221
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
1319455
Lương vài chục ngàn đô vẫn… “nhảy việc”
0
Article
null
Lương vài chục ngàn đô vẫn… “nhảy việc”
,

- Hưởng lương cao ngất từ 20 – 30 ngàn/USD tháng, nhưng nhân sự cao cấp vẫn “rũ áo” ra đi tìm bến đỗ mới nhiều hứa hẹn hơn.

Tại hội thảo "Tư duy lại chiến lược nhân sự" vừa tổ chức tại TP.HCM, có nhiều ý kiến lo ngại về tình trạng “chảy máu chất xám” ở mức báo động…

Nhân lực cao cấp: của hiếm, lương…cực khủng

Tiến sĩ Lê Thị Thúy Loan, Giám đốc công ty tư vấn nhân lực Loan Lê, cho biết, trong vòng nửa năm trở lại đây, đơn đặt hàng nhân sự cao cấp của các DN luôn nhiều gấp 4-5 lần so với nguồn cung. “Giá” của nhân sự cao cấp cũng bị “đội lên” đáng kể: từ mức lương vài ngàn USD, hiện giờ đã có những người hưởng lương 20.000-30.000 USD/tháng!

Làm gì để giữ người giỏi, bài toán vẫn chưa có lời giải. Ảnh: minh hoạ


“Tiền nào của nấy. Khi có một người tài về với mình, thì năng lực kinh doanh cũng như sức cạnh tranh của DN đó sẽ mạnh lên rất nhiều, lợi nhuận của doanh nghiệp này đã tăng vọt, tiếng tăm trên thương trường cũng được khẳng định vững chắc hơn” - bà Loan nhận định.

Không chỉ bó hẹp trong những chức danh quản lý, lãnh đạo, mà khái niệm “nhân sự cao cấp” còn mở rộng ra cả những người trực tiếp sản xuất, kinh doanh có trình độ cao, tay nghề vững. Theo báo cáo nhân lực trực tuyến quí 2/2010 của VietnamWorks.com, tình hình biến động trong nhân sự các ngành sản xuất, kinh doanh đang diễn ra rất “nóng”, chứng tỏ các doanh nghiệp đang quyết liệt cạnh tranh để lôi kéo nhân sự giỏi về mình.

Chị Th. vốn chỉ là một nhân viên của công ty V., nhưng khi phát hiện chị có năng lực chuyên môn giỏi, công ty VG. đã tìm mọi cách “mời” về và bổ nhiệm một chức danh lãnh đạo. Ở công ty mới, chị đã phát huy tốt khả năng ngoại giao, giúp doanh nghiệp này từng bước vượt qua khó khăn.

“Chúng tôi không “mua rẻ” chị ấy, nhưng những gì mà chị ấy làm được cho công ty lớn hơn gấp nhiều lần mức lương vài ngàn USD/tháng mà chúng tôi trả” - một lãnh đạo của doanh nghiệp này tiết lộ.

Giữ người giỏi bằng cách nào ?

Anh T.B có học vị tiến sĩ về quản trị kinh doanh tại Nhật, từng nhiều năm làm việc ở nước ngoài cho biết: về Việt Nam được 5 năm những anh từng “nhảy việc” tới 3 lần. Mỗi lần nhận việc mới, lương lại cao gấp rưỡi hoặc hơn hai lần chỗ cũ.

Từ công ty thực phẩm, anh nhận việc mới ở công ty thời trang N. với chức Tổng giám đốc điều hành; hơn 1 năm sau, anh chuyển sang làm cố vấn cho một công ty truyền thông hàng đầu tại TP.HCM, mức lương “khủng” đến khó tin: 25 ngàn USD, chưa tính phụ cấp tiền điện thoại, xe hơi đi lại…

Hơi khác với kiểu nhảy việc vì lương khủng của anh T.B, chị Nguyễn Thị Minh Tâm - Giám đốc công ty tư vấn nhân sự Unity (trước đây đã từng đảm nhiệm các vị trí quan trọng tại các doanh nghiệp lớn) cho rằng: chưa bao giờ việc giữ chân nhân tài lại khó khăn như hiện nay. Với rất nhiều cơ hội mới của thời hậu khủng hoảng, lực lượng lao động không còn giữ thái độ thụ động như trước, mà đã chủ động tìm kiếm những “bến đỗ” mới nhiều hứa hẹn hơn.

Lấy bản thân mình làm dẫn chứng, chị Tâm nói rằng: “Chính sách tiền lương là quan trọng, nhưng không phải là tất cả. Tôi đã từng nhận lương rất cao, nhưng vẫn quyết định ra đi, bởi tôi cần có những cơ hội thăng tiến trong một không gian rộng mở hơn”.

Đó cũng là lý do khiến giám đốc một bộ phận của một ngân hàng lớn mới đây xin nghỉ việc hay trường hợp “bỏ việc” giữa chừng của giám đốc một công ty dược tại TPHCM, khi đang hưởng lương trên 20 ngàn USD/tháng để ra nước ngoài học tiếp bằng tiến sĩ…

Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực TP.HCM, thì khoảng thời gian từ nay đến cuối năm là cao điểm của sự dịch chuyển lao động. Lúc này, chiến lược nhân sự trở thành mục tiêu cạnh tranh rất “nóng” của các DN.

Không có chính sách hữu hiệu để giữ chân người tài và thu hút thêm, các đơn vị sẽ rơi vào khủng hoảng nhân lực. Trong bối cảnh kinh tế phục hồi, nếu nhân sự không đạt yêu cầu thì DN sẽ phải chịu thiệt thòi trong cuộc cạnh tranh khốc liệt.

  • V.Hùng – T.Thiện
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,

Tin khác

,
,