221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
584736
Ngăn ngừa bệnh dại mùa nắng nóng
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Ngăn ngừa bệnh dại mùa nắng nóng
,
Soạn: AM 293333 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Ông Tôn Thất Phước.

Theo dự báo khí tượng thủy văn, thời tiết tại khu vực nam Trung Bộ và TP.HCM năm nay rất nóng, thậm chí vào tháng 4 nhiệt độ có thể lên đến 40 độ C. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc bùng phát bệnh dại.

 Ông Tôn Thất Phước - Trạm trưởng Trạm Phòng chống dịch và kiểm dịch động vật TP Hồ Chí Minh cho biết:Thực hiện chương trình hành động phòng chống bệnh dại trên địa bàn TP Hồ Chí Minh trong giai đoạn mùa khô năm nay, Trạm Phòng chống dịch và kiểm dịch động vật đã thống kê kết quả theo dõi số lượng chó chạy rông bị bắt trong năm 2004 vừa qua chưa được tiêm phòng vắc-xin ngừa bệnh dại là 192 con. Số chó này đã được trạm cho tiêu hủy.

Để nâng cao chất lượng công tác phòng chống bệnh dại, Trạm Phòng chống dịch và kiểm dịch động vật đã đề nghị các trạm thú y quận huyện xây dựng kế hoạch bắt chó chạy rông, mỗi quý thực hiện tối thiểu từ 2 -3 lần (tập trung tại các khu vực đông dân cư như: chợ, trường học, bến xe...), đồng thời yêu cầu UBND các địa phương phổ biến cho nhân dân biết nội dung ngành thú y sẽ thực hiện.

* Làm cách nào phát hiện được động vật bị dại?

- Ông Tôn Thất Phước: Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm chung của người và gia súc (chó, mèo, khỉ...) do siêu vi trùng gây ra nên mức độ nguy hiểm đến tính mạng rất lớn. Khi người và gia súc đã xuất hiện triệu chứng lên cơn dại thì khó tránh khỏi tử vong, vì thế biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh dại là tiêm phòng cho gia súc.

Triệu chứng của bệnh dại có 2 dạng: Thể điên cuồng: Thời gian ủ bệnh từ 20 - 60 ngày, con vật bị dại sẽ có những biểu hiện bất thường như: ngứa ngáy, hay liếm, bỏ ăn, ăn gạch, đá, cây, sắt..., đứng nằm không yên, chạy rông và cắn bất cứ thứ gì gặp phải. Sau giai đoạn kích thích sẽ xuất hiện giai đoạn bại liệt: tiếng sủa khàn, tru từng cơn dài, thở khò khè, chảy nhiều nước bọt, lưỡi thè ra không cử động được.

Dạng thứ 2 là bại liệt: còn gọi là thể “dại câm” vì chó không sủa, có biểu hiện bại liệt sớm, đầu tiên 2 chân sau, kế đến 2 chân trước, sau đó đến liệt phần gáy, đầu, hàm dưới, lưỡi thè ra chảy nhiều nước bọt và chó sẽ chết sau 3 đến 4 ngày do liệt hệ thống hô hấp.

* Thưa ông, cần xử lý như thế nào khi bị súc vật cắn?

- Khi bị chó mèo nghi có bệnh dại cắn, quào hoặc liếm thì phải rửa sạch vết thương bằng xà phòng, sau đó bôi cồn hoặc iốt vào vết cắn. Phải nhanh chóng đến ngay các cơ quan y tế gần nhất để khám và tiêm phòng, tuyệt đối không đi "lấy nọc" hoặc chữa bằng thuốc nam. Đối với súc vật cắn người thì phải nhốt riêng, không cho tiếp xúc với người và súc vật khác; sau đó phải đưa đến trạm thú y để theo dõi triệu chứng lâm sàng trong vòng 15 ngày. Nếu chó mèo... đã chết thì gửi não hoặc ướp nước đá nguyên con đến trạm để xét nghiệm bệnh dại.

C.Nhung (Thanh Niên)

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,