221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1312642
"Nếu thi hoa hậu, Hà Nội bị loại phần ứng xử..."
0
Article
null
Ảnh, bài dự thi:
'Nếu thi hoa hậu, Hà Nội bị loại phần ứng xử...'
,

- Một Hà Nội rực rỡ cờ hoa, lung linh huyền ảo trong Đại lễ 1.000 năm tuổi, và một Hà Nội bình dị đầy thân thương trong cuộc sống đời thường đã được độc giả Phạm Ngọc Sơn (Long Biên - Hà Nội) ghi lại bằng những hình ảnh đầy ấn tượng gửi đến VietNamNet tham dự cuộc thi ảnh 1000 năm Thăng Long Hà Nội.

>> Toàn cảnh Đại lễ 1000 năm Thăng Long
>> Chụp ảnh Đại lễ giật giải 10 triệu đồng từ VietNamNet

“Em yêu Hà Nội xanh thắm những hàng cây, yêu sao Hà Nội ba sáu phố phường xưa, yêu sao Hà Nội mặt nước biếc hồ Gươm, xanh xanh mặt hồ soi bóng Tháp Rùa xưa… Hà Nội đó, trời vào thu, đường lộng gió những cửa ô… Em đang sống giữa thủ đô, ngày nào đó có phải xa Hà Nội, lòng vẫn hướng về thủ đô mến yêu”.

Không hiểu sao khi mở đầu cho bài viết, những câu hát này lại vang lên trong tôi. Không thể nhớ ra tên bài hát, tôi mở trình duyệt để “tìm và kiếm”. Vẫn không ra. Dù sao thì những câu hát này đã khắc họa trong đầu một thằng bé là tôi ngày xưa những hình ảnh hết sức quen thuộc, gần gũi của Hà Nội. May mắn là tôi vẫn đang sống ở Hà Nội, hàng ngày đi làm hay chơi vẫn được nhìn thấy những hình ảnh thân thương, là những hàng cây xanh, là hồ Gươm, Tháp Rùa, là mùa thu Hà Nội…

Những ngày này, người ta nhắc nhiều thật nhiều về Thăng Long - Hà Nội nghìn năm. Sinh nhật lần thứ 1000 không thể không hoành tráng. Nếu tôi sống đến 100 tuổi, tôi cũng sẽ “bắt” con cháu tổ chức sinh nhật thật to cho tôi, đời người mấy ai sống được 100 tuổi, cũng như có mấy thành phố được nghìn năm đâu. Vì thế nên công việc có bận thế nào đi chăng nữa thì tôi vẫn cố gắng sắp xếp buổi tối đi dạo, cũng có khi là lướt qua những con phố đang thay áo mới đón đại lễ nghìn năm. Rất nhiều hình ảnh được tổng hợp lại khiến tôi phải trăn trở: vậy đâu là những giá trị của Hà Nội khi nó đã bước qua tuổi 1000?

Có lẽ nên bắt đầu hình ảnh Hà Nội nghìn năm bằng chiếu dời đô. Bạn sẽ được đọc chiếu dời đô tại tượng đài Lý Thái Tổ và đầu vườn hồng, ngay trước mặt quảng trường Ba Đình.

Mô tả ảnh.
Chiếu dời đô tại tượng đài Lý Thái Tổ, ảnh chụp 02-10-2010

 

Mô tả ảnh.
Và nổi bật trên nền trời xanh tại vườn hồng, trước mặt Quảng trường Ba Đình,
 ảnh chụp 03-10-2010


Chiếu dời đô được vua Lý Thái Tổ ban hành năm 1010, chính thức xác nhận “năm sinh” của Thăng Long. Năm 2010, trang sử vàng Thăng Long – Hà Nội đã “chạm” mức 1000 – niềm tự hào không chỉ của những người dân Hà Nội mà của nhân dân cả nước.
 

