Bi hài chuyện teen săm soi 'khiếm khuyết' cơ thể mình
Cập nhật lúc 13:35, Thứ Năm, 05/08/2010 (GMT+7)
Săm soi cơ thể để rồi trầm trọng hóa vấn đề dẫn đến những lo lắng không đáng có đã trở thành căn bệnh chung của teen.
Bước vào tuổi cập kê, teen thường cảm thấy rất bỡ ngỡ với những chuyển biến của cơ thể lẫn tâm lí. Và nếu không trang bị cho mình những kiến thức cần thiết thì các teen rất dễ rơi vào khủng hoảng.
Soi… từng centimet
Soi ở đây được hiểu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Vì không chỉ soi mình trước gương mà teen còn săm soi những thay đổi nhỏ nhất trên cơ thể mình. Cô bạn TT (lớp 10, trường THPT NT) cho biết: mỗi sáng thức dậy, việc đầu tiên mà bạn làm đó là soi gương. Soi để xem hôm nay mình có nổi mụn không, mắt có thâm quần không, thậm chí là xem mình bị mọc râu như con trai không.
Những khi bị nổi mụn thì tần suất soi gương của TT trung bình là 15 phút một lần chỉ để theo dõi xem nốt mụn đã lặn chưa hay đang chuyển biến xấu đi.
Không chỉ vậy, cô nàng còn săm soi rất kĩ cơ thể mình. Cứ thấy một vết trầy, vết thâm nào lạ là cô bạn phát hiện ngay và lặp tức chữa trị. TT cho biết: “Xem trên mạng, thấy người ta nói nhiều về những biến đổi tâm sinh lí của tuổi mới lớn nên mình rất sợ. Thế nên, không biết từ khi nào, mình rất hay săm soi chính mình để theo dõi những biến đổi đó”.
Hậu quả là...
Không chỉ soi, nhiều teen vì thiếu hiểu biết cũng như quá lo lắng về những biến đổi đó nên đã trầm trọng hóa vấn đề, lúc nào cũng đặt mình trong sự khủng hoảng không đáng có. M.Tiên (Trường V) lần đầu tiên thấy kinh nguyệt đã vô cùng sợ hãi, cứ tưởng mình bị…ung thư.
Kể cả sau khi biết đó chỉ là hiện tượng bình thường của phái nữ, Tiên lại chuyển sang săm soi những dấu hiệu của mình với những gì ghi trên mạng, trên sách vở. Thấy có chút gì khác là Tiên lại lo sốt vố lên và nằng nặc đòi mẹ chở đi khám, nếu không thì tự mua thuốc uống.
Cũng với sự bỡ ngỡ khi bước vào tuổi mới lớn, H.Dũng (trường K) luôn trong trạng thái thiếu tự tin và lúc nào cũng thấy mặc cảm chỉ vì… mình không có râu. Hằng ngày, anh chàng cứ săm soi mãi những mong tìm ra được… một sợi râu an ủi. Và kết quả vẫn là con số không. Điều đó càng khiến Dũng suy sụp hơn khi nghĩ rằng mình có khiếm khuyết gì đó trên cơ thể.
Cùng với những lo lắng thái quá về bản thân, nhiều teen còn tự chuẩn đoán và “bốc thuốc” cho mình. Levi (trường THPT NTT) khi phát hiện ra những dấu hiệu khác thường trên cơ thể là cô nàng lập tức lên mạng tra cứu và tự chữa trị theo những gì trên mạng chỉ dẫn.
Lần nọ, Levi bị nổi những nốt đỏ ở cổ, tra trên mạng thì thấy đó là dấu hiệu của bệnh Zona. Cô nàng lo sốt vố, lập tức mua thuốc theo hướng dẫn. Thế nhưng, do dùng thuốc bừa bãi, lại cứ mãi chạm vào chỗ bị đau nên vết thương nhanh chóng bị nhiễm trùng. Đi khám mới biết ban đầu đó chỉ là một vết trầy nhỏ mà thôi.
Dẫu biết rằng tuổi mới lớn là giai đoạn của những biến đổi lớn về tâm sinh lí. Nhưng việc săm soi quá mức cơ thể mình không chỉ không giúp gì cho teen mà còn gây ra những lo lắng không đáng có. Để loại bỏ thói quen cũng như lối suy nghĩ tiêu cực đó, bản thân các teen cần trang bị những kiến thức cần thiết cho lứa tuổi mình.
Nhất là những chương trình giáo dục giới tính trong trường cùng những tài liệu, thông tin đáng tin cậy. Hãy bình thường hóa và từ từ tiếp nhận những biến đổi đó để chúng ta được trưởng thành hơn.
