221
1401
Đô thị
dothi
/xahoi/dothi/
235416
Dân chiếm đất công, chính quyền không "ra tay"?
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Dân chiếm đất công, chính quyền không 'ra tay'?
,

(VietNamNet) - Khoảng 5ha đất thuộc quyền quản lý của ĐH Nông Lâm TP.HCM đã bị chiếm dụng một cách công khai. Nhà trường phản ánh, các ban ngành và Chính phủ yêu cầu giải quyết. Thế nhưng, chính quyền địa phương vẫn chưa có “động tĩnh” gì?

 

1001 kiểu chiếm đất

 

Đổ đất, bước đầu tiên để chiếm đất.

Những đống đất chuẩn bị cho việc chiếm đất

Cách đây vài ngày, người dân quanh khu vực lối vào trường ĐH Nông Lâm chứng kiến một cảnh tượng lạ: sau một đêm, dọc theo hành lang bảo vệ đường Xuyên Á, đã xuất hiện hàng loạt đống vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, đây không phải là hiện tượng bất thường, mà chính là bước khởi đầu của một kiểu chiếm dụng đất công thuộc quyền quản lý của trường ĐH Nông Lâm đã xảy ra từ mấy năm nay.

 

Tổng diện tích 118ha đất của trường ĐH Nông Lâm nằm trên địa bàn giáp ranh giữa tỉnh Bình Dương và TP.HCM, trong đó 35ha nằm ở TP.HCM, số còn lại thuộc huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Do diện tích rộng, lại không đủ hàng rào bao bọc nên vào năm 1995 đã có vài hộ dân nhập cư tự tiện dựng nhà ở trên phần đất của trường. Tính đến nay, số lượng dân cất nhà, hàng quán và tiến hành mua bán, sang nhượng trên đất chiếm dụng đã lên đến hơn 140 hộ, với diện tích khoảng 5ha.

 

Cách thức của những người dân này là thuê xe đổ đất, san ủi mặt bằng, nếu không thấy động tĩnh gì từ phía chính quyền địa phương thì nhanh chóng đổ nền, dựng tường, lợp mái. Có người thì trước hết mang các loại vật liệu thô, nặng (xà bần, sắt thép, gỗ…) đến để… giữ đất, sau đó thì tiến hành xây một cách chóng vánh. Những cây xanh và bảng “cấm lấn chiếm đất” do nhà trường trồng, dựng lên cũng bị những người dân này ngang nhiên nhổ bỏ để “hợp thức hóa” quyền sở hữu đất của mình.

 

Ngoài hơn 140 hộ dân chiếm phần đất trên huyện Dĩ An của ĐH Nông Lâm thì ngay mặt tiền quốc

Dãy cà phê "chuồng" không đèn núp dưới lùm cây.

lộ 1A, gần lối vào ĐH Nông Lâm, trên hành lang bảo vệ đường Xuyên Á, là lò sát sinh và hệ thống chuồng trại nuôi heo của ông L.V.Hùng, quán phở Hà Nội gia truyền, một số nhà xây dở và khu cà phê “chuồng" không đèn. Phía đường Lê Văn Chí, dọc theo tường rào của trường là nhà hàng kiên cố, nhà đang xây, quán cà phê và cả những bãi vật liệu “dành đất” mọc lên ngay trên đường ống dẫn nước thô từ Hóa An về Thủ Đức, một khu vực cấm xây dựng để bảo vệ công trình ngầm. Vào bên trong trường, khoảng hơn 500m phía rẽ trái là một quán cà phê võng mở nhạc rôm rả từ sáng đến tối. Còn ngay trên một phần đất khác của trường là một ngôi chùa, diện tích đến vài trăm mét vuông, do bà V xây dựng lên, dù bà không phải là tín đồ Phật giáo và việc xây chùa không hề được Giáo hội Phật giáo Việt Nam công nhận.

 

Chính quyền… chưa muốn ra tay?

 

Phần gạch sọc là lộ giới đường Xuyên Á bị chiếm dụng.

Theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do UBND TP cấp cho ĐH Nông Lâm (sổ trắng) vào năm 1993 và chuyển thành sổ hồng vào năm 2003 và Quyết định của UBND tỉnh Bình Dương thì: ngoài phần diện tích được chứng nhận quyền sử dụng đất, ĐH Nông Lâm được tạm thời quản lý, sử dụng phần đất nằm trong quy hoạch lộ giới quốc lộ 1A (hành lang bảo vệ đường Xuyên Á). UBND phường Linh Trung trong công văn ĐH Nông Lâm gởi UBND TP và Sở Địa chính (nay là Sở Tài nguyên - Môi trường) cũng đã ký xác nhận việc ĐH Nông Lâm đang sử dụng diện tích đất có phần lộ giới này.

 

Tuy nhiên, một số hộ dân thuộc đối tượng lấn chiếm đã không ít lần hăm dọa, hành hung nhân viên bảo vệ trường khi bị nhắc nhở, can thiệp. Thạc sĩ Thi Hồng Xuân, Phó Trưởng phòng Quản trị - Vật tư cho biết nhiều lần ĐH Nông Lâm gởi văn bản lên UBND quận Thủ Đức, UBND huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, Bộ GD - ĐT, UBND phường Linh Trung nhờ can thiệp. Một số cơ quan trên cũng đã có những biện pháp ngăn chặn, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa giải quyết được dứt điểm tình trạng này.

