221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1312357
Tại sao họ lại "dẫm nát" Hà Nội?
1
Article
null
Tại sao họ lại 'dẫm nát' Hà Nội?
,

 - Tôi tự hỏi liệu Hà Nội sẽ bị "dẫm nát" đến mức nào, Hà Nội trong mắt những người dạt dào tình yêu với Thủ đô yêu dấu xót xa đến bao nhiêu và Hà Nội trong mắt bạn bè quốc tế sẽ ra sao?

>> Toàn cảnh Đại lễ 1.000 năm Thăng Long
>> Chụp ảnh Đại lễ giật giải 10 triệu đồng


Đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội đã mang đến niềm tự hào và phấn khởi cho hơn 85 triệu trái tim khắp cả nước với niềm mong mỏi được chứng kiến và tham dự sự kiến lớn nhất của Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. 

Những người ở xa không có điều kiện đến với kỉ niệm đại lễ hào hùng thì vô cùng tiếc nuối…nhưng còn người đến tham gia thì đôi khi lại thấy mệt mỏi xen lẫn sự thất vọng.

Tuy tôi sinh ra và lớn lên không phải ở Hà Nội, nhưng Hà Nội đã gắn bó với tôi biết bao cảm xúc trong những năm tháng sinh viên mộc mạc. 

Một phần trái tim tôi cũng đã khắc lên hai chữ “Hà Nội” giống như quê hương thứ hai. Và dường như phần nhiều tôi dành cho Hà Nội thân yêu, nhưng trái tim tôi dường như đau nhói bởi những hành vi và hành động của những người có thể nói là ý thức tồi, cho phép tôi được dùng từ cay nghiệt đó là “vô văn hóa” khi đứng trước một đại lễ đậm chất văn hóa thiêng liêng ấy. 

Tôi tự hỏi liệu Hà Nội sẽ bị "dẫm nát" đến mức nào, Hà Nội trong mắt những người dạt dào tình yêu với Thủ đô yêu dấu xót xa đến bao nhiêu và Hà Nội trong mắt bạn bè quốc tế sẽ ra sao?

Dưới đây là những hình ảnh khó coi sau một buổi tối hòa mình với dòng người chứng kiến Đại lễ:
 

d

Khi đường phố quá đông đúc, người siết chặt người…dường như không có chỗ thông thoáng....


d
Đông đến mức trèo lên cả “Tháp Bút” trước cửa đền Ngọc Sơn nghỉ chân và chụp ảnh… Còn là sự thiêng liêng???
d
Điều đáng buồn thay, di tích tháp Hòa Phong không còn giá trị kể từ khi dòng chữ “tùng tùng NJCDTVA” vô nghĩa xuất hiện…Mặc cho dòng chữ “ĐÃ XẾP HẠNG – CẤM VI PHẠM”.

d

Nóc xe ô tô trở thành ghế VIP xem chương trình biểu diễn ngoài trời.


d

Sinh nhai ngay cả trên bờ Hồ Gươm…


d

Pic nic giữa lòng Hà Nội…


d

Bãi cỏ đang bị dày xéo…Những ngày tháng chăm dưỡng coi như vô ích.


d

Thùng rác không còn sức chứa…rác thải vung vãi ra ngoài.


Câu hỏi đặt ra: “Ý thức của con người ở đâu?”. Đáng buồn trước tình cảnh “văn hóa” của người Việt mình còn hạn chế. Tôi không dám so sánh với các lễ hội khác hay ở những đất nước khác, nhưng hãy nhìn lại những hành động của chúng ta ngay tại thời điểm này. 

Chúng tôi cần tiếng nói và cần sự kiểm điểm nghiêm khắc để cái hậu Đại lễ sống trong lòng người một cách tốt đẹp. Vấn đề tôi đặt ra ở đây, đó là sự quản lý của ban tổ chức? Sự kiện đã diễn ra một nửa, liệu xem lại cách quản lý có quá muộn nếu Hà Nội thật sự muốn đem lại ấn tượng cho những ai hướng về Thăng Long 1000 năm Đại lễ?

Những tâm tư của bạn đọc Trà My cũng là trăn trở của rất nhiều người khi dự Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội trong những ngày vừa qua, khi họ phải chứng kiến nhiều hành động đi ngược lại với văn hóa. 

Làm thế nào để Hà Nội đẹp và nên thơ, không còn những vết sạn như thế này? Làm thế nào để mỗi người dân đều có ý thức bảo vệ vẻ đẹp tròn trịa, linh thiêng và hào hoa của Thủ đô? Mời quý vị độc giả cùng "hiến kế" trên VietNamNet tại phần "Ý KIẾN CỦA BẠN" dưới đây.

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,