221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1282238
Khám phá "điện thoại đen" trên ghế nhà trường
1
Article
null
Kỳ 1:
Khám phá 'điện thoại đen' trên ghế nhà trường
,

- Những năm gần đây, điện thoại không chỉ là phương tiện liên lạc, mà còn để teen thể hiện “đẳng cấp”. Nhiều học sinh bây giờ đến trường đã cố tìm mọi cách để tậu cho mình một chiếc điện thoại để cho bằng bạn bằng bè. Nhiều clip bạo lực học đường cũng được lây lan từ chiếc điện thoại của học sinh. Bao nhiêu học sinh sử dụng điện thoại và trong điện thoại của teen có những gì?

“Dế” càng xịn, teen càng sành điệu

Không hiếm học sinh cấp 1 ở thành phố hiện nay đã sử dụng điện thoại di động. Theo điều tra riêng của VietNamNet thực hiện tại các Trường THCS Kim Liên, Nguyễn Tất Thành, Lô mô nô xốp, Đoàn Thị Điểm và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phan Đình Phùng, Chu Văn An, Nguyễn Trãi thì có tới 98% em HS được hỏi là đang sở hữu một chiếc “dế”.

Trong đó, 31,6% HS sử dụng điện thoại dưới 1 triệu; 35,4% dùng điện thoại trên 1 triệu; 14% dùng điện thoại trên 5 triệu, 11% là dùng các loại điện thoại có giá tiền khác. Hỏi một nhóm HS học lớp 4, Trường tiểu học Lý Thái Tổ (Hà Nội) thì 10/35 thành viên trong lớp đang sử dụng điện thoại di động

d

Ttrong điện thoại của teen có những gì?

Tại các đô thị lớn hiện nay, nhiều phụ huynh chịu khó “đầu tư” cho các quý tử một chiếc điện thoại để có thể từ công sở vẫn nhắc nhở con học bài, hoặc tiện đưa, đón sau giờ làm.

Chị Linh Hương (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: "Năm ngoái con gái tôi đỗ vào cấp 3. Cả hai vợ chồng đều thống nhất tặng nó một chiếc điện thoại. “Một công đôi việc ” vừa làm quà tặng vừa để tranh thủ quản lý con từ xa”.

Nhưng vượt ra ngoài mục đích tốt đẹp của các ông bố bà mẹ, teen thường có xu hướng bắt chước theo các trào lưu sử dụng các loại điện thoại di động “sành điệu” để khẳng định cá tính, đẳng cấp.

"Hãy nói cho tôi biết bạn sử dụng điện thoại nào, tôi sẽ nói cho bạn biết bạn là ai?” - Đó là một chủ đề sôi nổi được bàn luận trên hầu các diễn đàn của tuổi teen. Hoặc chỉ ngồi trà đá tại những cổng trường PTTH, THCS là có hàng trăm câu chuyện chỉ bàn quanh những chiếc điện thoại mới nhất kiểu dáng lạ, tính năng hiện đại nhất.

Khảo sát qua một số trường PTTH xếp vào loại “nhà giàu” ở Hà Nội, chúng tôi thấy số HS dùng điện thoại có giá trị 10 đến 14 triệu không phải loại hiếm. Điển hình như Trường PTTH Việt Đức, chỉ cần ngồi quán nước một buổi là có thể thấy hàng chục chiếc điện thoại thuộc loại sành điệu nhất như Iphone, Nokia, Sony… được teen trình diện.

Nhiều gia đình có điều kiện nhưng thiếu thời gian, thường chấp nhận ngay khi con “thỏ thẻ” xin được sở hữu một chiếc điện thoại 3G với lí do "cuộc gọi video của 3G cho phép phụ huynh thấy rõ con cái đang làm gì, ở đâu".

