221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1320416
Bi hài chuyện dùng "khổ nhục kế" để… đòi nợ
1
Article
null
Bi hài chuyện dùng 'khổ nhục kế' để… đòi nợ
,

- Tin tưởng cho người thân vay tiền, nhưng đến khi cần đòi tiền thì phải dùng… khổ nhục kế mới đòi được nợ. Lại có trường hợp cho đối tác mượn tiền, đến khi cần đòi, “con nợ” tìm đủ cách chạy trốn nên dù dùng trăm phương ngàn kế chủ nợ cũng không đòi được tiền. Những câu chuyện đòi nợ tưởng chỉ là chuyện khôi hài, nhưng hoá ra lại có thật 100% ngoài đời.

Dùng khổ nhục kế để… đòi nợ!

Cách đây vài năm, vì quá cả nể người anh họ đang cần tiền nhập hàng kinh doanh nên anh Nguyễn Văn Q, nhà ở quận Long Biên (Hà Nội) đã gom hết số tiền vợ chồng dành dụm được nhiều năm lên đến gần 100 triệu đồng để cho anh họ vay.

Mô tả ảnh.
Cứ tưởng chỉ những người có nợ mới khổ sở vì nợ nần. Nhưng thực tế, nhiều người có tiền cho vay cũng đau đầu và khổ sở trước cảnh đi đòi nợ! (Ảnh Google-imegine).

Cứ nghĩ sau khi nhập xong lô hàng, người anh rất gần gũi kia sẽ xoay tiền để trả nợ vợ chồng. Nhưng, vài tháng sau, khi hàng hoá nhập về đã bán hết, song chờ mãi, anh Q. vẫn không thấy ông anh họ đả động gì đến khoản nợ “vay nóng” trước đó.

Quá nóng ruột vì cuộc sống gia đình đôi lúc cũng cần đến tiền. Vì vậy, anh Q. đã phải đến nhà anh họ đánh tiếng đòi nợ. Nhưng vừa nhắc đến khoản nợ, ông anh họ đã vò đầu bứt tai xin anh Q… gia hạn ít bữa, vì tiền bạc vẫn chưa được đối tác chuyển trả.

Rất nhiều lần đến đòi nợ sau này, anh Q. cũng đều nhận được những lý do gia hạn khác nhau. Việc gia hạn liên tục khiến khoản cho “vay nóng” của anh Q. bị “đóng băng” suốt gần 3 năm trời.

Mới đây, nghe tin anh họ có bạc tỷ nhờ trúng quả buôn bán bất động sản, anh Q. lại tìm đến đòi tiền thì lại bị khất nợ.

Rất bực tức, nhưng vì anh em “khúc ruột trên, khúc ruột dưới” nên anh Q. cũng không dám làm căng hay nổi nóng. Song số tiền gần 100 triệu cho vay là tiền mồ hôi công sức của cả hai vợ chồng nên anh quyết phải đòi được nợ.

Cuối cùng, để đòi nợ, anh Q. đã nghĩ đến chuyện dùng “khổ nhục kế”. Việc dùng “khổ nhục kế” để đòi nợ của anh có lẽ là một chuyện có một không hai, giúp anh vừa đòi được nợ, lại không làm mất tình anh em.

Đó là việc anh Q. thuê đầu gấu đi đòi nợ. Song đó không phải là thuê đầu gấu đến để dằn mặt, doạ nạt gia đình anh họ. Ngược lại, anh cho đầu gấu đến nhà anh họ để “dằn mặt” và “khủng bố” chính gia đình anh Q.

Mô tả ảnh.
Cho người thân vay nợ, nhưng với nhiều người, việc đòi nợ cần cả một nghệ thuật để việc đòi nợ không ảnh hưởng đến tình cảm, máu mủ. (Ảnh Google-imegine).

