221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
600270
Năm 2010: Cơ bản xóa nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
Năm 2010: Cơ bản xóa nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em
,
 

Đại diện Cơ quan phòng chống Ma túy và Tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) tại Việt Nam  trao đổi với báo giới. 

(VietNamNet) – Từ năm 2004–2006 sẽ kéo giảm 20% nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em và đến 2010 sẽ cơ bản xóa loại tội phạm này.

 

Hôm nay (23/3) tại TP.HCM, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm trật tự xã hội đã tổ chức Hội nghị: “Triển khai chương trình hành động phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em giai đoạn năm 2004–2010”.

 

Báo cáo tại hội nghị, Thiếu tướng Phạm Xuân Quắc, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm trật tự xã hội - Bộ Công an cho biết, tình trạng buôn bán phụ nữ, trẻ em ra nước ngoài hiện nay đã trở thành vấn nạn. Trong lịch sử Việt Nam, người phụ nữ chưa bao giờ bị đem bán để làm vợ cho người nước ngoài. Đây là nỗi đau nhức nhối, sự ô nhục của dân tộc.

 

Đã có hàng chục nghìn phụ nữ và trẻ em bị lừa gạt buôn bán ra nước ngoài. Từ năm 1998 đến nay, ngành công an mới điều tra khởi tố 1.434 vụ, bắt giữ 2.488 đối tượng (trong đó có 1.112 vụ  với 1.991 đối tượng phạm tội mua bán phụ nữ; 322 vụ, 497 đối tượng phạm tội mua bán trẻ em).

 

Nguy hiểm hơn, đối tượng tội phạm loại này ngày càng tăng cường hoạt động với những phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt ở các tuyến biên giới Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam  - Campuchia. Ở các tuyến đường biên này, chỉ tính riêng từ  năm 2000–2004 đã xảy ra 232 vụ, với 474 đối tượng phạm tội mua bán phụ nữ và trẻ em bị bắt giữ. Bên cạnh đó, đã giải thoát cho hàng ngàn phụ nữ, trẻ em thoát khỏi cảnh nô lệ.

 

Ngoài mục đích môi giới hôn nhân, con nuôi, bọn tội phạm còn lợi dụng phụ nữ, trẻ em Việt Nam để đưa vào ngành công nghiệp tình dục ở nước ngoài để khai thác.  Ước tính của Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em, hàng năm có khoảng 500 phụ nữ, trẻ em bị xô đẩy từ nông thôn đến thành thị và qua biên giới để bọn tội phạm đưa vào phục vụ loại tệ nạn này. Riêng ở Campuchia, hiện tại, có khoảng 5.000 phụ nữ, trẻ em bị khai thác và bóc lột tình dục.

 

Chương trình hành động phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em giai đoạn 2004-2010 với mục tiêu của chương trình này là nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong các cấp, các ngành, đoàn thể và toàn xã hội trong việc phòng nhừa và ngăn chặn tội phạm buôn  bán phụ nữ, trẻ em. Mục tiêu đến năm 2010 sẽ giảm cơn bản về tình trạng này.

 

Phát biểu tại hội nghị, đại diện Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) tại Việt Nam bà Narumi Yamada cho biết thời gian gần đây, Chính phủ Việt Nam đã thể hiện ý chí quyết tâm trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em.  Hiện nay, nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em đã như đại dịch lan ra các nước trên thế giới và không có quốc gia nào không bị ảnh hưởng. Cuộc đấu tranh chống lại loại tội phạm này là một cuộc chiến cam go đầy khó khăn.

 

UNODC đã hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua và cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và chống tội phạm buôn bán người nói riêng.

 

Nhằm nâng cao năng lực các cơ quan tư pháp và hành pháp trong đấu tranh chống tội phạm buôn bán người Việt Nam do UNODC tài trợ đã thực hiện hoàn tất giai đoạn 1 và trong giai đoạn năm 2004-2010, dự án này sẽ được triển khai bước 2, ở cấp độ cao hơn. Ngoài việc trợ giúp Chính phủ Việt Nam tham gia ký kết Nghị định thư, hợp tác với các quốc gia khác về phòng chống tội phạm có tổ chức mua bán phụ nữ và trẻ em thì việc nâng cao năng lực bảo vệ pháp luật hoàn thiện bằng cách nhân rộng tập huấn cho cả cơ quan hành pháp và tư pháp  trong công tác điều tra, khởi tố và truy tố đối tượng tội phạm này là mục tiêu ở giai đoạn 2 mà UNODC tài trợ.   

 

  • Tấn Thuấn
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,