 

UBND quận Thủ Đức, UBND tỉnh Bình Dương và TP đã nhiều lần họp với những hộ dân này để giải

Ngôi nhà này đang được xây trên đường ống dẫn nước thô, một khu vực cấm xây dựng.

thích rõ những phần đất họ đang ở là thuộc quyền quản lý của ĐH Nông Lâm. Thế nhưng, TS. Huỳnh Thanh Hùng, Phó Hiệu trưởng ĐH Nông Lâm cho biết, thậm chí 75 hộ dân trong số này còn “đâm” đơn kiện ngược lại trường ĐH. Họ thừa nhận họ đã chiếm đất công, nhưng ĐH Nông Lâm không có quyền can thiệp vì “đây là đất của Nhà nước chứ không phải của Nông Lâm”. Và cứ thế, hàng quán, nhà cửa thi nhau mọc lên từng ngày.

 

Trao đổi với VietNamNet qua điện thoại vào sáng ngày 8/4, ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch UBND phường Linh Trung, quận Thủ Đức, cho rằng: việc đổ đất như trên chỉ là hiện tượng đột biến, phần lộ giới này thuộc hành lang bảo vệ đường Xuyên Á. Khi được hỏi tình trạng này đã diễn ra nhiều năm, hiện có nhiều hàng quán nhà cửa trên phần đất lấn chiếm vẫn hoạt động, UBND phường có biện pháp để xử lý? Ông Dũng đã hỏi dồn lại: đâu, hàng quán nhà cửa ở đâu? Thế nhưng, sau đó ông lại nói, vấn đề này hiện chúng tôi đang giải quyết, khi nào có kết quả sẽ thông báo sau…

 

Tuy nhiên, vào tháng 6/2003, khi còn là Phó phòng Quản lý đô thị quận Thủ Đức, ông Dũng đã thừa nhận với một số báo chí rằng tình trạng lấn chiếm lộ giới quốc lộ 1A, hành lang ống dẫn nước thô dọc bức tường ĐH Nông Lâm đã diễn ra nhiều năm và rất phức tạp. Phòng Quản lý đô thị quận và UBND phường Linh Trung đã đi kiểm tra và thống nhất tập hợp hồ sơ về những hộ lấn chiếm để có hướng giải quyết dứt điểm…Thế nhưng, một số người dân quanh vùng này cho biết "khó mà tin được" cách giải quyết của chính quyền địa phương, vì khi phát hiện việc chiếm đất, họ đã báo cho phường nhưng vẫn không thấy tình trạng này được ngăn chặn triệt để. "Chỉ im ắng được vài ngày, mọi chuyện lại như cũ..."

 

Quán phở này ngang nhiên tồn tại và quảng cáo rất xôm tụ.

TS. Huỳnh Thanh Hùng cho biết, có lần bảo vệ nhà trường phát hiện có trường hợp đang tiến hành lấn chiếm đất đã ra ngăn chặn thì bị lực lượng của phường can thiệp, thu giữ luôn vũ khí. Sự hiện diện của quán phở nằm trên khu vực này khá… kì lạ: khi phát hiện có người đến đổ đất nền, trường báo với phường, phường bảo chờ khi nào họ san nền thì xử lý; khi dân tiến hành san nền, trường báo, phường nói đợi đến lúc họ dựng nhà… và căn nhà đó tồn tại từ năm ngoái đến nay.

 

Phải chăng chính quyền địa phương còn muốn đợi thêm nữa?

 

“Sống chung với lấn chiếm…”

 

Chính phủ đã duyệt kinh phí 4 tỷ đồng để trường ĐH Nông Lâm xây dựng hàng rào bao quanh bảo vệ trường. Dự kiến công trình này sẽ được tiến hành trong năm nay. Đây cũng là một cách nhằm hạn chế bớt tình trạng lấn chiếm đất như hiện nay, hỗ trợ thêm cho lực lượng bảo vệ vốn quá mỏng so với diện tích khá rộng của trường.

 

Thạc sĩ Thi Hồng Xuân cho biết, UBND tỉnh Bình Dương cũng đã chỉ đạo công an tỉnh và các ban

Một nhà hàng bề thế mọc trên khu đất công, dọc hàng rào ĐH Nông Lâm.

ngành điều tra, sàng lọc số hộ dân chiếm đất ở khu vực huyện Dĩ An để khởi tố những đối tượng vi phạm nghiêm trọng. Đồng thời, cũng đã có quyết định về mức hỗ trợ di dời một số hộ dân đang ở trên phần đất này để giúp cho việc xây dựng hàng rào và các công trình phục vụ học tập của ĐH Nông Lâm được nhanh chóng hơn.

 

Theo TS Huỳnh Thanh Hùng thì trước mắt, nhà trường sẽ xây dựng trên phần đất… chưa bị lấn chiếm. Được sự hỗ trợ của tỉnh, TP và Chính phủ, công việc sẽ thuận lợi hơn nhiều. Tuy nhiên, sẽ gặp một số trở ngại, khó khăn nếu không có sự can thiệp và giải quyết triệt để của phường Linh Trung đối với những hộ dân lấn chiếm trên hành lang bảo vệ đường Xuyên Á.

 

“Có lẽ xây xong thì sống chung với lấn chiếm…”. Như hiện nay, sinh viên trường và người dân quanh đây vẫn phải sống chung với những quán cà phê không đèn, gái mại dâm, đối tượng hút chích ma túy, lò mổ heo…

  •  Linh Anh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,