Anh Q. kể: Ban đầu anh cho “đầu gấu” tìm đến địa chỉ nhà anh họ để họ thông báo số tiền anh Q. đang bị chủ đòi nợ. Vì không có tiền trả nên anh Q. đã giới thiệu tới nhà anh họ, người cũng đang có nợ tiền anh Q. Nếu đúng hẹn ngày ấy, giờ ấy mà anh Q. không có tiền trả thì anh Q. sẽ bị "cắt gân chân, thậm chí bị thủ tiêu".

Nhìn những gương mặt bặm trợn, có thể làm bất cứ điều gì, khi ấy "tình máu mủ trỗi dậy" nên ngay hôm sau, ông anh họ đã đem đủ số tiền “vay nóng” mấy năm trước đó đến nhà anh Q. để trả.

Còn với anh Q., việc dùng “khổ nhục kế” thuê đầu gấu đi đòi nợ khiến anh day dứt và áy náy rất nhiều. Nhưng nếu không dùng biện pháp ấy, không biết bao giờ anh mới đòi được món “vay nóng” từ ông anh họ!

Và chuyện “giăng lưới” đi tìm “con nợ”!

Cũng lâm vào cảnh có nợ khó đòi nên việc đi đòi nợ của anh Nguyễn Văn C., giám đốc một doanh nghiệp tư nhân ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) cũng khó khăn và ly kỳ không kém.

Mô tả ảnh.
Một kiểu đòi nợ rất lạ từng diễn ra ở Hà Nội! (Ảnh VNE).

Anh C. kể: Hồi đầu năm, vì quá tin tưởng một đối tác có trụ sở ở tận Yên Bái nên anh đã cho đối tác “vay nóng” đến 3 tỷ đồng. Nhưng đến hạn trả nợ, đối tác này vẫn không hề đả động gì đến khoản vay.

Mới đây, vì cần huy động vốn làm ăn nên anh C. liên tục nhắc đối tác về khoản nợ. Song đòi nợ qua điện thoại không mấy hiệu quả. Vì vậy, anh đã nhiều lần phóng xe vượt gần 200 cây số từ Hà Nội lên Yên Bái tìm đối tác đòi nợ. Thế nhưng, cứ khi chuẩn bị lên đến Yên Bái thì anh lại nhận được tin đối tác đang ở dưới Hà Nội. Còn khi ở dưới Hà Nội thì đối tác lại nói đang ở Phú Thọ hoặc Yên Bái.

Quá nhiều lần bị đối tác cho "ăn trái đắng" nên mới đây anh C. đã nghĩ cách “giăng lưới” để “bắt” con nợ. Đó là việc anh cho người bí mật từ Hà Nội lên Phú Thọ, trong khi mình thì phóng xe đi Yên Bái. Nhưng, dường như “con nợ” quá ranh ma nên khi nhận điện thoại hẹn gặp của anh C., anh ta thông báo đang trên đường vay tiền để trả nợ, rồi tắt máy không nghe điện thoại nữa!

Mặc dù biết việc đòi nợ rất khó và vất vả, nhưng anh C. cho biết: khó đến mấy, anh cũng vẫn phải tự đi đòi. Bởi theo những thông tin anh có được, doanh nghiệp đối tác nợ 3 tỷ đồng trên Yên Bái gần như đã phá sản và đang nợ nần rất nhiều. Còn nếu tố cáo doanh nghiệp đối tác thì việc đòi nợ của anh càng khó hơn. Bởi điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp của đối tác sẽ phải công bố phá sản. Mà mục tiêu của anh là phải đòi được tiền về cho công ty. Vì vậy, anh vẫn phải gây sức ép để đối tác phải đi xoay tiền trả nợ.

“Dường như người ta chỉ có cảm giác là chủ nợ khi cho ai đó vay 5, 7 triệu đồng. Còn cho vay một vài tỷ thì dường như người đi vay mới chính là… chủ nợ anh ạ”. anh C. ngao ngán nói với vẻ đầy thất vọng!

  • Nguyên Minh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,