượng (quê Bắc Ninh) đã chở nhau bằng xe máy lên chơi Hà Nội. Hai vợ chồng với cậu con trai chẳng đi đâu xa, chỉ đến Lăng Bác, rồi ra Hồ Gươm ăn kem, đi xe điện. Gia đình thuần nông nhưng hai vợ chồng chị thương con, muốn cho con lên Hà Nội chơi cho "biết mùi” Đại lễ.
“Tôi sợ đi vào những ngày mùng chín, mùng mười thì đông lắm. Cháu nhà tôi còn bé quá, đi lại vất vả, tội. Thôi thì chúng tôi cho con đi chơi trước, sớm một chút cũng được” - chị Vượng giải thích.
Có đi mới thấy Hà Nội đẹp đẽ và đúng là tràn ngập không khí Đại lễ. May mắn hơn, gia đình chị còn được chiêm ngưỡng linh vật thần Kim Quy bằng gốm cổ, cậu con trai ba tuổi thích mê.
Không chỉ khiến con trai “thích mê” mà hai vợ chồng chị Vượng cũng đã có được một ngày nghỉ ngơi, quây quần đáng nhớ.
“Lâu lắm rồi mới có một hôm hai vợ chồng có thời gian đi với nhau. Cứ ruộng vườn, làm ăn, không có dịp Đại lễ này cũng không biết đến bao giờ chúng tôi mới có một ngày đáng nhớ như vậy” - chị Vượng cười hạnh phúc.
Những kế hoạch dành chờ Đại lễ
Không có điều kiện lên Hà Nội chơi thường xuyên, nên với nhiều người dân, Đại lễ 1.000 năm Thăng Long là dịp để họ thực hiện những kế hoạch đặc biệt.
Anh Phạm Văn Bình (Vĩnh Phúc) kể: “Hôm trước có việc tình cờ lên Hà Nội tôi bắt gặp đoàn xe của Hội sinh vật cảnh Bắc Ninh đem cây lên tặng thành phố dịp Đại lễ. Chỉ mới nhìn thoáng tôi đã thấy đẹp mê hồn! Vì thế, nhất định mấy ngày diễn ra Đại lễ, tôi phải lên Hà Nội để được tận mắt chiêm ngưỡng những dáng cây tuyệt đẹp đó!”.
Đi xe điện, ăn kem Tràng Tiền, ngắm Tháp Rùa là những ước mơ rất giản dị mà nhiều người dân ấp ủ thực hiện trong dịp Đại lễ. |
Còn anh Hoàng Quốc Thịnh (ở Mê Linh, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi phải tranh thủ dịp Đại lễ, rủ bằng được vợ đi chơi phố Hà Nội, đưa vợ đi ăn bánh tôm Hồ Tây”.
Anh kể: “Tôi quen và yêu cô ấy ở An Giang. Ngày yêu nhau, tôi vẫn hứa sau này về Hà Nội sẽ đưa nàng đi ăn bánh tôm Hồ Tây, ngắm cảnh Hà Nội. Thế mà ngót nghét 30 năm nay, vợ tôi đã biết "mặt mũi" cái bánh tôm Hồ Tây thế nào đâu? Đại lễ năm nay là dịp để tôi thực hiện lời hứa… 30 năm chưa trọn ấy!”.
Không kém phần cảm động là chia sẻ của chị Trần Thị Chung (huyện Tam Nông, Phú Thọ). Chị chỉ mơ đươc một lần đi quanh thành phố bằng… xe bus!
“Ngày trước lên chăm mẹ chồng ốm ở Bệnh viện 108, tôi mới biết đi xe bus. Đi qua bao nhiêu là phố xá đẹp đẽ, tôi thèm xuống đi loanh quanh chơi, chỉ ngắm cho thích mắt mà cũng không được” - chị Chung bảo.
“Thế nên dịp diễn ra Đại lễ nghìn năm, tôi phải bảo con trai, con gái đang đi học Đại học trên Hà Nội đón cho tôi đi chơi quanh thành phố bằng xe bus!”.
Giữa những kế hoạch, những sự kiện văn hóa hoành tráng đang diễn ra, có kế hoạch mừng Đại lễ nào giản dị hơn kế hoạch “nhỏ” của chị Chung, anh Thịnh? Âu đó cũng là một cách thể hiện tấm lòng thành hướng về Thủ đô nghìn tuổi. Trong những ngày diễn ra Đại lễ, những kế hoạch, những ấp ủ như thế đang trở thành hiện thực.
- Quỳnh Anh
TIN LIÊN QUAN
,