221
455
Đời sống
doisong
/xahoi/doisong/
606452
200.000 người bị bán qua biên giới một năm
1
Article
441
Xã hội
xahoi
/xahoi/
200.000 người bị bán qua biên giới một năm
,

(VietNamNet) - Ngày 31/3 tại Hà Nội, chính phủ các nước Campuchia, Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam đã họp phiên cuối cùng cấp Bộ trưởng về chống buôn bán người khu vực tiểu vùng sông Mê Kông (COMMIT).

Soạn: AM 335217 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Đối tượng của bọn buôn người là những người thiếu hiểu biết

Hợp tác truy tố tội phạm và hỗ trợ hồi hương

Kế hoạch hành động tiểu vùng đề ra các hoạt động nhằm vào các lĩnh vực tăng cường hành pháp và tư pháp về ngăn ngừa, bảo vệ và phục hồi nạn nhân bị buôn bán. Kế hoạch này là một phương hướng hành động thực tế cho những hành động ưu tiên nhằm biến những cam kết chính trị trong Biên bản Ghi nhớ do Chính phủ 6 nước ký kết tại Yagon (Myanmar) tháng 10/2004 thành hành động cụ thể. Kế hoạch hành động bao gồm việc hợp tác trong lĩnh vực điều tra, truy tố tội phạm và những hệ thống hỗ trợ hồi hương và giúp đỡ nạn nhân hồi gia an toàn.

Mức án đối với tội phạm buôn người ở 6 nước tiểu vùng sông Mê Kông:

- Myanmar: Sử dụng Luật hình sự, mức án cao nhất là tù chung thân. Đến thời điểm này, Myanmar đã xử 2 người với mức án chung thân về tội buôn bán người.

- Campuchia: Nếu nạn nhân là vị thành niên thì mức án cao nhất cho loại tội phạm buôn người là 20 năm, nếu không phải vị thành niên thì tối đa là 15 năm.

- Trung Quốc: Áp dụng theo Luật Hình sự, mức án cao nhất có thể là chung thân, tử hình.

- Lào: Mức án từ 1-20 năm, có phạt cả hành chính, tùy từng vụ án.

- Thái Lan: Mức án cao nhất của tội buôn người là 20 năm, tuy nhiên buôn bán trẻ em có thể lên đến 50 năm.

- Việt Nam: Tội buôn bán phụ nữ có thể nhận tới mức án 20 năm, buôn bán trẻ em có thể nhận án chung thân, nếu nghiêm trọng có thể bị tử hình.

Thượng tướng Nguyễn Văn Tính, Thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam khẳng định: ''Chính phủ 6 nước thành viên cam kết hợp tác cùng nhau và làm hết sức mình để ngăn chặn và chấm dứt các hoạt động buôn bán người phi nhân tính''. Ông Nguyễn Văn Tính còn kêu gọi cộng đồng quốc tế chung tay góp sức để làm cho thế giới tốt đẹp hơn, ngăn chặn các hoạt động lạm dụng, bóc lột và vi phạm quyền con người.

Ông Jodan Ryan, Điều phối viên LHQ thường trú tại Việt Nam nhấn mạnh: ''LHQ thừa nhận buôn bán người là một vấn nạn phức tạp xuyên quốc gia. Cần có sự hợp tác và hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế''. Ông Jordan Ryan coi Hội nghị này là một bước ngoặt của tiểu vùng khi cả 6 nước đều nhất trí về một kế hoạch hành động chi tiết và cụ thể.

Tại Hội nghị, các nhà tài trợ chính đã cam kết ủng hộ, hỗ trợ các hoạt động trong kế hoạch này. Ngân hàng phát triển Châu Á đã công bố tài trợ 100.000 USD cho Trung tâm đào tạo về chống buôn bán người của khu vực. Trung tâm này sẽ được thành lập và đi vào hoạt động cuối năm 2005. Bên cạnh đó, các nhà tài trợ song phương và các tổ chức quốc tế cũng thể hiện sự quan tâm và tuyên bố tham gia đối tác trong các hoạt động của kế hoạch tiểu vùng.

