221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
546802
Già làng Tây Nguyên đề xuất giải pháp chống hạn
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Già làng Tây Nguyên đề xuất giải pháp chống hạn
,

(VietNamNet) - Nông dân "kỳ cựu" các vùng thiệt hại nặng đều cho giải pháp "sống chung" với hạn là thay lúa (chiếm diện tích lớn, tốn nước tưới nhất) bằng các giống cây ngắn ngày chịu được hạn như ngô, điều, mè, cỏ, thuốc lá...

Ruộng vườn, đường sá bụi mù đất đỏ vì nắng hạn.

Theo ý kiến của những nông dân nhiều kinh nghiệm, từng làm cán bộ khuyến nông ở những vùng thường xuyên bị hạn (Eakar, Ea Hleo, Krông Pắk ở Đăk Lăk; Kon chro, Krôngpa , Chư pah, Đức Co ở Gia Lai), để phòng tránh và khắc phục hiệu quả thiệt hại do nắng hạn gây ra, phải nhanh chóng thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Cụ Đinh Nhit (80 tuổi), cụ Kso Nham (77 tuổi) ở Kon Chro (Gia Lai ); bác Sui Thin (67 tuổi) ở Ea Hleo Cụ bà Kso HLưu ở Krông Pắk (Đăk Lăk) đề nghị thay cây lúa (có diện tích lớn nhất, cần nhiều nước tưới nhất) bằng các giống cây ngắn ngày chịu hạn có giá trị kinh tế cao không kém như ngô lai, thuốc lá, cỏ, mè (vừng)...

Những người nông dân này cho biết, để nông dân chuyển đổi cây trồng hợp thời vụ, tăng năng suất mà không phải lo sợ hạn hán đe dọa hàng năm, cán bộ nông, lâm nghiệp cần tích cực bám dân, bám đồng ruộng để chỉ đạo hướng dẫn cho bà con từ bỏ tập tục “đất nào cây ấy” có từ ngàn đời nay (như đất ruộng thì trồng lúa, đất nà thổ trồng mỳ, bắp, mía...) và gieo trồng chọn thời cơ, đúng thời vụ, chống tình trạng gieo trồng tràn lan, không theo chỉ dẫn qui hoạch gây thiệt hại.

Về phía các cơ quan chức năng, cần điều tra, khảo sát, xác định vị trí địa bàn, chất đất, khí hậu... để từ đó qui hoạch cụ thể, hướng dẫn chi tiết cho đồng bào.

Ghi từ tâm điểm hạn hán Gia Lai
 

(VietNamNet) - Đến Gia Lai những ngày này, chỉ thấy những vườn cây, khoảng ruộng khô cháy đỏ quạch bụi đất. Dân đứng lặng nhìn cảnh tiêu điều trời đất tạo ra.

Ngoài những việc như nạo vét kênh mương, tiết kiệm nước thì một việc cũng cần làm ngay là đầu tư xây dựng thêm các công trình thủy lợi đảm bảo đủ nước tưới cho những vùng dễ gặp hạn; tận dụng tối đa nguồn nước tự nhiên, tiết kiệm nguồn nước trong lòng hồ.

Đến nay tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk, hơn 55.000 ha trong tổng số 63.000 ha các loại cây trồng vụ thu đông bị khô hạn nặng; trong đó có hàng chục nghìn hécta có khả năng bị mất trắng nếu thời tiết vẫn tiếp tục khô hanh.

Diện tích các loại cây trồng vụ thu đông bị khô hạn nặng trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk bao gồm 37.000ha ngô lai, 8.000ha lúa rẫy, 7.000ha đậu đỗ các loaị và hơn 3.000ha bông vải... Trong đó 70% diện tích ngô và 8.000ha lúa rẫy có khả năng mất trắng. Diện tích ngô sắp gục tập trung ở 3 huyện: trên 9.000ha ở Eakar, gần 9.000ha ở Ea Hleo, hơn 5.000ha ở Krông Pắk. Chưa kể hàng chục nghìn ha cây công nghiệp, rừng phòng hộ đang trong nguy cơ cháy lớn.
 
Còn tại Gia Lai, nắng hạn cuối vụ mùa 2004 đã làm hơn 21.371ha lúa, bắp lai, bông vải bị mất trắng và giảm năng suất ở 8 huyện, thị xã trong tỉnh gồm: KBang, AnKhê, Đăkp, Iapa , Ayun Pa, Kon Chro, KrôngPa, Chư Sê. 279.821 ha rừng thuộc loại dễ cháy; trong đó rừng trồng hơn 31.000 ha (chiếm 38% tổng diện tích) được khoanh thành 37 vùng trọng điểm đang trong tình trạng báo động cao. Ngay từ đầu năm tỉnh đã phải cấp 3,5 tỷ đồng cho việc phòng chống cháy rừng.

Trước tình hình đó các tỉnh Tây Nguyên đã tích cực chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp tổ chức kiểm tra, nắm tình hình thiệt hại cụ thể, kịp thời tham mưu đề xuất cho UBND chỉ đạo triển khai các biện pháp tích cực để khắc hậu quả. Việc chủ động thực hiện các giải pháp phòng tránh và chống hạn đã và đang được tích cực triển khai ở các địa phương: huy động nhân dân và các đơn vị bộ đội đóng quân trên địa bàn tập trung nạo vét kênh mương, đưa nước về tưới cho các cánh đồng còn khả năng sống sót; hỗ trợ xăng dầu và trợ giá cây giống cho nông dân trồng lại những diện tích đã mất trắng; đặc biệt, kêu gọi tận dụng mọi nguồn nước tưới cho cây trồng và dùng trong sinh hoạt.

Để hỗ trợ Tây Nguyên chống hạn, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã báo cáo Chính Phủ và xin Nhà nước hỗ trợ tiền điện, xăng dầu, giống cây trồng, chỉ đạo các tỉnh Tây nguyên nhanh chóng chuyển đổi một số diện tích cây trồng sang cây chịu hạn phù hợp như ngô lai, mỳ, đậu, mía, điều...

Để giúp nông dân Tây Nguyên “sống chung” với hạn, việc cần làm không chỉ là thực hiện các giải pháp mang tính tình thế nêu trên; điều quan trọng là hình thành một nếp nghĩ mới trong nhân dân và tạo ra hướng đi vừa mới, vừa đúng. Nếu các địa phương biết hạn chế dần tình trạng chỉ đạo và hô hào chung chung, cùng dân bám ruộng đồng, giúp họ từ bỏ tập quán canh tác đã không còn phù hợp, hạn hán sẽ không còn có thể đe dọa mâm cơm mỗi nhà.

  • Lê Quang Hồi
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,