Phóng viên VietNamNet liên tục chuyển tin nóng và những đoạn tường thuật về qua điện thoại. Mời quý vị theo dõi |
Phỏng vấn 3 ngư dân vừa từ ngoài biển về |
>> Diễn biến mới nhất của cơn bão số 4
Bão chỉ mạnh ngoài biển, không gây tác hại nhiều trong đất liền. |
Đêm qua, bão số 4 đ
Hồi 7 giờ sáng nay, vị trí tâm bão số 4 ở và
Trong 24 giờ tới, bão số 4 tiếp tục di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đ
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển từ Cà
Tại Bạc Liêu, 88.000 ha nuôi tôm đến mùa thu hoạch làm người dân lo lắng. Trong buổi làm việc chiều nay, ông Lê Huy Ngọ, Trưởng Ban phòng chống lụt bão Trung ương yêu cầu tỉnh đưa toàn bộ tàu thuyền vào nơi trú ẩn an toàn, không được chủ quan, cần chủ động chống bão.
Tại Bến Tre, 15h chiều nay đã có mưa to và gió mạnh. Kiên Giang đã có 40 căn chòi tạm bị tốc mái.
Đồn biên phòng không cho bất kỳ tàu thuyền nào ra khơi. Đến nay tỉnh đã tiếp nhận 4.700 tàu, tuy nhiên vẫn còn một số tàu đang được đưa vào bờ. Tỉnh cũng đã ra công điện đến các địa phương yêu cầu di dân, nhà cửa vào nơi an toàn.
Ông Nguyễn Quốc Việt, Phó Chủ tịch UNBND Cà Mau cho biết, tỉnh có đến 6 tiểu ban xử lý hậu quả sau cơn bão chuẩn bị phương tiện sẵn có.
Tỉnh đã bố trí 8 tàu ứng cứu cộng 2 tàu của biên phòng. Bà con nông dân đã chuẩn bị khá tốt. Tất cả các lực lượng đã được huy động.
Chiều nay quân đội đã ứng cứu ở những trọng điểm, tập trung ở cửa sông lớn, khu dân cư với lực lượng tàu thuyền cơ động nhanh.
Tại Bà Rịa Vũng Tàu, toàn bộ 5.000 tàu thuyền đã vào bờ, còn khoảng 100 tàu quá xa bờ. Cuối chiều nay 4.000 tàu của Bà Rịa - Vũng Tàu vào 3 cảng, và thực hiện nghiêm ngặt chế độ "nội bất xuất" - chỉ có vào mà không có ra. Theo thông tin từ ngành thuỷ sản, một số tàu không thể quay về được.
Công tác trực chiến đảm bảo 24/24. Tỉnh thành lập đội tàu cứu hộ ngư dân gồm 50 tàu 200 mã lực trở lên. Tất cả các lực lượng cũng đã được huy động. Tỉnh cũng đã di dời dân khỏi vùng nguy hiểm, đồng thời gửi công văn hỏa tốc tới Côn Đảo.
Công điện khẩn của Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão T.Ư |
Hồi 17h chiều nay (24/11), Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương có công điện khẩn gửi Ban chỉ huy phòng chống lụt bão các tỉnh, thành phố Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Theo đó, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão các tỉnh, thành phố nói trên triển khai chằng, chống nhà cửa; chủ động di dời dân ra khỏi các nhà tạm đến nơi an toàn. Trong đêm nay, không để dân ở lại trên thuyền sau khi đã vào nơi neo đậu; không để người ở lại các chòi canh nuôi trồng thuỷ sản; tiếp tục thông báo cho các chủ tàu, thuyền tìm nơi trú ẩn an toàn; triển khai việc bảo vệ các cơ quan, xí nghiệp, kho tàng, bến cảng, đê biển, các công trình đang thi công. Riêng vùng biển phía Tây tỉnh Kiên Giang và các hòn đảo ngoài khơi cần triển khai kiên quyết tránh chủ quan. Các địa phương bố trí lãnh đạo trực trong đem để xử lý và đối phó với những diễn biến của bão và báo cáo kịp thời về Văn phòng ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương. (Lệ Hà) |
-
Phan Công - Trần Duy (từ Cà Mau)
Nửa đêm 24/11, tòa soạn nhận được thông tin từ CTV Phạm Trí Dũng từ Côn Đảo, cho biết thời tiết Côn Đảo đến trưa nay vẫn… cực đẹp: trời không mây, nắng đẹp, hầu như không có tý gió nào.
Cầu tàu Côn Đảo năm 1997 nơi đây cơn bão Linda dập phá tơi bời với hàng ngàn xác tàu ghe vỡ nát chồng chất, bây giờ vẫn lặng yên.
Tàu bè các nơi đã vào nơi trú ẩn cách tại Cảng Bến Đầm, còn ở cầu tàu Vịnh Côn Sơn, nơi neo đậu tàu lác đác vài chục chiếc tàu.
Các ngư dân vẫn bình thản, tha thẩn ngồi chơi không có gì lo lắng cả. Đường phố Côn Đảo vẫn thanh bình.
Chiều nay, lúc 14h, mây bắt đầu kéo đến mưa vài hạt báo hiệu cơn bão bắt đầu.
16h, gió bắt đầu nổi, mưa lớn. Lúc này, các công tác chuẩn bị phòng chống từ 3 ngày đã sẵn sàng đón chờ cơn bão. Các biện pháp phòng chống được phát huy tối đa. 17 giờ bắt đầu mưa to và gió lớn. Đến 18h, trời lại yên.
Các cơ quan vẫn sáng đèn đầy đủ ban bệ trực bão, nhân dân đã sơ tán theo kế hoạch…