221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
546720
Bão số 4 đang tiến vào các tỉnh phía Nam
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Bão số 4 đang tiến vào các tỉnh phía Nam
,

Cơn bão trái mùa số 4 trên biển Đông đang hướng về khu vực phía Nam từ Quảng Nam, Quảng Ngãi... đến Cà Mau, 3 ngày nữa ảnh hưởng trực tiếp nước ta.

Soạn: AM 201409 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Vị trí cơn bão số 4

Theo bản tin phát lúc 21h30 ngày 21/11 của Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, hồi 19h cùng ngày, vị trí tâm bão số 4 vào khoảng 11,8 độ vĩ bắc; 115,1 độ kinh đông. Vào thời điểm này, bão số 4 cách Bà Rịa - Vũng Tàu 800km về phía đông đông bắc. Gió cấp 11 (tức từ 89-117km/giờ), cấp 12, giật trên cấp 12. Cơn bão di chuyển theo hướng tây tây nam, mỗi giờ đi được 15-20km.

Dự báo hôm nay 22/11, vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau gió cấp 8, cấp 9. Biển động rất mạnh. Trước đó, phòng dự báo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ cũng cho biết do ảnh hưởng của bão, khu vực phía bắc quần đảo Trường Sa có gió xoáy mạnh cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10, cấp 11, giật trên cấp 11. Biển động dữ dội. Ngoài ra, do ảnh hưởng kết hợp với không khí lạnh tăng cường nên vùng biển ngoài khơi Trung bộ gió đông bắc tiếp tục mạnh và sẽ mạnh dần lên, biển động mạnh, rất nguy hiểm.

Đó là những thông tin diễn biến mới nhất về cơn bão số 4. Trao đổi thêm với Tuổi Trẻ, thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan - phó phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ - nói: Đây là cơn bão mạnh cấp 14, hướng di chuyển tương đối ổn định, theo hướng tây và tây tây nam. Hồi 7h sáng 21-11, tính khoảng cách từ tâm bão đến tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khoảng 1.000km.

- Thưa bà, so với những cơn bão đã từng xảy ra với cường độ rất mạnh, di chuyển rất nhanh, tàn phá dữ dội… thì cơn bão số 4 của năm nay đang xảy ra có gì khác biệt?

Nhằm hạn chế những thiệt hại do bão số 4 gây ra, Ban chỉ huy phòng chống lụt bão T.Ư vừa có công điện gửi ban chỉ huy phòng chống lụt bão các tỉnh, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau và Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Bộ Quốc phòng, Bộ Thủy sản, Bộ Giao thông vận tải, Tổng công ty Dầu khí VN đề nghị không cho tàu thuyền ra khơi; đồng thời thông báo cho các tàu thuyền đang hoạt động trong khu vực ảnh hưởng của bão tìm nơi trú ẩn, thoát khỏi vùng ảnh hưởng của bão.

- Cơn bão số 4 này có nét hơi giống cơn bão Linda (năm 1997) ở chỗ xảy ra vào tháng mười một là bão trái mùa. Song, nhìn chung tính chất cơn bão này cũng không khác gì so với các cơn bão lớn đã từng xảy ra, mặc dù chúng đang diễn biến khá phức tạp.

- Theo bà, những khu vực nào ở nước ta sẽ chịu ảnh hưởng của bão số 4?

 -  Khu vực có thể chịu ảnh hưởng của bão số 4 là từ Quảng Nam, Quảng Ngãi... cho đến Cà Mau. Tuy nhiên, bão số 4 còn khá xa (tính đến chiều 21-11) và việc nhận định, dự báo cũng khá phức tạp. Theo tính toán của chúng tôi, thời điểm bão số 4 có thể bắt đầu gây ảnh hưởng đến nước ta vào khoảng chiều tối ngày 23 đến ngày 24 và 25. Vào thời điểm này, bão số 4 có thể đi vào gần bờ và sau đó đi vào bờ. Hoặc khả năng khác là do gió đông bắc mạnh đẩy bão số 4 đi xuống phía nam của Cà Mau.

Cơn bão số 4 xảy ra vào thời điểm này có thể vừa là niềm hi vọng vì chúng đem mưa đến, giảm hạn hán... nhưng đồng thời đây cũng là loại thời tiết rất nguy hiểm. 

Hạn hán gây thiệt hại hàng chục ngàn hecta lúa 

Mặc dù vẫn còn đang trong thời điểm tháng 11, nhưng những ngày qua, do ảnh hưởng của nắng hạn kéo dài nên các tuyến kênh nội đồng ở ĐBSCL đang cạn kiệt dần nguồn nước, dẫn đến tình trạng diện tích lúa bị mất trắng liên tục tăng cao do không đủ lượng nước.

Tại Trà Vinh, tính đến ngày 21/11, đã có trên 11.000 ha lúa mùa và lúa thu đông trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại do khô hạn. Tại Cà Mau, nắng hạn kéo dài đã làm cho gần 9.000 ha lúa trên đất nuôi tôm bị thiệt hại nặng. Bình quân một ngày có đến trên 700 ha lúa bị thiệt hại. Trong đó, nhiều địa phương bị thiệt hại từ 70% đến mất trắng là các huyện: Thới Bình, Trần Văn Thời, Đầm Dơi, Phú Tân... Tại Bạc Liêu, có hơn 3.000 ha lúa tại 3 huyện Phước Long, Hồng Dân và Giá Rai khô hạn kéo dài, dẫn đến độ mặn trong ruộng lúa tăng cao. Tại Sóc Trăng, theo số liệu cập nhật mới nhất từ Sở NN-PTNT tỉnh, hiện tại có hàng chục ngàn hecta lúa trên địa bàn tỉnh đang đứng trước nguy cơ thiếu nước nghiêm trọng. Trong đó, có khoảng 1.300 ha lúa đã bị mất trắng.

(Tuổi Trẻ, Người Lao Động)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,