"Thế giới sex trong điện thoại teen"

Các teen, đặc biệt là những cô bé thường ưa chuộng khả năng quay phim, chụp ảnh thì chiếc điện thoại vô cùng quan trọng. Trào lưu khoe ảnh sexy trên blog, facebook xuất hiện từ lâu đã "tiêu" không ít thời gian của các cô gái đang tuổi đến trường. Đó là một thực tế.

d

Những clip đánh nhau được các teen truyền bá bằng công nghệ bluetooth của điện thoại di động

Hậu quả của những đoạn phim, hình ảnh không lành mạnh đã nhiều lần được cảnh báo, nhưng không phải học sinh nào cũng đủ tỉnh táo để vượt qua.

Nhiều clip sex quay bằng ĐTDĐ do 9X "thủ vai" như "cảnh nóng" của hai học sinh lớp 10 ở Lạng Sơn; clip "mây mưa" của đôi HS lớp 9 ở Quảng Bình trong một khu rừng, đỉnh điểm là clip nữ sinh Hà Nội, Nghệ An, Quảng Ninh đánh nhau gây rúng động dư luận gần đây cũng được các em quay rồi phát tán bằng công cụ bluetooth, sau đó "bắn" lên mạng.

Với một chiếc điện thoại di động cài đặt GPRS hay 3G là các em có thể lướt các website hay chat với bạn bè. Vậy là mỗi khi phụ huynh cấm sử dụng máy tính vào mạng để dành thời gian cho học tập, thì các em vẫn có thể lén lút vào mạng mà phụ huynh không hề biết.

“Chơi dân chơi game chính hiệu thì phải dùng máy case, nhưng em bị bố mẹ cấm bén mảng đến cái máy tính rồi nên tranh thủ "cày" vài ván trên điện thoại những giờ nào chán học” – Huy, học sinh Trường PTTH Phan Đình Phùng nói.

Chỉ cần một cậu trong nhóm vừa tải được một video “hot”, ngay lập tức cả nhóm đều sở hữu sau vài phút nhờ chức năng bluetooth. Lâm - một bạn gái bức xúc: “Nhiều hôm đến lớp thấy năm bảy bạn nam xúm xít xem chung một cái điện thoại rồi bình luận cười hô hố với nhau. Tụi em biết ngay là xem phim không lành mạnh, ức chế lắm”.

Điều đáng nói hơn, là các teen còn thay phiên nhau phân công xem hôm nay ai sẽ "phụ trách" phim nào, từ Á, Âu, Mỹ cho đến Hongkong, Nhật Bản. Và vì thế, điện thoại của teen boy nào cũng có vài đoạn video “nóng bỏng”.

Nhiều người, buổi đêm đã tranh thủ vào các trang web đen để tải, sáng mai lên chia sẻ cho các "chiến hữu". Khi các thầy cô kiểm tra điện thoại, ngay lập tức các nam sinh cho tay xuống gầm bàn, rút thẻ nhớ ra.

Kinh khủng hơn, anh Tiến (Khu Mỹ Đình 2- Hà Nội) còn đọc trong máy của con trai mới học 5 của mình những tin nhắn rác như các cách yêu khiến chồng mê, làm sao để hôn mùi mẫn, thủ dâm, quan hệ tình dục…

“Sẽ ra sao nếu cháu tò mò gửi tin nhắn đến số điện thoại này để xem những "chiêu thức" của người lớn như vậy?” - anh Tiến nói.

Nỗi băn khoăn của anh không phải không có cơ sở. Câu chuyện về một nữ học sinh ở trường Trường PTTH Cao Thắng, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) là một ví dụ. Sau những ngày tháng yêu nhau “quên ăn quên học”, cô bé đã "trao hết" cho người yêu.

Cậu bạn trai bạn trai do nghi ngờ lòng chung thủy của bạn gái đã dùng những tấm hình chụp cảnh ân ái của hai người để tống tiền. Sợ hãi, lo lắng vì bạn bè gia đình biết, cô bé đã dại dột dùng dao để tự vẫn, rất may được gia đình phát hiện và ngăn cản kịp thời.

Hay những vụ hiếp dâm ở một số vùng nông thôn vừa được phát hiện cũng là do trẻ em xem phim “sex” trên điện thoại di động và bắt chước những cảnh phim tục tĩu đó.

  • N.Trang - H.Kiều - H.Khanh
    Kỳ 2: Những tai hại khi học sinh dùng di động
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,