Mô tả ảnh.
Thăng Long - Hà Nội và con số đẹp – 1000,
ảnh chụp tại hồ Hoàn Kiếm ngày 22-08-2010


Những hình ảnh tiếp theo ghi lại vẻ đẹp rực rỡ của Hà Nội trong những ngày “ăn mừng” sự kiện lớn này:
 

Mô tả ảnh.
Rồng và Khuê Văn Các – biểu tượng ngàn đời của Thăng Long – Hà Nội,
 ảnh chụp tại Thủy Tạ ngày 20-09-2010
Mô tả ảnh.
Tháp Rùa, bưu điện Hà Nội vẫn rực sáng trong những đêm “ăn mừng” đại lễ nghìn năm, ảnh chụp ngày 02-10-2010

 

Mô tả ảnh.
Tháp Hòa Phong cũng lung linh trong những đêm hội,
ảnh chụp ngày 22-08-2010

 

Mô tả ảnh.
Phố phường rực sáng, những hình ảnh ấn tượng nhất của Hà Nội nghìn năm,
ảnh chụp tại phố Hàng Khay ngày 26-09-2010

 

Mô tả ảnh.
Lại một phố nữa rực sáng khiến ai đi qua cũng phải ngước nhìn,
(ảnh chụp tại đường Điện Biên Phủ ngày 26-09-2010)

 

Mô tả ảnh.
Lượng “fan hâm mộ” Hà Nội khiến tất cả các “ sao” phải mơ ước,
 ảnh chụp tại hồ Hoàn Kiếm ngày 02-10-2010
 
Hà Nội khiến những ai có mặt đều phải choáng ngợp. Những công trình, hiệu ứng ánh sáng được tạo ra tô điểm thêm vẻ đẹp vốn được xem là niềm tự hào của bất kì ai yêu mến Hà Nội. Tuy nhiên, tôi biết chắc rằng, những người thích khám phá Hà Nội, say mê với Hà Nội không chỉ nhìn Hà Nội qua những hình ảnh này. Bởi Hà Nội rồi sẽ quay trở lại cuộc sống vốn có của mình. Những công trình, ánh sáng này rồi sẽ chỉ là những kỉ niệm đẹp, những hình ảnh được giữ lại trong album của mỗi người.

Và rồi tôi lại khám phá tiếp một phần rất thật khác của Hà Nội: phố cổ. Tôi vẫn đi qua các con phố này hàng ngày không một chút suy nghĩ. Nó gắn liền với cuộc sống của tôi mà. Thường những gì quá quen thuộc rồi người ta sẽ dễ bỏ qua giống như câu nói của các cụ truyền lại: ”Bụt chùa nhà không thiêng” (còn như khi đi du lịch, chỗ nào tôi cũng mon men chụp ảnh). Đóng vai khách du lịch, phố cổ hiện ra thật khác. Cuộc sống thường nhật nơi đây chính là điều hấp dẫn du khách. Bởi nó góp phần làm nên lịch sử, văn hóa Hà Nội.

Mô tả ảnh.
Những ngôi nhà trên phố này đón đại lễ thật giản dị với đèn lồng treo trước cửa, ảnh chụp tại phố Hàng Bạc ngày 20-09-2010.

Mô tả ảnh.
Nhưng trong ngõ vẫn tối thui, ảnh chụp tại phố Hàng Bạc ngày 20-09-2010


Mô tả ảnh.
Chú Hùng - người thợ duy nhất trên phố Lò Rèn. Chú vẫn say sưa làm việc mặc phố xá tấp nập ngoài kia, ảnh chụp tại 26 phố Lò Rèn ngày 20-09-2010.


 

Mô tả ảnh.
Vẻ đẹp bình dị, thân thương trong một ngõ nhỏ tại một con phố ít người biết đến, ảnh chụp ngày 02-10-2010 tại phố Nguyễn Huy Tự.


