221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
514520
Vung tiền tỷ ở những công trình... siêu lãng phí!
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Vung tiền tỷ ở những công trình... siêu lãng phí!
,

(VietNamNet) – Chi tiền tỷ vào dây chuyền xử lý rác, gần 10 năm chỉ hoạt động 7 ngày. Khảo sát kiểu “trên trời” khiến công trình hồ chứa... "tắc" vì 2 cây cột điện. Đó là thực tế khá nhức nhối tại 2 công trình ở Đồng Nai và Bình Phước.     

 

Dây chuyền chưa xử lý rác đã ... biến thành rác!

 
Cổng vào phân xưởng xử lý rác chỉ còn lại tấm biến hoen rỉ theo thời gian.
Năm 1994, tỉnh Đồng Nai quyết định xây dựng 1 phân xưởng xử lý rác trên diện tích 5 héc-ta, tại phường Tân Phong, nhằm giải quyết căn cơ tình trạng rác tồn ứ mất mỹ quan tại TP Biên Hòa. Sau hơn 3 năm thi công, công trình được khánh thành vào ngày 10/4/1997. Tiếp đó, ngày 2/5/1997, phân xưởng xử lý rác được giao cho Công ty Dịch vụ môi trường đô thị TP Biên Hòa quản lý, sử dụng. Có điều trớ trêu là công trình trên 5,8 tỷ đồng này chỉ hoạt động được 7 ngày đã phải ngưng hoạt động?

 

Tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi được Công ty Dịch vụ môi trường đô thị TP Biên Hòa giải thích: thực tế phân xưởng xử lý rác mới hoàn tất dây chuyền giai đoạn 1 xử lý rác... thì bị ngưng vì công nghệ quá lạc hậu. Theo công suất thiết kế, phân xưởng có thể xử lý được 200m3 rác/ngày, nhưng các hầm ủ phải mất 4 tháng mới tự phân hủy các chất hữu cơ. Vì vậy tuy lượng rác của TP Biên Hòa bình quân mỗi ngày có 150m3/ngày (thời điểm năm 1997 – PV) nhưng do thời gian phân hủy lâu nên  với 10 hầm ủ trong 1 tháng hoạt động vẫn không đủ chỗ chứa, phải tiếp tục đổ rác lộ thiên.

 
Ngày 15/9, chúng tôi trở lại khu vực này, Phân xưởng xử lý rác vẫn trong lâm vào cảnh hoang phế. Hàng trăm m2 diện tích nhà xưởng đang trở thành nơi để xe, hàng đống thiết bị, dây chuyền vận chuyển rác xuống cấp, hoen rỉ trầm trọng. Hàng  tỷ đồng đầu tư cho Phân xưởng này đang có nguy cơ thành rác, vì chẳng thể sử dụng được. Đó là chưa kể hàng tháng, người ta phải duy trì 1 đội bảo vệ với chi phí hàng triệu đồng/tháng.

 

Rõ ràng từ khi khánh thành, công trình xử lý rác của TP Biên Hòa đã trở nên lạc hậu, công suất không đáp ứng được nhu cầu thực tế. Từ những lý do trên, không hiểu sao tỉnh Đồng Nai lại tung ra trên 5,8 tỷ đồng để đổi lấy 1 công trình, rồi sau đó cho nó tự biến thành rác…Quả là một sự đầu tư “hào phóng” để ...làm nghèo đất nước!

 

Hồ chứa “trùm mền”… vì 3 cây “cột điện”? 

 

Ngày 30/10/2000, Bộ NN&PTNN ra Quyết định số 4782 phê duyệt thiết kế kỹ thuật hồ chứa nước Đồng Xoài dựa trên quyết định số 5.666, tờ trình số 637 ngày 15/12/2000 của Ban quản lý dự án thủy lợi 416 và hồ sơ thiết kế công trình do Công ty tư vấn xây dựng thủy lợi.       

 

Với quyết định trên, hồ Đồng Xoài được coi là công trình trọng điểm của tỉnh Bình Phước vì theo thiết kế hồ Đồng Xoài sẽ cung cấp nước cho 500ha đất canh tác; phục vụ nước cho công nghiệp, cho sinh hoạt với lưu lượng 30.000m3/ngày. Dự kiến năm 2003, công trình sẽ đưa vào sử dụng. Tổng kinh phí đầu tư cho công trình là 55,8 tỷ đồng.

 

Thế nhưng không hiểu sao, hồ chứa Đồng Xoài thi công được khoảng 1 năm thì tạm ngưng và “trùm mền” máy móc, thiết bị chờ ý kiến trên? Việc tạm ngưng đột ngột này khiến hàng chục chiếc xe, máy thi công để ngoài trời hoen rỉ, và gây nỗi hoài nghi trong nhân dân. Vì sao lại có tình trạng như vậy?

 

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Phước – Nguyễn Văn Tới giải thích: trong khi đi kiểm tra việc đền bù hoa màu cho nhân dân (tỉnh Bình Phước lo khâu khâu đền bù, giải tỏa – PV), chúng tôi phát hiện 3 cột điện 110 KV số 74, 75, 76 tuyến Thác Mơ – Đồng Xoài nằm trong lòng hồ mà không ai nhìn thấy. Nếu tiếp tục thi công, hồ chứa nước sẽ nhấn chìm toàn bộ những cột điện trên và hậu quả sẽ khôn lường cho tài sản nhà nước và nhân dân quanh khu lòng hồ!

 

Soạn: AM 145237 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Công trình tạm ngưng, máy móc cũng bị xếp một chỗ do hậu quả của "sự cố" trên.   

Được biết, chi phí cho việc khảo sát thiết kế, điều tra, thẩm định công trình ở cả 3 giai đoạn tốn hơn 2 tỷ đồng. Câu hỏi đặt ra là không biết cán bộ thẩm định thiết kế có thực tế làm nhiệm vụ này không hay họ chỉ “vẽ” trên giấy, vì nếu đi thực tế thì tại sao 3 cây cột điện to như vậy mà không phát hiện ra?

Đến nay, theo khảo sát của PV VietNamNet, 3 cây cột điện đã được nâng lên (dự án do Công ty tư vấn điện 2 trình – PV) nhưng theo trình bày của ông Tới, UBND tỉnh Bình Phước – một tỉnh nghèo nhất nước  - đã phải đứng ra “chịu trận” số tiền trên 700 triệu đồng (nâng cột tránh phóng điện) cho “sự cố khảo sát” vốn là lỗi của các đơn vị khảo sát thuộc Bộ NN&PTNT. Sở dĩ tỉnh phải làm như vậy vì theo ông Tới: “Nếu chúng tôi không bỏ tiền khắc phục, thì công trình có thể sẽ tiếp tục “trùm mền“ như vậy không biết đến bao giờ... Hiện vốn cho toàn bộ công trình này cũng đang rất khó khăn”.

Bài học 2 tỷ đồng cho việc khảo sát thiết kế “trên trời” khiến công trình hồ chứa chậm đưa vào sử dụng, máy móc hoen rỉ, đóng băng hàng năm trời… có lẽ là bài học quá đắt đối với chủ đầu tư và những người thi công công trình này!

 

  • Thái Thiện – Thanh Tùng  
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,