Buôn người, thách thức lớn với an ninh toàn cầu

Buôn người là một vấn đề đặc biệt quan trọng mà LHQ và các quốc gia thành viên rất quan tâm. Đây là một thách thức lớn đối với an ninh toàn cầu và sự phát triển của các quốc gia. Hiện nay, nạn buôn người đang gia tăng trong khi các cơ quan chức năng rất khó xác định và đưa ra con số chính xác về nạn nhân.

Campuchia, Thái Lan và Trung Quốc là 3 nước có nhiều vụ buôn bán phụ nữ và trẻ em mà nạn nhân là người Việt Nam nhất, sự hợp tác của các nước này với Việt Nam như thế nào? Đại diện nước Campuchia cho biết, hiện nay nước này có sự hợp tác tốt với Việt Nam về vấn đề chống buôn bán phụ nữ và trẻ em. Hai nước sẽ sớm ký kết biên bản ghi nhớ giữa 2 Chính phủ.

Soạn: AM 335225 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Một nạn nhân của nạn buôn người trở về với cộng đồng

Đại diện Trung Quốc khẳng định năm nay kiểm soát chặt chẽ nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị bán sang Trung Quốc. ''Chúng tôi cũng sẽ đề nghị ký hiệp định song phương với Việt Nam để cho phép các lực lượng chức năng 2 bên kết hợp với nhau dọc vùng biên giới để trấn áp nạn buôn người''- Đại diện nước Trung Quốc nói. Được biết, năm 2004, phía Trung Quốc đã cứu được hơn 300 phụ nữ và trẻ em bị bán sang Trung Quốc. Trung Quốc cũng sẽ thành lập một trung tâm cứu trợ những nạn nhân này.

Hiện nay trên đất nước Thái Lan có 99 điểm nóng về buôn bán phụ nữ và trẻ em. Thái Lan cũng đã hợp tác chặt chẽ với các quốc gia khác về vấn đề buôn bán phụ nữa và trẻ em. ''Chúng tôi luôn đảm bảo sự hồi hương an toàn cho các nạn nhân...''- Đại diện nước Thái Lan nói.

Theo số liệu thống kê, hàng năm có khoảng 200.000 người bị buôn bán trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Ở khu vực sông Mê Kông, nạn nhân của buôn người thường là những người thiếu hiểu biết, mong muốn kiếm được việc làm, hôn nhân ở nước ngoài. Một điều cơ bản nữa, đó là khoảng cánh giàu nghèo giữa các nước trung tiểu vùng với nhau.

Bà Melissa Stewart, quan chức thông tin và liên lạc của UNIAP (cơ quan điều phối các hoạt động phòng chống buôn bán người) cho biết, buôn bán người là loại tội phạm diễn ra rất tinh vi và phức tạp. Đây là một vấn nạn lớn nhưng cũng là một vấn nạn được che giấu, vì thế khó nói được con số chính xác (các vụ án và bị can). Hình thức buôn bán người ở mỗi nơi một khác. Ở chỗ này là buôn bán phụ nữ và trẻ em để làm mại dâm, ở chỗ kia là để làm lao công trong các nhà máy, trong lĩnh vực nông nghiệp, chỗ khác lại bắt buộc trẻ em đi ăn xin hoặc làm con mồi cho dịch vụ kết hôn.

''Có nước là nơi cung cấp nguồn, nhưng có nước lại là điểm đến cho những người bị bán đi, có nước lại vừa là nguồn cung cấp lại vừa là điểm đến chẳng hạn như Thái Lan. Việt Nam là nguồn cung của những kẻ buôn bán người. Buôn bán người là một loại tội phạm khó định nghĩa, vì chỉ định nghĩa được khi nạn nhân đã bị bóc lột...''- Bà Melissa Stewart nói.

  • Thế Lê Vinh

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,