Bước vào tuổi cập kê, teen thường cảm thấy rất bỡ ngỡ với những chuyển biến của cơ thể lẫn tâm lí. Và nếu không trang bị cho mình những kiến thức cần thiết thì các teen rất dễ rơi vào khủng hoảng.
Soi… từng centimet
Soi ở đây được hiểu theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Vì không chỉ soi mình trước gương mà teen còn săm soi những thay đổi nhỏ nhất trên cơ thể mình. Cô bạn TT (lớp 10, trường THPT NT) cho biết: mỗi sáng thức dậy, việc đầu tiên mà bạn làm đó là soi gương. Soi để xem hôm nay mình có nổi mụn không, mắt có thâm quần không, thậm chí là xem mình bị mọc râu như con trai không.
Nhiều teen cả ngày chỉ ngồi tự bôi xấu... mình và lo lắng. |
Những khi bị nổi mụn thì tần suất soi gương của TT trung bình là 15 phút một lần chỉ để theo dõi xem nốt mụn đã lặn chưa hay đang chuyển biến xấu đi.
Không chỉ vậy, cô nàng còn săm soi rất kĩ cơ thể mình. Cứ thấy một vết trầy, vết thâm nào lạ là cô bạn phát hiện ngay và lặp tức chữa trị. TT cho biết: “Xem trên mạng, thấy người ta nói nhiều về những biến đổi tâm sinh lí của tuổi mới lớn nên mình rất sợ. Thế nên, không biết từ khi nào, mình rất hay săm soi chính mình để theo dõi những biến đổi đó”.
Hậu quả là...
Không chỉ soi, nhiều teen vì thiếu hiểu biết cũng như quá lo lắng về những biến đổi đó nên đã trầm trọng hóa vấn đề, lúc nào cũng đặt mình trong sự khủng hoảng không đáng có. M.Tiên (Trường V) lần đầu tiên thấy kinh nguyệt đã vô cùng sợ hãi, cứ tưởng mình bị…ung thư.
Kể cả sau khi biết đó chỉ là hiện tượng bình thường của phái nữ, Tiên lại chuyển sang săm soi những dấu hiệu của mình với những gì ghi trên mạng, trên sách vở. Thấy có chút gì khác là Tiên lại lo sốt vố lên và nằng nặc đòi mẹ chở đi khám, nếu không thì tự mua thuốc uống.
Cũng với sự bỡ ngỡ khi bước vào tuổi mới lớn, H.Dũng (trường K) luôn trong trạng thái thiếu tự tin và lúc nào cũng thấy mặc cảm chỉ vì… mình không có râu. Hằng ngày, anh chàng cứ săm soi mãi những mong tìm ra được… một sợi râu an ủi. Và kết quả vẫn là con số không. Điều đó càng khiến Dũng suy sụp hơn khi nghĩ rằng mình có khiếm khuyết gì đó trên cơ thể.
Cùng với những lo lắng thái quá về bản thân, nhiều teen còn tự chuẩn đoán và “bốc thuốc” cho mình. Levi (trường THPT NTT) khi phát hiện ra những dấu hiệu khác thường trên cơ thể là cô nàng lập tức lên mạng tra cứu và tự chữa trị theo những gì trên mạng chỉ dẫn.
Lần nọ, Levi bị nổi những nốt đỏ ở cổ, tra trên mạng thì thấy đó là dấu hiệu của bệnh Zona. Cô nàng lo sốt vố, lập tức mua thuốc theo hướng dẫn. Thế nhưng, do dùng thuốc bừa bãi, lại cứ mãi chạm vào chỗ bị đau nên vết thương nhanh chóng bị nhiễm trùng. Đi khám mới biết ban đầu đó chỉ là một vết trầy nhỏ mà thôi.
Dẫu biết rằng tuổi mới lớn là giai đoạn của những biến đổi lớn về tâm sinh lí. Nhưng việc săm soi quá mức cơ thể mình không chỉ không giúp gì cho teen mà còn gây ra những lo lắng không đáng có. Để loại bỏ thói quen cũng như lối suy nghĩ tiêu cực đó, bản thân các teen cần trang bị những kiến thức cần thiết cho lứa tuổi mình.
Nhất là những chương trình giáo dục giới tính trong trường cùng những tài liệu, thông tin đáng tin cậy. Hãy bình thường hóa và từ từ tiếp nhận những biến đổi đó để chúng ta được trưởng thành hơn.
(Theo PLXH)
,