221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
192398
Lập Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Lập Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm
,

(VietNamNet) - Với 3 tiểu ban, gồm giám sát, phòng, chống dịch; tuyên truyền và hậu cần, Ban chỉ đạo quốc gia Phòng chống dịch cúm gia cầm quốc gia phải xây dựng kế hoạch hoạt động của các bộ, ngành trong việc phòng chống dịch; đồng thời, tổ chức, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện.

Ban chỉ đạo sẽ có bộ phận thường trực đặt tại Bộ NN-PTNT.

Đây là nội dung Quyết định 13/2004/QĐ-TTg, do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 28/1, về việc thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch cúm gia cầm. Trưởng ban là Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Huy Ngọ, các Phó trưởng ban thường trực gồm một Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, Thứ trưởng Bộ Y tế. Thành viên Ban chỉ đạo là thứ trưởng các Bộ: Tài chính, Thương mại, Công an, GTVT, Tài nguyên - Môi trường, VH-TT, Ngoại giao, Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế).

Thủ tướng Chính phủ cũng giao Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp (SARS) thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch cúm ở người.

Dịch gà vẫn đang lây lan rộng

Theo Cục Thú y (Bộ NN-PTNT), tính đến hôm nay, đã có thêm 3 tỉnh mới xuất hiện dịch cúm gà là Bình Phước, Cao Bằng, Bạc Liêu và 11 huyện mới là Bình Long, Bình Phước; huyện Phục Hòa, Cao Bằng; huyện Hồng Dân, thị xã Bạc Liêu; huyện Văn Yên (Yên Bái); huyện Trảng Bàng, Gò Dầu, Tân Châu (Tây Ninh); một huyện của tỉnh Sóc Trăng và huyện Đầm Dơi, U Minh (Cà Mau). Số gia cầm mắc bệnh, chết và bị tiêu hủy tăng thêm là gần 254.200 con gia cầm.

Như vậy, tính đến hôm nay, đã có 112 huyện, 610 xã của 34 tỉnh có dịch cúm gà, trong đó có 16 tỉnh phía Bắc và 18 tỉnh phía Nam, với 4,751 triệu con gia cầm mắc bệnh. Trong đó, ĐBSCL dịch xảy ra ở 12/13 tỉnh, miền Đông Nam Bộ 5/9 tỉnh, miền Trung và bắc khu bốn cũ 2/14 tỉnh, ĐBSH và các tỉnh miền núi phía Bắc 15/26 tỉnh. Riêng các tỉnh miền Trung và bắc khu bốn cũ không phát thêm ổ dịch nào.

Bệnh đang tiếp tục lây lan ở các tỉnh ĐBSCL, tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp và Tây Ninh có số dịch và số gia cầm mắc bệnh, chết và xử lý tăng. Các tỉnh phía Bắc trong ngày hôm nay đã phát thêm 15 ổ dịch mới ở Yên Bái, Cao Bằng và Thái Nguyên.

Cục Thú y hiện đang chuẩn bị các văn bản tại để báo cáo Thủ tướng tại buổi làm việc chiều mai (30/1) về phòng chống bệnh cúm gà và cúm A ở người. Tại cuộc họp này, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch gia cầm sẽ báo cáo về tình hình dịch cúm gà và dịch cúm trên người hiện nay, đánh giá và dự đoán mức độ, nguy cơ lây lan của dịch. Thủ tướng Chính phủ sẽ cùng các bộ, ngành liên quan đưa ra những biện pháp giải quyết mạnh nhằm ngăn chặn dịch bệnh.

Tăng trách nhiệm cá nhân

Theo ông Nguyễn Văn Thông, Phó Cục trưởng Cục Thú y, khó nhất hiện nay là việc hạn chế không cho mầm bệnh lây lan. Việc thực hiện tiêu hủy gà tại ổ dịch và trong bán kính 3km, cũng như cấm vận chuyển trong vòng 10km xem ra chưa triệt để, quyết liệt. "Mức độ lây lan dịch cúm gà hoàn toàn phụ thuộc vào việc chúng ta bao vây và xử lý các ổ dịch như thế nào", ông Thông nói. Bên cạnh đó, việc bưng bít thông tin tại các tỉnh có cúm gà, tuy Bộ trưởng Lê Huy Ngọ có ý kiến Chủ tịch UBND tỉnh phải chịu trách nhiệm, nhưng đến nay vẫn chưa có chế tài xử lý.

Vì vậy, Cục trưởng Cục Thú y Bùi Quang Anh đang chuẩn bị văn bản gửi các Chi cục Thú y cả nước về việc nâng cao trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trước đại dịch cúm gà. Theo dự thảo này, lãnh đạo Cục Thú y phụ trách các tổ công tác sẽ cử cán bộ trong phạm vi mình quản lý (nhân viên thú u thuộc Cục, các phòng, ban, Viện Thú y... ) trực tiếp xuống tham gia chống dịch tại các tỉnh, TP. Văn bản dự kiến phân công nhiệm vụ cần gửi về Ban chỉ đạo chung của Cục trước ngày 31/1 để tập hợp báo cáo Bộ và thông báo cho UBND các tỉnh, thành.

Đối với các Chi cục Thú y, cần phân công lực lượng chống dịch tại chi cục. Trong báo cáo hàng ngày, phải nêu rõ diễn biễn từng ổ dịch, tại từng thôn, bản, cơ sở chăn nuôi thuộc xã, huyện nào; số gia cầm mắc bệnh, kết quả xử lý. Văn phòng Chi cục hoặc ban chống dịch phải có bản đồ chỉ rõ nơi có dịch, vùng phải tiêu hủy gia cầm, sản phẩm gia cầm, vùng giám sát không chế vận chuyển... để Cục Thú y cũng như Ban chỉ đạo Phòng chống dịch cúm gà nắm được thông tin cụ thể, chi tiết và cập nhật nhất. Đồng thời, báo cáo những khó khăn của địa phương và hướng giải quyết.

Ngoài ra, lãnh đạo Cục, Chi cục trưởng Chi cục Thú y các tỉnh, thành phải báo cáo tình hình lực lượng cán bộ và những đề nghị, bổ sung lực lượng để được điều động từ các đơn vị khác.

Hôm nay, Cục Thú y đã sẵn sàng in, ban đầu là 1 triệu tờ rơi, tới bà con nông dân về cách nhận biết bệnh cúm gà, phòng tránh và tiêu hủy ra sao... Dự kiến, số tờ rơi này sẽ in xong và phát hành vào ngày mai.

  • Hà Yên
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,