(VietNamNet) - Năm 2003, cả nước tạo được việc làm cho hơn 1,52 triệu người. Xuất khẩu lao động tăng mạnh nhất từ trước đến nay với 75 nghìn người. Tuy nhiên, Việt
Tỉ lệ tạo việc làm đạt 102% kế hoạch nhưng…
Khu vực sản xuất công nghiệp và xây dựng đạt mức tăng trưởng cao nhất 15%, tập trung chủ yếu vào các ngành thế mạnh của Việt
Tuy nhiên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, hiện nay, cung vẫn vượt cầu về lao động, do hàng năm, dân số vào độ tuổi lao động lại tăng hơn 1,2 triệu người. Ngoài ra, còn có người lao động bị mất việc làm hay dư ra do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước. Địa bàn đô thị hóa nhanh và chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã làm tăng sức ép về việc làm. Thị trường lao động phát triển chậm, nhất là lao động có chất lượng cao, chuyên gia giỏi. Tình trạng nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp giảm không đáng kể. Trong khi đó, chất lượng dạy nghề trên cả nước chưa gắn liền với nhu cầu tuyển dụng, chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu. Người thất nghiệp trên cả nước còn nhiều nhưng tình trạng thiếu lao động lại diễn ra gay gắt tại các vùng tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, vùng kinh tế trọng điểm.
Việt Nam vẫn thiếu công nhân tay nghề cao. |
Thanh niên nông thôn vẫn chưa được tiếp cận với hệ thống đào tạo các ngành nghề kỹ thuật cao.
Năm 2003, cả nước có trên 300 nghìn hộ thoát nghèo, đưa tỉ lệ hộ nghèo xuống còn 11%. Mặc dù có tốc độ giảm nghèo nhanh nhưng nếu so với tiêu chuẩn quốc tế, tỉ lệ nghèo của Việt
Ngành LĐTBXH xác định: tỉ lệ thất nghiệp cao, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, nguy cơ tái nghèo và sự thiếu tinh thần trách nhiệm, tiêu cực tham nhũng trong đội ngũ cán bộ là những thiếu sót và thách thức lớn của toàn ngành LĐTBXH.
Năm 2004: tăng tỉ lệ tạo việc làm, giảm xuất khẩu lao động
Trong phương hướng, nhiệm vụ năm 2004, Bộ LĐTBXH đặt mục tiêu tạo việc làm cho 1,58 triệu người, xuất khẩu lao động và chuyên gia 60 nghìn người (giảm hơn so với 75 nghìn lao động xuất khẩu năm 2003). Cơ cấu lao động sẽ chuyển dịch theo hướng tỷ trọng người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp giảm từ 59% xuống 58%; trong công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng từ 40,9% lên 42%. Giảm tỉ lệ hộ nghèo cả nước xuống còn 8,3% vào cuối năm 2004.
Hiện nay, chuẩn nghèo ở nước ta được áp dụng ở mức: khu vực thành thị 150.000 đồng/người/tháng; nông thôn đồng bằng 100.000 đồng/người/tháng; nông thôn, miền núi, hải đảo 80.000 đồng/người/tháng. Để thoát khỏi mức nghèo theo tiêu chuẩn quốc tế, Việt Nam cần nâng mức chuẩn nghèo mới phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước và từng bước hội nhập với khu vực và quốc tế.
-
Linh Trúc