Nói thế nào đi nữa thì những ngày đại lễ này sẽ khiến mọi người nhắc nhiều hơn, nhớ nhiều hơn và tự hào nhiều hơn về Hà Nội. Bên cạnh cuộc sống hàng ngày trôi đi, không phải vô cớ mà Hà Nội được đầu tư nhiều đến thế để tổ chức đại lễ. Nó giúp quảng bá những hình ảnh đẹp về Hà Nội, trong đó có những điều bình dị kia. 

Tuy nhiên, những nỗ lực trên dường như vẫn là chưa đủ. Một vài hình ảnh không đẹp như thế này chắc chắn sẽ làm Hà Nội “mất điểm” trong con mắt rất nhiều du khách. Nếu có một cuộc thi kiểu như hoa hậu cho các thành phố, có thể Hà Nội đạt giải “trang phục”, nhưng chắc chắn sẽ bị “loại” ở phần thi “ứng xử”.
 
Tạm khép lại hành trình đi tìm những giá trị của Hà Nội. Trong tôi giờ là rất nhiều cảm xúc: tôi yêu Hà Nội rợp cờ hoa, lung linh sắc màu; tôi tự hào về những góc phố, con người Hà Nội hết mình với cuộc sống; tôi cũng trăn trở về một Hà Nội “làm thế nào để đạt giải ứng xử”.

Mùa thu rồi đấy. Thật may là Hà Nội vẫn còn rất nhiều hình ảnh nên thơ như thế này:

Mô tả ảnh.
Lá vàng rơi báo hiệu thu đã về, ảnh chụp ngày 02-10-2010 tại phố Hàng Khay

  • Độc giả Phạm Ngọc Sơn (Hà Nội)

Một góc phố rợp cờ hoa, một sắc nắng thu lung linh bên Hồ Gươm, một khuôn mặt rạng ngời, một cảm nhận dâng trào, một nỗi nhớ thổn thức... được ghi lại bằng ảnh, bằng bài viết ngắn gửi đến tòa soạn để nhận những giải thưởng giá trị. Tại sao bạn không tham gia nhân sự kiện nghìn năm có một này? Hãy gửi ảnh và cảm nhận của bạn đến VietNamNet tại đây.
- Giải thưởng:
1 Giải đặc biệt 10 triệu đồng
1 giải nhất: 4 triệu đồng
2 giải nhì mỗi giải 1 triệu đồng
3 giải ba mỗi giải 500,000 đồng
5 giải khuyến khích mỗi giải 200,000 đồng
- Thể lệ cuộc thi:
Hình ảnh dự thi phải là ảnh độc giả chụp, không phải ảnh sưu tầm, hình ảnh phải chân thực, không dùng kỹ thuật chỉnh sửa, ghép.
Ảnh có dung lượng tối đa 500Kb/1 ảnh, chiều ngang tối đa 700 megapixel, có thể gửi ảnh lẻ hoặc chùm ảnh (tối đa 20 ảnh). Mỗi bức ảnh cần có lời bình, thời gian và địa điểm chụp.

Bài viết phản ánh thời sự, câu chuyện trong Đại lễ phải là cảm nhận của độc giả, không được coppy từ các bài báo đã đăng, hoặc của người khác trên các mạng xã hội, blog... Bài viết không quá 1.200 chữ.

Cuộc thi bắt đầu từ 1/10 và kết thúc ngày 15/10.

+ Cách tính giải: Chùm ảnh, bài viết được đăng trên VietNamNet và đo lượng truy cập vào ảnh và bài tính theo số liệu trên hệ thống đo kiểm của Google. Thứ tự các giải sẽ là sản phẩm có lượng truy cập từ cao đến thấp.
+ Đối tượng dự thi: Tất cả độc giả của VietNamNet.

+ Lưu ý: Độc giả cần ghi rõ địa chỉ liên lạc và số chứng minh thư khi gửi ảnh. Đây là thông tin được sử dụng làm căn cứ để VietNamNet kiểm chứng nếu tác phẩm được giải.
Ảnh và bài viết xin gửi về địa chỉ: 1000namthanglong@vietnamnet.vn

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,